Tin tức / Sức khỏe
Băng dính điện tử theo dõi những rối loạn cơ bắp
Thiết bị theo dõi sức khỏe có thể đeo được các kỹ sư Triều Tiên khai triển và được mô tả trong tạp chí Nature Nanotechnology trông giống như một băng dính nhỏ với các mạng dây kim loại nano và các chất liệu khác ở dưới đáy, gần với da.
Chẳng bao lâu nữa, người ta có thể có được các thiết bị cảm ứng đeo được trông giống như một băng dính co dãn để theo dõi và điều trị cho các cá nhân bị một số bệnh. Các nhà khảo cứu trước hết nhắm vào những rối loạn cơ bắp như bệnh Parkinson, nhưng rút cuộc các công cụ điện tử có thể đeo được này sẽ được thiết kế cho những tình trạng sức khỏe khác.
Thiết bị theo dõi sức khỏe có thể đeo được các kỹ sư Triều Tiên khai triển và được mô tả trong tạp chí Nature Nanotechnology trông giống như một băng dính nhỏ với các mạng dây kim loại nano và các chất liệu khác ở dưới đáy, gần nhất với da.
Mẫu thiết bị theo dõi này có thể đeo ở cổ tay, liên tục thu thập và lưu trữ hoạt động sinh học cho tới một tuần lễ. Các loại thuốc chứa trong một giao diện bằng silica, một hợp chất hóa học có độ cứng cao, bên trong thiết bị điện tử mềm dẻo sẽ đưa vào sử dụng khi cần.
Ông Dae-Hyeong Kim là một giáo sư kỹ thuật sinh hóa tại Trường Đại Học Quốc Gia Seoul.
Ông nói rằng, các nhà khảo cứu dự kiến sử dụng thiết bị theo dõi mềm dẻo thoạt đầu để điều trị cho những người bị các chứng bệnh như Parkinson hay động kinh.
“Và sau khi theo dõi chuyển động bất thường của cơ bắp bệnh nhân chúng ta có thể phân tích những mô thức lưu trữ trong bộ nhớ để phân tích tình trạng của bệnh nhân. Và dựa vào tình trạng của bệnh nhân, ta có thể kiểm soát số lượng thuốc được gắn vào công cụ này.”
Ông Kim nói rằng, các thiết bị theo dõi sức khỏe có thể đeo được hiện nay cung cấp thông tin chính xác nhưng rất cồng kềnh. Thiết bị điện tử có bộ cảm ứng mà nhóm khảo cứu của ông sáng chế sẽ được gắn liền với da.
Ông Kim nói rằng mai đây các thiết bị theo dõi mềm dẻo này có thể được thiết kế để theo dõi sinh hoạt của các cơ quan nội tạng, kể cả tim và não bộ. Một thiết bị khác có thể theo dõi mức đường glucose trong máu và tự động truyền insulin vào bệnh nhân.
Máy theo dõi đầu tiên còn đang trong vòng thí nghiệm này được thiết kế để theo dõi các cử động của cơ bắp đã được thí nghiệm thành công trên da heo. Ông Kim nói rằng ông muốn gắn thêm các khả năng khác vào thiết bị theo dõi sức khỏe này.
“Giống như máy truyền điện không dây hay truyền dữ liệu không dây, có thể liên lạc với các điện thoại thông minh và cung cấp dữ liệu từ phía bệnh nhân tới bệnh viện.”
Nhưng trước khi thiết bị theo dõi co dãn này sẵn sàng để sử dụng cho người, ông Kim nói rằng, một số những khó khăn về kỹ thuật phải được khắc phục, trong đó có việc điều chỉnh lượng thuốc cho các bệnh nhân.
Thiết bị theo dõi sức khỏe có thể đeo được các kỹ sư Triều Tiên khai triển và được mô tả trong tạp chí Nature Nanotechnology trông giống như một băng dính nhỏ với các mạng dây kim loại nano và các chất liệu khác ở dưới đáy, gần nhất với da.
Mẫu thiết bị theo dõi này có thể đeo ở cổ tay, liên tục thu thập và lưu trữ hoạt động sinh học cho tới một tuần lễ. Các loại thuốc chứa trong một giao diện bằng silica, một hợp chất hóa học có độ cứng cao, bên trong thiết bị điện tử mềm dẻo sẽ đưa vào sử dụng khi cần.
Ông Dae-Hyeong Kim là một giáo sư kỹ thuật sinh hóa tại Trường Đại Học Quốc Gia Seoul.
Ông nói rằng, các nhà khảo cứu dự kiến sử dụng thiết bị theo dõi mềm dẻo thoạt đầu để điều trị cho những người bị các chứng bệnh như Parkinson hay động kinh.
“Và sau khi theo dõi chuyển động bất thường của cơ bắp bệnh nhân chúng ta có thể phân tích những mô thức lưu trữ trong bộ nhớ để phân tích tình trạng của bệnh nhân. Và dựa vào tình trạng của bệnh nhân, ta có thể kiểm soát số lượng thuốc được gắn vào công cụ này.”
Ông Kim nói rằng, các thiết bị theo dõi sức khỏe có thể đeo được hiện nay cung cấp thông tin chính xác nhưng rất cồng kềnh. Thiết bị điện tử có bộ cảm ứng mà nhóm khảo cứu của ông sáng chế sẽ được gắn liền với da.
Ông Kim nói rằng mai đây các thiết bị theo dõi mềm dẻo này có thể được thiết kế để theo dõi sinh hoạt của các cơ quan nội tạng, kể cả tim và não bộ. Một thiết bị khác có thể theo dõi mức đường glucose trong máu và tự động truyền insulin vào bệnh nhân.
Máy theo dõi đầu tiên còn đang trong vòng thí nghiệm này được thiết kế để theo dõi các cử động của cơ bắp đã được thí nghiệm thành công trên da heo. Ông Kim nói rằng ông muốn gắn thêm các khả năng khác vào thiết bị theo dõi sức khỏe này.
“Giống như máy truyền điện không dây hay truyền dữ liệu không dây, có thể liên lạc với các điện thoại thông minh và cung cấp dữ liệu từ phía bệnh nhân tới bệnh viện.”
Nhưng trước khi thiết bị theo dõi co dãn này sẵn sàng để sử dụng cho người, ông Kim nói rằng, một số những khó khăn về kỹ thuật phải được khắc phục, trong đó có việc điều chỉnh lượng thuốc cho các bệnh nhân.
http://www.voatiengviet.com/content/bang-dinh-dien-tu-theo-doi-nhung-roi-loan-cua-cu-dong/1884008.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten