Ấn Độ, Brazil: Người nghèo nạn nhân của khủng hoảng dịch tễ
Đăng ngày:
Ngày 17/10/2021 được chọn làm ngày Quốc tế từ chối tình trạng khốn cùng. Trong khuôn khổ ngày này, thế giới nhận thấy đại dịch Covid-19 và những lần phong tỏa kéo dài, đã có những tác động tàn phá đối với nhiều hộ gia đình.
Theo Sébastien Farcis, thông tín viên đài RFI tại New Dehli, hàng chục triệu dân Ấn Độ vốn đã trong cảnh bần hàn nay rơi vào tình trạng nghèo cùng cực.
« Có 230 triệu dân Ấn Độ dường như rơi vào cảnh nghèo khổ trong giai đoạn 220-2021 vì cuộc khủng hoảng dịch tễ. Tức chiếm 1/6 dân số. Con số ước lượng này, được đại học tư nhân Azim Premji công bố, cho thấy rõ về sức tàn phá của những lần phong tỏa khác nhau tại Ấn Độ, kéo dài và nghiêm ngặt đối với người dân.
Nhất là, tình trạng này còn làm lộ rõ tình trạng bất công : Bởi vì, đương nhiên, những người có mức thu nhập vừa phải, làm việc trong lĩnh vực kinh tế không chính thức, là phải hứng chịu nhiều nhất. Họ bị mất hết các nguồn thu nhập trong khoảng hai tháng của năm 2020.
Rất nhiều người bị đói không có gì để ăn. Ấn Độ cũng vừa bị rớt hạng từ 101 xuống vị trí 116 trong bảng sắp hạng về nạn đói trên thế giới công bố hồi tuần rồi, đẩy Ấn Độ đứng sau cả nước Bangladesh láng giềng, vốn dĩ còn nghèo hơn cả Ấn Độ nếu tính theo Tổng thu nhập quốc dân.
Năm rồi, cứ sáu người dân thì có một người bị thiếu ăn, và lần đầu tiên từ 15 năm nay, con số này đã tăng lên. Trong khoảng thời gian này, tài sản của 100 người giầu nhất Ấn Độ tăng thêm 50%. Cuộc khủng hoảng này còn đào sâu thêm bất bình đẳng vốn đã nghiêm trọng tại Ấn Độ. »
Brazil : Lạm phát « phi mã »
Còn tại Brazil, khủng hoảng dịch tễ làm cho lạm phát tăng nhanh, giá cả thực phẩm tăng vọt, đẩy nhiều người rơi vào cảnh bần hàn phải đi đánh ăn cắp lương thực trong các siêu thị, theo như tường thuật của thông tín viên Martin Bernard tại Sao Paolo.
« Nghiên cứu của mạng lưới Pensann, chuyên về an ninh lương thực cho thấy, hơn 10% dân số sống trong tình trạng nghèo cùng cực, và hơn phân nửa dân số chịu tình cảnh thiếu thốn thực phẩm. Số người vô gia cư đã bùng nổ tại nhiều thành phố lớn vì dịch bệnh, tỷ lệ thất nghiệp cao và tình trạng việc làm tạm bợ cũng tăng vọt.
Về mặt chính thức, giá cả tăng 10%, nhưng trên thực tế mức tăng cao hơn rất nhiều liên quan chủ yếu đến loại thực phẩm cơ bản như gạo hay các loại đậu. Đối với nhiều người Brazil, thịt đã trở thành món hàng xa xỉ, và một số người đành phải « gặm cả xương » mà các hàng thịt trước đây bán để nuôi chó ».
Ấn Độ, Brazil: Người nghèo nạn nhân của khủng hoảng dịch tễ (rfi.fr)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten