Doanh nghiệp nuôi cá tra phải theo một tiêu chuẩn chung
Người nông dân và các doanh nghiệp muốn tiếp tục nuôi cá tra phải áp dụng tiêu chuẩn VietGap (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) hoặc các tiêu chuẩn khác như ASC, GlobalGap kể từ đầu năm 2016.
Đó là nội dung cơ bản trong dự thảo Nghị định về nuôi, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) đang lấy ý kiến.
Nghị định trên dự kiến có hiệu lực từ ngày 1-1-2016.
Nghị định trên dự kiến có hiệu lực từ ngày 1-1-2016.
Được biết, kể từ năm 2011, Bộ NNPTNT đã có quyết định ban hành quy phạm thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGap) cho cá tra và đặt mục tiêu đến năm 2015, tối thiểu 30% hộ nuôi đạt được tiêu chuẩn VietGap và sẽ tăng tỷ lệ này lên hơn 80% trong năm 2020.
Tuy nhiên, đến nay, theo Tổng cục Thủy sản, Bộ NNPTNT, diện tích nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn VietGap chiếm một tỷ lệ nhỏ.
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, năm ngoái, Việt Nam có sản lượng 997.000 tấn cá tra với diện tích nuôi lên tới gần 6.000 hecta.
Tin, bài liên quan
- Luật nông trại Mỹ: Nông dân cá tra VN cùng đường?
- Xuất khẩu thủy sản của VN giảm 8% trong quý 1
- Mỹ tăng thuế: nông dân cá tra điêu đứng
- Mỹ tăng thuế: nông dân cá tra điêu đứng
- Mỹ có phán quyết bất lợi cho cá tra của VN
- Cây đũa thần của Hiệp hội Cá tra Việt Nam
- Cây đũa thần của Hiệp hội Cá tra Việt Nam
- Hiệp Hội Cá Tra Việt Nam được thành lập
- Hộ nuôi cá tra nhỏ lẻ phải bỏ nghề
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/decree-require-all-vn-farms-globalgap-04022014141237.html
Hiệp Hội Cá Tra Việt Nam được thành lập
Tin cho biết chức năng của Hiệp Hội là để bảo vệ quyền lợi chính đáng của nông dân và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh cũng như để thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp nuôi cá tra
Hiệp Hội hiện có 143 thành viên trên toàn quốc. Những vùng chăn nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long là khoảng 6.000 ha, chủ yếu dọc theo sông Tiền và sông Hậu.
Hiệp hội này đặt mục tiêu sản lượng từ 1,2 đến 1,5 triệu tấn sản phẩm cá tra xuất khẩu và khoảng 150.000 tấn cho tiêu dùng trong nước năm nay. Giá trị xuất khẩu dự kiến đạt 1,8 đến 2,25 tỷ đô la Mỹ, cung cấp khoảng 23.000 việc làm cho người lao động.
Cũng cần nhắc lại trong năm 2012, Việt Nam thu về 6,15 tỷ đô la từ xuất khẩu hải sản, trong đó có hơn 1,74 tỷ đô la từ xuất khẩu cá tra.
Mặt hàng cá tra xuất khẩu của Việt Nam hiện có mặt tại hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường châu Âu dẫn đầu, kế đến là Hoa Kỳ.
http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-launch-tra-fish-03042013093759.html
Luật nông trại Mỹ: Nông dân cá tra VN cùng đường?
Luật nông trại farm bill vừa được Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama ký ban hành ngày 7/2/2014 có thể ảnh hưởng lớn tới kim ngạch cá tra vào Mỹ, đồng thời xóa xổ hàng loạt ao nuôi của hộ nông dân nhỏ lẻ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Thách thức cho ngành thuỷ sản
Tất cả các ao nuôi cá tra và nhà máy chế biến ở Việt Nam sẽ phải nâng cấp và kiểm soát chặt chẽ theo tiêu chuẩn Mỹ, nếu còn muốn sản phẩm cá tra được xuất khẩu vào thị trường này. Theo Luật Nông Trại (farm bill) mới ban hành, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ áp dụng tiêu chuẩn qui định cá da trơn của Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Mỹ sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn ngang hàng với mặt hàng cá da trơn được sản xuất tại Hoa Kỳ, từ qui trình sản xuất cho đến việc đóng gói và xuất khẩu.
