zondag 8 januari 2012

5 lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất do thảm họa tại Nhật

17/3/2011

Quy mô thảm kịch tại Nhật khó mà đo đếm được, nhưng ảnh hưởng của nó lên một vài lĩnh vực đặc biệt nhạy cảm có thể tác động đến toàn thế giới.


1. Khí đốt


Không như những loại hàng hóa khác trên thế giới, khí đốt nằm trong số ít những mặt hàng mất giá trong năm qua. Giá khí đốt hiện thấp hơn cùng kỳ năm ngoái 11%.

Nhưng điều đó có lẽ không còn diễn ra nữa. Điện hạt nhân vốn chiếm 30% lượng điện tại Nhật Bản, nhưng hoạt động sản xuất đã phải tạm ngừng nhằm ngăn chặn thảm họa hạt nhân do tác động của trận động đất hồi tuần trước. Việc gián đoạn nguồn cung năng lượng khiến giá khí đốt tăng do dự đoán Nhật phải nhập khí hóa lỏng. Thứ ba vừa qua, giá khí đốt đã tăng 1,2% trong ngày thứ ba liên tiếp tại sàn giao dịch hàng hóa New York.

2. Xe hơi


Ô tô đang chờ được xuất khẩu bị bốc cháy do ảnh hưởng của động đất tại Tokai, Ibaraki, Nhật Bản. Ảnh: CNN
Ô tô đang chờ được xuất khẩu bị bốc cháy do ảnh hưởng của động đất tại Tokai, Ibaraki, Nhật Bản. Ảnh: CNN

Là nhà sản xuất xe hơi lớn thứ ba thế giới, Nhật Bản chịu tác động không hề nhỏ khi thảm họa động đất và sóng thần làm gián đoạn công việc kinh doanh xe hơi trên toàn thế giới.

Theo một số nhà phân tích, tình trạng các hãng sản xuất xe hơi lớn nhất tại Nhật đóng cửa hoạt động sẽ kéo dài hàng tháng. Những người mua xe hơi tại Mỹ cũng sẽ thấy tác động của thảm họa này trong vài tuần tới đây. Deutsche Bank ước tính khoản 12% tổng xe hơi bán ra tại bắc Mỹ là từ Nhật Bản, và kể cả những chiếc xe của các hãng ôtô Nhật sản xuất tại đây cũng có một số chi tiết chế tạo ở Nhật Bản.

5 tháng tới sẽ là mùa kinh doanh xe hơi sôi động nhất của Mỹ. Do vây, tình trạng gián đoạn kéo dài sẽ khiến một vài dòng xe bị thiếu hụt.

3. Chất bán dẫn


Tình hình sản xuất chất bán dẫn tại Nhật đình trệ có tác động không nhỏ đến lĩnh vực điện tử trên thế giới. Ảnh: CNBC
Tình hình sản xuất chất bán dẫn tại Nhật đình trệ có tác động không nhỏ đến lĩnh vực điện tử trên thế giới. Ảnh: CNBC

Nhật Bản là một trong số ít những nền kinh tế công nghệ cao thống lĩnh ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu. Tuy nhiên, hoạt động ở hai nhà máy sản xuất chất chất bán dẫn lớn bị đình trệ có thể khiến ngành này gặp khó khăn trong vài tháng tới và đẩy giá các sản phẩm điện tử trên toàn cầu lên cao.

Hãng sản xuất chất bán dẫn Shin-Etsu Chemical cho biết họ đã phải tạm ngừng hoạt động ở nhà máy Shirakawa. Đây là nhà máy sản xuất đến hơn một nửa số chip điện tử tại Nhật. Chiều thứ ba vừa qua, trang web của hãng thông báo nhà máy này tiếp tục đóng cửa trong khi công tác kiểm tra vẫn đang diễn ra.

Theo Nomura Global Economics: “Tình trạng đình trệ kéo dài có thể tác động nghiêm trọng đến công nghiệp bán dẫn” và phải mất một thời gian mới trở lại bình thường. Tình hình tương tự cũng xảy ra ở một nhà máy lớn khác là Imari của Sumco tại Kyushu.

4. Dầu mỏ


Những thảm họa tự nhiên như động đất và sóng thần ập vào Nhật Bản vừa qua thường khiến các nhà máy lọc dầu phải đóng cửa, kéo theo giá nhiên liệu bị đẩy lên cao. Trên thực tế, một vài nhà máy lọc dầu tại Nhật đã phải tạm ngừng hoạt động.

Thế nhưng, lần đầu tiên, giá dầu thô vẫn giảm và ở dưới mức 100 USD một thùng trong hơn một tuần qua. Vào thứ ba, giá dầu thô tại Mỹ giao tháng 4 mất 3,77 USD xuống 97,42 USD một thùng. Dự đoán về nhu cầu dầu mỏ tại quốc qia nhập khẩu dầu lớn thứ ba thế giới này ở mức thấp đã làm vơi áp lực lên giá cả, và nó vẫn đang trên đà giảm.

5. Du lịch


Khách du lịch bị mắc ket ngủ tại sân bay Haneda ở Tokyo. Ảnh : CNN
Khách du lịch bị mắc ket ngủ tại sân bay Haneda ở Tokyo. Ảnh : CNN

Từ lâu, Nhật Bản đã là điểm thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới. Tuy động đất và sóng thần chỉ gây ra thiệt hại nhỏ cho cơ sở hạ tầng du lịch, nhưng các địa điểm trên vẫn buộc phải đóng cửa tạm thời. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến doanh thu.

Oriental Land Co. là công ty quản lý khu Tokyo Disney Resort. Họ đã phải đóng cửa hệ thống công viên và khách sạn của mình để đánh giá thiệt hại, nhưng vẫn lên kế hoạch thông báo mở cửa trở lại vào cuối tháng này. Theo Nomura Global Economics, người Nhật ngày càng có tâm lý muốn ở nhà, do đó, những địa điểm giải trí như quán karaoke, bowling, chiếu phim và du lịch cũng sẽ bị ảnh hưởng.

An Lâm (theo CNN)

Geen opmerkingen:

Een reactie posten