Tin tức / Hoa Kỳ
Chế tài của Phương Tây nhắm vào công nghiệp quốc phòng Nga
Phó cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Tony Blinken nói rằng các biện pháp trừng phạt mới nhất sẽ tăng thêm sức ép đối với các viên chức công ty thân cận với ông Putin và các công ty do họ kiểm soát
Hoa Kỳ nói rằng các biện pháp trừng phạt kinh tế mới của phương Tây nhắm vào Nga vì sự can thiệp của nước này ở Ukraine sẽ nhắm mục tiêu vào công nghiệp quốc phòng của Nga cũng như các công ty có quan hệ thân cận với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Phó cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Tony Blinken, một phụ tá tại Tòa Bạch Ốc, nói với giới truyền thông hôm Chủ nhật rằng bắt đầu tuần này các biện pháp trừng phạt mới nhất sẽ tăng thêm sức ép đối với các viên chức công ty thân cận với ông Putin và các công ty do họ kiểm soát.
Ông Blinken xuất khẩu công nghệ cao cho các công ty quốc phòng sẽ là mục tiêu được nhắm tới và tiên liệu rằng tất cả những điều này rồi sẽ có tác động.
Việc gia tăng các biện pháp trừng phạt là nỗ lực mới nhất của Hoa Kỳ và các nước đồng minh châu Âu nhằm tìm cách buộc ông Putin hạn chế vai trò của Nga ở miền đông Ukraine đồng thời rút các lực lượng quân đội gần vùng biên giới Nga giáp với Ukraine. Các biện pháp trừng phạt trước đó nhắm vào các hoạt động ngân hàng và các viên chức công ty thân cận với ông Putin.
Một số những lãnh đạo công ty bị nhắm tới trong vòng trừng phạt đầu, loan báo hồi tháng trước vào lúc Nga sát nhập bán đảo Crimea của Ukraine, đã tuyên bố rằng họ lấy làm vinh dự được Hoa Kỳ và các nước đồng minh nêu đích dân.
Khó xác định là liệu các biện pháp trừng phạt có gây hệ quả trực tiếp đối với kinh tế của Nga hay không.
Kinh tế của Nga đã bị suy yếu ngay cả trước khi tình trạng bế tắc của Nga với phương Tây phát triển, với mức tăng trưởng được dự kiến trong năm nay là không đáng kể.
Ông Blinken nói rằng thị trường tài chính Nga đã rớt giá 22% kể từ đầu năm nay, đồng rúp của Nga ở mức thấp nhất từ trước đến nay và các nhà đầu tư đã rút 70 tỷ đôla ra khỏi Nga.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói trong một cuộc họp báo ở Malaysia rằng các hậu quả do việc Nga dính líu vào tình hình Ukraine sẽ tiếp tục tăng nếu sự “khích động” của họ không chấm dứt.
Một số nhà lập pháp Mỹ thuộc đảng Công hòa chỉ trích các biện pháp trừng phạt quá yếu không buộc được ông Putin thay đổi các chính sách về Ukraine.
Thượng nghị sĩ Bob Corker thúc đẩy áp dụng các biện pháp trừng phạt có thể “gây cú sốc vào kinh tế” đặc biệt là nhắm vào 4 ngân hàng lớn nhất của Nga và công ty dầu khí quốc doanh Gazprom.
Phó cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ Tony Blinken, một phụ tá tại Tòa Bạch Ốc, nói với giới truyền thông hôm Chủ nhật rằng bắt đầu tuần này các biện pháp trừng phạt mới nhất sẽ tăng thêm sức ép đối với các viên chức công ty thân cận với ông Putin và các công ty do họ kiểm soát.
Ông Blinken xuất khẩu công nghệ cao cho các công ty quốc phòng sẽ là mục tiêu được nhắm tới và tiên liệu rằng tất cả những điều này rồi sẽ có tác động.
Việc gia tăng các biện pháp trừng phạt là nỗ lực mới nhất của Hoa Kỳ và các nước đồng minh châu Âu nhằm tìm cách buộc ông Putin hạn chế vai trò của Nga ở miền đông Ukraine đồng thời rút các lực lượng quân đội gần vùng biên giới Nga giáp với Ukraine. Các biện pháp trừng phạt trước đó nhắm vào các hoạt động ngân hàng và các viên chức công ty thân cận với ông Putin.
Một số những lãnh đạo công ty bị nhắm tới trong vòng trừng phạt đầu, loan báo hồi tháng trước vào lúc Nga sát nhập bán đảo Crimea của Ukraine, đã tuyên bố rằng họ lấy làm vinh dự được Hoa Kỳ và các nước đồng minh nêu đích dân.
Khó xác định là liệu các biện pháp trừng phạt có gây hệ quả trực tiếp đối với kinh tế của Nga hay không.
Kinh tế của Nga đã bị suy yếu ngay cả trước khi tình trạng bế tắc của Nga với phương Tây phát triển, với mức tăng trưởng được dự kiến trong năm nay là không đáng kể.
Ông Blinken nói rằng thị trường tài chính Nga đã rớt giá 22% kể từ đầu năm nay, đồng rúp của Nga ở mức thấp nhất từ trước đến nay và các nhà đầu tư đã rút 70 tỷ đôla ra khỏi Nga.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói trong một cuộc họp báo ở Malaysia rằng các hậu quả do việc Nga dính líu vào tình hình Ukraine sẽ tiếp tục tăng nếu sự “khích động” của họ không chấm dứt.
Một số nhà lập pháp Mỹ thuộc đảng Công hòa chỉ trích các biện pháp trừng phạt quá yếu không buộc được ông Putin thay đổi các chính sách về Ukraine.
Thượng nghị sĩ Bob Corker thúc đẩy áp dụng các biện pháp trừng phạt có thể “gây cú sốc vào kinh tế” đặc biệt là nhắm vào 4 ngân hàng lớn nhất của Nga và công ty dầu khí quốc doanh Gazprom.
http://www.voatiengviet.com/content/che-tai-cua-phuong-tay-nham-vao-cong-nghiep-quoc-phong-nga/1902332.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten