vrijdag 25 maart 2022

CÁI "CHUỒNG GÀ" TRÊN NÓC XE TĂNG NGA

 CÁI "CHUỒNG GÀ" TRÊN NÓC XE TĂNG NGA

Trên chiến trường Ukraine, người ta thấy một số xe tăng Nga có thêm một kiến trúc bằng các thanh sắt trên nóc xe tăng. Trên FB người Việt, người ta gọi đó là cái ... "chuồng gà".
Theo báo The Times ngày 16/3, thì đó là "chiếc lồng" tạm bợ, không chống đỡ được những loại đạn chống tăng để bảo vệ chiếc xe tăng T72 của Nga kông bị bị phá hủy. Dù rằng mục đích của cái lồng đó được coi như một lớp để bảo vệ cho xe tăng.
Cũng theo báo The Times, thì các chuyên gia quân sự còn cho rằng, chuyện gắn thêm cái "chuồng gà" trên nóc xe tăng chỉ khiến xe tăng nặng thêm, khiến xe tăng dễ bị phát hiện hơn, và chỉ đem lại cảm giác an toàn giả tạo cho binh sĩ trên xe.
Các cuộc chiến trước năm 1960 không biết người ta bảo vệ xe tăng trước những loại vũ khí chống tăng như thế nào. Trong cuộc chiến bảo vệ tự do cho Miền Nam trước đây, các giang đoàn Thuỷ Bộ của Hải Quân VNCH đã nghiên cứu đặc điểm của các loại đạn chống tăng thông dụng, như B40 và B41 do Nga và Tàu viện trợ cho việt cộng; từ đó các giang đỉnh đã làm thêm những lớp phòng vệ rất hiệu quả như trong hình 1.
Theo đó thì các chiến đỉnh và pháo pháp của giang đỉnh đều được bảo vệ bằng "lớp giáp" chống B40 và B41, được cấu tạo bằng các thanh sắt lớn hơn ngón tay, hàn chặt vào những khung cứng cáp, khoảng cách của các thanh sắt khoảng 70 mm.
Đạn B40, B41 đều giống như cái bắp chuối, có đường kính lớn nhất ở nửa cuối là 80 mm. Hầu hết các trường hợp khi bắn đến (với vận tốc trên 300 - 400 m/1 giây), đạn sẽ trượt vào giữa 2 thanh sắt và kẹt ở đó (vì khoảng cách giữa 2 thanh sắt là 70 mm, trong khi đạn lớn đến 80 mm). Sư trượt của viên đạn không làm đầu đạn kích hoả. Rất hiếm khi có viên đạn bắn thẳng góc vào một thanh sắt thì đạn sẽ kích hoả. Lúc đó, tuy có làm hư hỏng "giáp", nhưng không gây thương vong, vì binh sĩ vẫn được các pháo tháp che chắn.
Cũng với nguyên tắc kể trên, các thiết vận xe của Hoa Kỳ ở chiến trường Iraq cũng có lớp bảo vệ bằng cách thanh sắt như thấy ở hình 2. Tại chiến trường Iraq, lính Iraq cũng dùng B41 để chống tăng.
Trong cuộc chiến tại Ukraine hiện nay, một số thiết giáp của Ukraine cũng có lớp bảo vệ tương tự ở hai bên xe và trên pháo tháp (hình 3).
Tóm lại, những cái..."lồng sắt" làm đúng cách, bao vây xung quanh các chiến đỉnh của VNCH trước kia, là lớp giáp hữu hiệu chống các loại hoả lực chống tăng của đối phương vào hồi đó. Có lẽ đến nay vẫn hiệu quả đối với một số loại vũ khí chống tăng nào đó. Tuy nhiên, cái "chuồng gà" trên xe tăng của Nga thì rõ ràng không có hiệu quả gì đối với các loại hoả tiễn vác vai như: Javelin, NLAW, Panzerfaust do các quốc gia Phương Tây tặng cho Ukraine.
Lê Vĩnh


CÁI "CHUỒNG GÀ" TRÊN NÓC XE TĂNG NGA
Trên chiến trường Ukraine, người ta thấy một số xe tăng Nga có thêm một kiến trúc bằng các thanh sắt trên nóc xe tăng. Trên FB người Việt, người ta gọi đó là cái ... "chuồng gà".
Theo báo The Times ngày 16/3, thì đó là "chiếc lồng" tạm bợ, không chống đỡ được những loại đạn chống tăng để bảo vệ chiếc xe tăng T72 của Nga kông bị bị phá hủy. Dù rằng mục đích của cái lồng đó được coi như một lớp để bảo vệ cho xe tăng.
Cũng theo báo The Times, thì các chuyên gia quân sự còn cho rằng, chuyện gắn thêm cái "chuồng gà" trên nóc xe tăng chỉ khiến xe tăng nặng thêm, khiến xe tăng dễ bị phát hiện hơn, và chỉ đem lại cảm giác an toàn giả tạo cho binh sĩ trên xe.
Các cuộc chiến trước năm 1960 không biết người ta bảo vệ xe tăng trước những loại vũ khí chống tăng như thế nào. Trong cuộc chiến bảo vệ tự do cho Miền Nam trước đây, các giang đoàn Thuỷ Bộ của Hải Quân VNCH đã nghiên cứu đặc điểm của các loại đạn chống tăng thông dụng, như B40 và B41 do Nga và Tàu viện trợ cho việt cộng; từ đó các giang đỉnh đã làm thêm những lớp phòng vệ rất hiệu quả như trong hình 1.
Theo đó thì các chiến đỉnh và pháo pháp của giang đỉnh đều được bảo vệ bằng "lớp giáp" chống B40 và B41, được cấu tạo bằng các thanh sắt lớn hơn ngón tay, hàn chặt vào những khung cứng cáp, khoảng cách của các thanh sắt khoảng 70 mm.
Đạn B40, B41 đều giống như cái bắp chuối, có đường kính lớn nhất ở nửa cuối là 80 mm. Hầu hết các trường hợp khi bắn đến (với vận tốc trên 300 - 400 m/1 giây), đạn sẽ trượt vào giữa 2 thanh sắt và kẹt ở đó (vì khoảng cách giữa 2 thanh sắt là 70 mm, trong khi đạn lớn đến 80 mm). Sư trượt của viên đạn không làm đầu đạn kích hoả. Rất hiếm khi có viên đạn bắn thẳng góc vào một thanh sắt thì đạn sẽ kích hoả. Lúc đó, tuy có làm hư hỏng "giáp", nhưng không gây thương vong, vì binh sĩ vẫn được các pháo tháp che chắn.
Cũng với nguyên tắc kể trên, các thiết vận xe của Hoa Kỳ ở chiến trường Iraq cũng có lớp bảo vệ bằng cách thanh sắt như thấy ở hình 2. Tại chiến trường Iraq, lính Iraq cũng dùng B41 để chống tăng.
Trong cuộc chiến tại Ukraine hiện nay, một số thiết giáp của Ukraine cũng có lớp bảo vệ tương tự ở hai bên xe và trên pháo tháp (hình 3).
Tóm lại, những cái..."lồng sắt" làm đúng cách, bao vây xung quanh các chiến đỉnh của VNCH trước kia, là lớp giáp hữu hiệu chống các loại hoả lực chống tăng của đối phương vào hồi đó. Có lẽ đến nay vẫn hiệu quả đối với một số loại vũ khí chống tăng nào đó. Tuy nhiên, cái "chuồng gà" trên xe tăng của Nga thì rõ ràng không có hiệu quả gì đối với các loại hoả tiễn vác vai như: Javelin, NLAW, Panzerfaust do các quốc gia Phương Tây tặng cho Ukraine.
Lê Vĩnh

Geen opmerkingen:

Een reactie posten