Về nguyên tắc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ sẽ công bố điều kiện cụ thể để thực thi Luật nông trại trong vòng 60 ngày, kể từ ngày 7/2/2014 là ngày Tổng thống Obama ký Luật này. Tuy vậy có thể thấy trước là tiêu chuẩn sản xuất, chế biến đóng gói thủy sản ở nước Mỹ, vốn dĩ là một quốc gia phát triển, sẽ không dễ dàng cho một quốc gia như Việt Nam, đặc biệt đối với những nông dân nuôi cá tra ở Việt Nam.
Trả lời Nam Nguyên, ông Nguyễn Tử Cương Uỷ viên Thường vụ Hiệp hội Cá tra Việt Nam, Phó ban quản lý chất lượng và thương hiệu cá tra nhận định:
“ Dù hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp Mỹ chưa ban hành, nhưng có thể dự đoán trước là sẽ có những nội dung căn bản. Thứ nhất từng lô hàng cá tra sẽ phải kèm theo lý lịch, nó được nuôi ở farm nào và farm đó kiểm soát an toàn thực phẩm, an toàn bệnh dịch, an toàn môi trường và an sinh xã hội ra sao. Chúng tôi nghĩ rằng nước Mỹ đi tiên phong các thị trường khác như Châu Âu và các nơi khác cũng sẽ đòi hỏi như thế này. Việt Nam đã tính trước và có chuẩn bị nhưng khi Luật này có hiệu lực Việt Nam sẽ gặp một số khó khăn trong thời gian đầu. Cụ thể là xuất khẩu thủy sản vào Mỹ có thể bị chững lại. Tuy nhiên trong xu thế quan hệ mọi mặt nói chung giữa Việt Nam và Mỹ đang được cải thiện, chúng tôi nghĩ rằng sẽ có đàm phán giữa Bộ Nông nghiệp Việt Nam và Bộ Nông nghiệp Mỹ để có lộ trình thích hợp đáp ứng được Luật Mỹ, nhưng đồng thời cũng không gây quá nhiều khó khăn cho Việt Nam trong quá trình chuyển đổi.”
Nước Mỹ đi tiên phong các thị trường khác như Châu Âu và các nơi khác cũng sẽ đòi hỏi như thế này. Việt Nam đã tính trước và có chuẩn bị nhưng khi Luật này có hiệu lực Việt Nam sẽ gặp một số khó khăn trong thời gian đầu. Cụ thể là xuất khẩu thủy sản vào Mỹ có thể bị chững lạiông Nguyễn Tử Cương
Năm 2013 tổng lượng cá tra Việt nam xuất khẩu ra thế giới trị giá 1,8 tỷ USD. Theo lời ông Nguyễn Tử Cương kể từ năm 1995 Hoa Kỳ là thị trường chi phối từ 27% tới 33% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam nói chung và cá tra nói riêng. Việt Nam sẽ không thể để mất một thị trường nhập khẩu cá tra gần ngang bằng với tất cả các nước EU gộp lại.
Cơ hội tái cơ cấu lại ngành cá tra
Vẫn theo lời ông Nguyễn Tử Cương hiện nay 60% những hộ nuôi cá tra nhỏ lẻ ở đồng bằng sông Cửu Long hoặc đã bỏ nghề, đã bán ao cho doanh nghiệp, hoặc đã liên kết thành những nhóm hợp tác để có tiếng nói chung cho quyền lợi của mình. Những nhóm liên kết này đã bắt đầu thực hiện áp dụng qui phạm thực hành nuôi thủy sản bền vững VietGap. Tiêu chuẩn này có thể xem là tương đương với bất kỳ tiêu chuẩn nào trên thế giới và dễ điều chỉnh đáp ứng Luật nông trại Hoa Kỳ. Ông Nguyễn Tử Cương tiếp lời:
“ Nuôi trồng thủy sản trong đó có cá tra sẽ phải tiến theo con đường hội nhập quốc tế trong đó những nội dung căn bản nhất đó là hoạt động nuôi trồng hoạt động chế biến và xuất khẩu phải đảm bảo được 4 trị an: một là an toàn thực phẩm; hai là an toàn cho môi trường; ba là an toàn bệnh dịch và thứ tư là an sinh xã hội. Đương nhiên khi áp dụng những tiêu chí này thì những hộ nuôi nhỏ sẽ gặp khó khăn hơn vì họ ít vốn. Những nơi có diện tích nuôi lớn gắn với nhà máy chế biến thì có nhiều thuận lợi hơn.”
Một nông dân đang nuôi cá tra ở đồng bằng sông Cửu Long, trầy trật vì vừa thua lỗ vừa bị doanh nghiệp nợ tiền cá không thanh toán đúng hạn, phát biểu với chúng tôi:
“Nói lý thuyết chứ ai mà làm nổi, làm kiểu đó cá 50.000đ/kg cũng chưa đủ lời nữa. Anh nuôi là phải có ao lắng, bơm nước qua ao lắng rồi mới xả ra hào cá. Thuốc thì phải xài ít lại, nhưng cá hao, chết mà không cho ăn thuốc thì nó chết sạch trơn. Nghề cá này một trăm lẻ một chuyện khó, nhưng mà xiết quá thì nghỉ hết trơn.”
Nuôi trồng thủy sản trong đó có cá tra sẽ phải tiến theo con đường hội nhập quốc tế trong đó những nội dung căn bản nhất đó là hoạt động nuôi trồng hoạt động chế biến và xuất khẩu phải đảm bảo được 4 trị an: một là an toàn thực phẩm; hai là an toàn cho môi trường; ba là an toàn bệnh dịch và thứ tư là an sinh xã hộiÔng Nguyễn Tử Cương
Chúng tôi phản ánh ý kiến của hộ nông dân nuôi cá tra nghi ngại việc chuyển đổi qua qui trình VietGap rất tốn kém khó có lời. Ông Nguyễn Tử Cương khẳng định áp dụng VietGap sẽ giảm chi phí và có lợi hơn rất nhiều. Tuy vậy nhưng hộ nuôi phải liên kết thành từng cụm để có diện tích lớn đủ điều kiện phát triển, hiện nay chính phủ có chương trình tài trợ huấn luyện và chứng nhận VietGap cho người nuôi cá. Ông nói:
“Việc áp dụng VietGap thì khó khăn lớn nhất ở đây là cấu trúc ao đầm để kiểm soát được lượng nước đầu vào, đồng thời phải xử lý được chất lượng nước thải ra ngoài môi trường. Rõ ràng chính phủ Việt Nam và người nuôi trồng đứng trước một sự lựa chọn: hoặc là cứ duy trì như hiện nay để rồi môi trường nuôi trồng của Việt nam bị hủy hoại và sản phẩm thì luôn luôn gặp rủi ro ở các thị trường xuất khẩu. Hay là phải mạnh dạn đổi mới và đáp ứng được các tiêu chuẩn như VietGap…chính phủ Việt Nam và đa số người nuôi lựa chọn con đường thứ hai. Tức là chúng tôi bảo đảm 4 trị an, trước hết là bảo vệ môi trường của chính mình, sau đó là thực phẩm an toàn cho người Việt Nam và người tiêu dùng trên thế giới.”
Theo lời ông Nguyễn Tử Cương, các hộ nuôi cá tra đơn lẻ đã thấy rằng dù không có một áp đặt nào từ thị trường thì tự họ đã thấy rất khó khăn để tồn tại. Những hộ này không còn lựa chọn nào khác hoặc là từ bỏ nghề nuôi cá tra hoặc là liên kết và gắn bó chặt chẽ với nhà chế biến, thông qua đó nắm được yêu cầu của thị trường, hãy gom ruộng lại và áp dụng VietGap thì lúc đó mới có thể thành công.
Bên cạnh sự đau khổ của hàng vạn người nuôi cá tra, từng lao đao vì được mùa mất giá và nạn doanh nghiệp chiếm dụng vốn, phải chăng Luật Nông trại farm bill của Hoa Kỳ lại chính là một cơ hội cho Việt Nam tái cơ cấu lại ngành cá tra theo hướng phát triển bền vững.
Tin, bài liên quan
- Doanh nghiệp nuôi cá tra phải theo một tiêu chuẩn chung
- DOC dự kiến nâng thuế nhập khẩu đối với tôm VN
- Chấn chỉnh hoạt động xuất khẩu lao động
- Xin đừng bắt nông dân làm chỗ dựa
- Indonesia ngưng xuất khẩu các quặng mỏ thô
- Việt Nam xuất siêu sang Mỹ đạt khoảng 20 tỷ đô la
- Lao động VN đi Hàn Quốc phải thế chân 100 triệu đồng
- Trung Quốc sẽ nhập khẩu thịt chuột túi từ Úc
- Gạo xuất khẩu lệ thuộc thị trường TQ
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/us-farm-bill-02132014052027.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten