Le Figaro số ra ngày 12/03/2014 có bài viết ghi nhận thực trạng tại các quốc gia phát triển và thành phần trung lưu ở các nước đang phát triển, để đối phó với nạn béo phì, người tiêu dùng thường để ý nhiều đến việc hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều đường và các chất béo, nhưng ít ai để ý đến việc hạn chế dùng chất đạm. Đường và chất béo thường bị cho là nguyên nhân chính dẫn đến béo phì, nhiều người giảm lượng đường và chất béo đến chỗ thấp hơn cả mức tối thiểu cần thiết. Trong khi đó đạm động vật lại rất thường được coi là thực phẩm tốt. Phần lớn chế độ ăn kiêng để giảm cân, ví dụ như chế độ ăn Pierre Dukan, và ngày càng có nhiều nhà hoạt động thể thao dùng các thực phẩm giàu đạm để cải thiện thành tích cũng như trong việc phục hồi cơ thể. Tiêu chuẩn 0,83 gram protéine cho một kilogramme trọng lượng cơ thể cho một ngày thường xuyên bị vượt qua.
Hai nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Metabolism tuần này cho thấy ăn quá nhiều chất đạm tỷ lệ ung thư tăng cao.
Nhà nghiên cứu Florence Rossi, thành viên của Hiệp hội các nhà dinh dưỡng học Pháp, làm việc với các bệnh viện, cho biết « thật nguy hiểm khi nghĩ rằng các chất đạm là các phân tử trung tính, chỉ mang lại các hiệu quả tích cực đối với cơ bắp và thân hình. (…) Việc tiêu thụ thái quá các chất đạm có thể có tác động trực tiếp đến các chức năng của thận và gan, và hiện nay, người ta bắt đầu làm rõ các hệ quả lâu dài của việc sử dụng protéine thái quá ».
Một nghiên cứu Ý-Hoa Kỳ về tác động của việc tiêu thụ đạm ở người Mỹ, được tiến hành trong gần 20 năm, cho thấy những người tiêu thụ nhiều đạm động vật nhất có nguy cơ bị chết vì ung thư cao gấp bốn lần so với những người có chế độ ăn nghèo protéine. Các nhà nghiên cứu kết luận : « Quá nhiều đạm cũng nguy hiểm cho sức khỏe giống như thuốc lá ». Về tác hại của việc sử dụng đạm động vật thái quá, không thể không lưu ý đến thực trạng thực phẩm chứa nhiều độc tố, do thức ăn chăn nuôi không được kiểm soát.
Các protéine được biết đến như là chất kích thích tạo ra phân tử IGF-1, cần thiết cho tăng trưởng, nhưng chất này cũng kích thích sự hình thành khối u. Trưởng khoa dinh dưỡng Viện Pasteur Lille Jean-Michel Lecerf nhận xét « các protéine không gây ra ung thư, nhưng phân tử IGF-1 thì kích thích sự tăng trưởng của các tế bào ung thư ».
Các nhà nghiên cứu nhận xét, xu hướng này đảo ngược ở tuổi từ 65 trở đi. Đối với những người cao tuổi, cơ thể rất thiếu IGF-1, việc dùng một lượng đạm phong phú là cần thiết, để cơ thể người già chống lại quá trình mất xương và cơ. Vì vậy, sau 65 tuổi, ăn nhiều protéine ít có nguy cơ hơn.
Riêng về loại hình chất đạm, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, chỉ có đạm động vật là có nhiều nguy cơ gây hại. Nhà dinh dưỡng học Florence Rossi ghi nhận « chúng ta đã coi nhẹ các thực phẩm như đậu đỗ và cốc loại (hay ngũ cốc), vốn rất giầu đạm thực vật, mà ưu tiên cho thịt và sữa. Hiện nay các thực phẩm nói trên đang ngày càng được ưa chuộng, và điều đó là rất tốt, xét về mặt dinh dưỡng.
Nhà dinh dưỡng học cũng lưu ý, đối với những người cân nặng hơn mức bình thường, thì ngay cả các thực phẩm tốt này cũng cần được dùng một cách vừa phải. Điều quan trọng là cần phải tránh thay đổi chế độ ăn một cách quá đáng, mà không tham khảo nhà chuyên môn về dinh dưỡng. Ăn uống là một hành động hết sức hệ trọng, không nên chạy theo mốt mà làm tổn hại cơ thể.
Hai nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell Metabolism tuần này cho thấy ăn quá nhiều chất đạm tỷ lệ ung thư tăng cao.
Nhà nghiên cứu Florence Rossi, thành viên của Hiệp hội các nhà dinh dưỡng học Pháp, làm việc với các bệnh viện, cho biết « thật nguy hiểm khi nghĩ rằng các chất đạm là các phân tử trung tính, chỉ mang lại các hiệu quả tích cực đối với cơ bắp và thân hình. (…) Việc tiêu thụ thái quá các chất đạm có thể có tác động trực tiếp đến các chức năng của thận và gan, và hiện nay, người ta bắt đầu làm rõ các hệ quả lâu dài của việc sử dụng protéine thái quá ».
Một nghiên cứu Ý-Hoa Kỳ về tác động của việc tiêu thụ đạm ở người Mỹ, được tiến hành trong gần 20 năm, cho thấy những người tiêu thụ nhiều đạm động vật nhất có nguy cơ bị chết vì ung thư cao gấp bốn lần so với những người có chế độ ăn nghèo protéine. Các nhà nghiên cứu kết luận : « Quá nhiều đạm cũng nguy hiểm cho sức khỏe giống như thuốc lá ». Về tác hại của việc sử dụng đạm động vật thái quá, không thể không lưu ý đến thực trạng thực phẩm chứa nhiều độc tố, do thức ăn chăn nuôi không được kiểm soát.
Các protéine được biết đến như là chất kích thích tạo ra phân tử IGF-1, cần thiết cho tăng trưởng, nhưng chất này cũng kích thích sự hình thành khối u. Trưởng khoa dinh dưỡng Viện Pasteur Lille Jean-Michel Lecerf nhận xét « các protéine không gây ra ung thư, nhưng phân tử IGF-1 thì kích thích sự tăng trưởng của các tế bào ung thư ».
Các nhà nghiên cứu nhận xét, xu hướng này đảo ngược ở tuổi từ 65 trở đi. Đối với những người cao tuổi, cơ thể rất thiếu IGF-1, việc dùng một lượng đạm phong phú là cần thiết, để cơ thể người già chống lại quá trình mất xương và cơ. Vì vậy, sau 65 tuổi, ăn nhiều protéine ít có nguy cơ hơn.
Riêng về loại hình chất đạm, các nhà nghiên cứu nhấn mạnh, chỉ có đạm động vật là có nhiều nguy cơ gây hại. Nhà dinh dưỡng học Florence Rossi ghi nhận « chúng ta đã coi nhẹ các thực phẩm như đậu đỗ và cốc loại (hay ngũ cốc), vốn rất giầu đạm thực vật, mà ưu tiên cho thịt và sữa. Hiện nay các thực phẩm nói trên đang ngày càng được ưa chuộng, và điều đó là rất tốt, xét về mặt dinh dưỡng.
Nhà dinh dưỡng học cũng lưu ý, đối với những người cân nặng hơn mức bình thường, thì ngay cả các thực phẩm tốt này cũng cần được dùng một cách vừa phải. Điều quan trọng là cần phải tránh thay đổi chế độ ăn một cách quá đáng, mà không tham khảo nhà chuyên môn về dinh dưỡng. Ăn uống là một hành động hết sức hệ trọng, không nên chạy theo mốt mà làm tổn hại cơ thể.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten