Theo RSF, với lòng can đảm mẫu mực, « 100 người hùng » này bằng công việc hay cuộc chiến đấu của mình đã đóng góp vào việc xúc tiến tự do báo chí được ghi trong điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền, « tìm kiếm, tiếp nhận và lan truyền mà không quan tâm đến biên giới, các thông tin và ý tưởng do dù bằng phương tiện biểu hiện nào ».
Ông Christophe Deloire, tổng thư ký RSF trong thông cáo báo chí tuyên bố : « Ngày Tự do Báo chí Thế giới, từ sáng kiến của RSF, là dịp để vinh danh lòng can đảm của các nhà báo và blogger, hàng ngày đã hy sinh sự an toàn và đôi khi cả mạng sống cho thiên chức của mình. Các anh hùng thông tin là nguồn cảm hứng cho mọi người nam cũng như nữ có khát vọng tự do. Không có quyết tâm của họ và những người như họ, thì hoàn toàn không thể nào mở rộng được tự do ».
Danh sách này gồm các nhà báo và blogger từ 25 đến 75 tuổi thuộc 65 quốc tịch khác nhau. Người trẻ tuổi nhất là phóng viên ảnh Oudom Tat của Cam Bốt, và người lớn tuổi nhất là nhà báo Pakistan Muhammed Ziauddin. Châu Á- Thái Bình Dương có 25 nhà báo được vinh danh, trong khi châu Âu chỉ có 8 người. Các quốc gia có từ ba « anh hùng thông tin » trở lên là Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Iran, Azerbaijan, Mêhicô và Eritrea.
Tại Việt Nam, có nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, người đã từ bỏ đảng để dành tâm trí cho những bài viết phản biện với chính quyền. Từng là sĩ quan quân đội, Phạm Chí Dũng có thời gian làm trợ lý cho ông Trương Tấn Sang – người đến năm 2011 trở thành Chủ tịch nước. Nhà báo Phạm Chí Dũng có các công trình nghiên cứu về chính sách an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế và tôn giáo.
Các bài báo tố cáo tham nhũng và yếu kém của chính quyền khiến ông bị bắt vào tháng 7/2012 vì các tội danh « âm mưu lật đổ chính quyền » và « tuyên truyền chống nhà nước ». Được đình chỉ điều tra, ông ra tù 7 tháng sau đó. Nhưng bằng tiến sĩ kinh tế, 11 tác phẩm đã xuất bản cùng với vô số bài viết trên các đài phát thanh quốc tế trong đó có RFI của ông vẫn không ngăn trở được việc ông bị tịch thu hộ chiếu vào tháng 2/2014 lúc chuẩn bị đi Genève tham dự một hội nghị về nhân quyền với vai trò diễn giả.
Bên cạnh đó là blogger Trương Duy Nhất, đã bỏ nghề báo để viết blog « Một góc nhìn khác ». Trong ba năm, ông đã đăng trên 1.000 bài trên mạng, trong đó có những bài do chính ông viết. Sau bốn lần được lệnh đóng blog, tháng 5/2013 Trương Duy Nhất bị bắt và bị kết án hai năm tù vì 12 bài báo.
Người thứ ba là linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, làm việc cho Truyền thông Chúa Cứu Thế từ thập niên 90. Năm 2012 ông bị câu lưu nhiều tiếng đồng hồ khi đi Bạc Liêu dự đám giỗ 49 ngày bà Đặng Thị Kim Liêng - mẹ blogger Tạ Phong Tần đã tự thiêu phản đối bản án dành cho con bà. Năm 2013 ông lại bị câu lưu lần nữa trong một cuộc biểu tình ủng hộ blogger Đinh Nhật Uy, và hiện vẫn đang bị công an theo dõi thường xuyên.
Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ ngay sau khi được biết tin, nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết cảm tưởng :
« Tôi thấy vui lắm ! Tại vì khi tôi được đình chỉ điều tra một năm trước đây, lúc đó tôi trở lại viết và viết phản biện. Tôi nghĩ rằng cần phải đóng góp một cái gì đó cho xã hội, và không thể không viết. Tóm lại, đã không biết viết thì thôi, trước hiện tình xã hội hiện nay, nếu biết viết mà không viết thì cảm thấy có lỗi rất lớn. Thành thử tôi ráng viết, và tôi nghĩ tới một lúc nào đó, những bài viết của tôi có thể có một hiệu ứng nào đó đối với xã hội. Đóng góp một phần nho nhỏ cho công cuộc cải tạo, dân chủ xã hội, làm cho công bằng và tốt đẹp hơn.
Với Phóng viên Không biên giới là tổ chức đã lên tiếng ngay từ đầu khi tôi bị bắt, tôi cho là tôi có duyên với họ. Đây cũng là sự tưởng thưởng nói chung cho giới báo chí ở Việt Nam – những người được coi là dấn thân, đang đấu tranh cho một nền báo chí độc lập ở Việt Nam. Tôi vui về điều đó và tôi nghĩ rằng những thế hệ cùng với tôi cũng như những thế hệ sau tôi còn có thể được nhận những niềm vui lớn hơn, nếu họ dấn thân đấu tranh nhiều hơn ».
Xin mời quý thính giả theo dõi bài phỏng vấn nhà báo Phạm Chí Dũng trên RFI Việt ngữ ngày mai.
Ông Christophe Deloire, tổng thư ký RSF trong thông cáo báo chí tuyên bố : « Ngày Tự do Báo chí Thế giới, từ sáng kiến của RSF, là dịp để vinh danh lòng can đảm của các nhà báo và blogger, hàng ngày đã hy sinh sự an toàn và đôi khi cả mạng sống cho thiên chức của mình. Các anh hùng thông tin là nguồn cảm hứng cho mọi người nam cũng như nữ có khát vọng tự do. Không có quyết tâm của họ và những người như họ, thì hoàn toàn không thể nào mở rộng được tự do ».
Danh sách này gồm các nhà báo và blogger từ 25 đến 75 tuổi thuộc 65 quốc tịch khác nhau. Người trẻ tuổi nhất là phóng viên ảnh Oudom Tat của Cam Bốt, và người lớn tuổi nhất là nhà báo Pakistan Muhammed Ziauddin. Châu Á- Thái Bình Dương có 25 nhà báo được vinh danh, trong khi châu Âu chỉ có 8 người. Các quốc gia có từ ba « anh hùng thông tin » trở lên là Việt Nam, Trung Quốc, Nga, Iran, Azerbaijan, Mêhicô và Eritrea.
Tại Việt Nam, có nhà báo tự do Phạm Chí Dũng, người đã từ bỏ đảng để dành tâm trí cho những bài viết phản biện với chính quyền. Từng là sĩ quan quân đội, Phạm Chí Dũng có thời gian làm trợ lý cho ông Trương Tấn Sang – người đến năm 2011 trở thành Chủ tịch nước. Nhà báo Phạm Chí Dũng có các công trình nghiên cứu về chính sách an ninh chính trị, tư tưởng, văn hóa, kinh tế và tôn giáo.
Các bài báo tố cáo tham nhũng và yếu kém của chính quyền khiến ông bị bắt vào tháng 7/2012 vì các tội danh « âm mưu lật đổ chính quyền » và « tuyên truyền chống nhà nước ». Được đình chỉ điều tra, ông ra tù 7 tháng sau đó. Nhưng bằng tiến sĩ kinh tế, 11 tác phẩm đã xuất bản cùng với vô số bài viết trên các đài phát thanh quốc tế trong đó có RFI của ông vẫn không ngăn trở được việc ông bị tịch thu hộ chiếu vào tháng 2/2014 lúc chuẩn bị đi Genève tham dự một hội nghị về nhân quyền với vai trò diễn giả.
Bên cạnh đó là blogger Trương Duy Nhất, đã bỏ nghề báo để viết blog « Một góc nhìn khác ». Trong ba năm, ông đã đăng trên 1.000 bài trên mạng, trong đó có những bài do chính ông viết. Sau bốn lần được lệnh đóng blog, tháng 5/2013 Trương Duy Nhất bị bắt và bị kết án hai năm tù vì 12 bài báo.
Người thứ ba là linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh, làm việc cho Truyền thông Chúa Cứu Thế từ thập niên 90. Năm 2012 ông bị câu lưu nhiều tiếng đồng hồ khi đi Bạc Liêu dự đám giỗ 49 ngày bà Đặng Thị Kim Liêng - mẹ blogger Tạ Phong Tần đã tự thiêu phản đối bản án dành cho con bà. Năm 2013 ông lại bị câu lưu lần nữa trong một cuộc biểu tình ủng hộ blogger Đinh Nhật Uy, và hiện vẫn đang bị công an theo dõi thường xuyên.
Trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ ngay sau khi được biết tin, nhà báo Phạm Chí Dũng cho biết cảm tưởng :
Với Phóng viên Không biên giới là tổ chức đã lên tiếng ngay từ đầu khi tôi bị bắt, tôi cho là tôi có duyên với họ. Đây cũng là sự tưởng thưởng nói chung cho giới báo chí ở Việt Nam – những người được coi là dấn thân, đang đấu tranh cho một nền báo chí độc lập ở Việt Nam. Tôi vui về điều đó và tôi nghĩ rằng những thế hệ cùng với tôi cũng như những thế hệ sau tôi còn có thể được nhận những niềm vui lớn hơn, nếu họ dấn thân đấu tranh nhiều hơn ».
Xin mời quý thính giả theo dõi bài phỏng vấn nhà báo Phạm Chí Dũng trên RFI Việt ngữ ngày mai.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten