vrijdag 21 september 2018

Chủ tịch Việt... cộng Trần Đại Quang... "đi chầu... bác hồ... quang" (!) vì mắc bệnh... "lạ", ngày 21-9-2018 tại Quân Y viện 108, Hà Nội, ở tuổi 62. [...trong lúc toàn dân đang... ăn mừng (!)... tết trung thu ... sao không rủ thêm bác Trọng... "nú" (76 tuổi) cùng đi cho... vui ? ]











Việt Nam : Chủ tịch Trần Đại Quang từ trần vì bạo bệnh


mediaChủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang duyệt đội quân danh dự tại phủ chủ tịch, Hà Nội, ngày 11/09/2018REUTERS
Thông tấn xã Việt Nam và các phương tiện truyền thông trong nước loan tin, ông Trần Đại Quang, chủ tịch nước Việt Nam, đã qua đời lúc 10 giờ sáng hôm nay, thứ Sáu 21/09/2018, tại Quân Y viện 108, Hà Nội, ở tuổi 62.
Chính quyền Việt Nam chỉ nói ngắn gọn là ông Trần Đại Quang bị « bệnh nghiêm trọng », trong khi từ nhiều tháng qua đã có tin đồn ông bị ung thư.
Là chủ tịch nước từ năm 2016, mặc dù có dấu hiệu mệt mỏi và gầy ốm, ông Trần Đại Quang tiếp tục đảm nhiệm chức vụ cũng như vai trò đại diện của Nhà nước Việt Nam trên trường quốc tế, cho đến những ngày cuối. Tuần qua, nhân diễn đàn kinh tế ASEAN, người ta thấy ông khá suy nhược đứng cạnh tổng thống Indonesia Joko Widodo.
Nguyên bộ trưởng bộ Công An, mang hàm đại tướng, ông Trần Đại Quang là một trong tứ trụ quyền lực tại Việt Nam, chỉ đứng sau tổng bí thư đảng Cộng Sản Nguyễn Phú Trọng. Hai nhân vật khác là thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Cái chết của ông Trần Đại Quang sẽ không gây xáo trộn ở thượng tầng lãnh đạo bởi vì chế độ đã chuẩn bị tình huống này. Được AFP đặt câu hỏi, chuyên gia Đông Nam Á Carl Thayer cho rằng « một nhân vật khác trong Bộ Chính Trị sẽ lên thay ».
Theo AFP, ông Trần Đại Quang được coi là một nhân vật bảo thủ, chủ trương trấn áp hoạt động dân chủ. Trong hai năm nhiệm kỳ ngắn ngủi của ông Trần Đại Quang, tổ chức Ân Xá Quốc Tế kiểm được một danh sách hơn 100 tù nhân chính trị tại Việt Nam.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180921-viet-nam-chu-tich-tran-dai-quang-tu-tran









Tóm tắt

  1. Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời sáng 21/9.
  2. Ông sinh ngày 12/10/1956, tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
  3. Ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp thứ 11, 2/4/2016
  4. Phó Chủ tịch Đặng Thị Ngọc Thịnh dự kiến sẽ là quyền chủ tịch nước.









Tường thuật trực tiếp

Thời gian tính bằng giờ Anh









Đại sứ Anh và Mỹ nói gì về sự kiện Chủ tịch Quang qua đời?

Đại sứ Anh tại Việt Nam Gareth Ward viết trên Facebook cá nhân:
"Tôi cảm thấy rất buồn khi nhận được tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã qua đời. Cách đây hơn một tháng, tôi đã có dịp được gặp ông. Tôi xin gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình, người thân của ông và toàn thể người dân Việt Nam."

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink chia sẻ bức ảnh ông chụp cùng Chủ tịch Trần Đại Quang và đăng trên Facebook:
"Thay mặt Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, tôi xin gửi lời chia buồn chân thành về việc Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần. Chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm thông tới gia đình ông và nhân dân Việt Nam vào thời khắc đau buồn này. Chủ tịch nước Trần Đại Quang là một người bạn của mối quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam. Sự tiếp đón của ông trong chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Donald J. Trump tới Hà Nội vào tháng 11 năm 2017 đã giúp đưa mối Quan hệ Đối tác Toàn diện Hoa Kỳ - Việt Nam lên tầm cao mới trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau, có lợi ích chung và mong muốn chung nhằm thúc đẩy hòa bình, hợp tác, thịnh vượng và an ninh trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Cùng với gia đình và bạn bè của ông cũng như nhân dân Việt Nam, chúng tôi trân trọng di sản ông để lại và bày tỏ lòng tiếc thương trước sự ra đi của ông."

Nói về vị trí chủ tịch nước Việt Nam
Luật sư Ngô Ngọc Trai ở Hà Nội viết trên Facebook cá nhân:
"Nếu ghế chủ tịch nước trống, tôi ủng hộ phương án hợp nhất Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước:)"









LS Ngô Ngọc Trai
Ngo Ngoc Trai
Luật sư Ngô Ngọc Trai

Chủ tịch nước mắc "virus hiếm và độc hại"

Ông Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ TW cho báo VnExpress biết rằng Chủ tịch nước Trần Đại Quang được phát hiện bị bệnh từ tháng 7/2017 và đi Nhật chữa trị.
Từ đó đến khi qua đời, ông đã trải qua 6 lần điều trị tại Nhật Bản.
Ông Triệu nói, "các bác sĩ chẩn đoán, ông mắc loại bệnh virus hiếm và độc hại".
"Các giáo sư, bác sĩ Nhật đã chữa trị và củng cố sức khoẻ cho Chủ tịch nước khoảng một năm nay. Tuy nhiên, bệnh này trên thế giới chưa có thuốc để điều trị khỏi hoàn toàn mà chỉ có thể chặn lại và đẩy lùi một thời gian".
Nhưng bệnh tình ông Quang trở nên nặng hơn và đến chiều 20/9, ông phải nhập viện Trung ương Quân đội 108.
Đến khoảng 3 giờ chiều cùng ngày, ông bán hôn mê. Hai tiếng sau, Chủ tịch nước hôn mê hoàn toàn đến lúc qua đời vào 10 giờ 05 sáng 21/9.










Trần Đại Quang
Getty Images

Tuyên bố của Phil Robertson về Chủ tịch nước

Phó Giám đốc khu vực Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền nói gì?









Phil Robertson
Getty Images
"Di sản trong nhiệm kỳ của Chủ tịch Trần Đại Quang là một cuộc đàn áp nhân quyền kéo dài nhiều năm và khiến nhiều tù nhân chính trị rơi vào chốn lao tù hơn bất kỳ thời điểm nào trong những năm tháng gần đây.
Và hơn bất kỳ ai, ông cũng là người đã giúp Bộ Công an xâm nhập vào mọi ngõ ngách của cuộc sống thường ngày của người dân Việt Nam, gây ra tình trạng vi phạm nhân quyền, tham nhũng và uy hiếp kèm theo sự hiện diện ngày càng gia tăng của cảnh sát.
Dưới sự lãnh đạo của ông, Bộ Công an đã có quyền lực vô cùng lớn đối với Bộ Chính trị Đảng Cộng sản cầm quyền và bây giờ chúng ta sẽ phải xem liệu ảnh hưởng của Bộ trưởng Bộ Công an có còn được duy trì hay không."

Chủ tịch Quang thăm nơi Đức Phật giác ngộ

Hồi tháng Ba, Chủ tịch Trần Đại Quang và phu nhân đã tới thăm chùa Mahabodhi ở bang Bihar, Ấn Độ, nơi nhiều lãnh đạo quốc tế từng thăm viếng.









Trần Đại Quang
Getty Images
Trần Đại Quang
Getty Images

Nhiệm kỳ của ông Quang 'chưa để lại nhiều dấu ấn'

Phân tích của nhà nghiên cứu, phân tích chính trị Lê Hồng Hiệp từ Singapore









Trần Đại Quang
Getty Images
"Ông Trần Đại Quang chỉ làm được nửa nhiệm kỳ thôi, thời gian là ông chống chọi với bệnh tật thì kéo dài khá nhiều.
Ông Quang chưa để lại nhiều dấu ấn mà bên cạnh đó có nhiều thông tin không có lợi cho uy tín của ông khi ông còn là Bộ trưởng Bộ Công an.
Đặc biệt là các vụ việc tham nhũng, cố ý làm trái như vụ đường dây đánh bạc công nghệ cao của tướng Phan Văn Vĩnh và Nguyễn Thanh Hóa hay vụ việc của Vũ Nhôm.









Lê Hồng HiệpPhân tích của nhà nghiên cứu, phân tích chính trị từ Singapore

Chính vì vậy mà nó phủ một bóng đen lên nhiệm kỳ của ông.
Và do vị trí của ông mang hình thức lễ nghi là chính, nhưng không có nhiều thực quyền. Những công việc ông Quang đã làm chưa để lại được nhiều dấu ấn với người dân và quốc tế.
Điều đáng tiếc là ông không thể hoàn thành nhiệm kỳ của mình và đột ngột từ trần.
Ai sẽ thay thế ông Quang? Câu hỏi này sẽ chưa thể có câu hỏi ngay. Có nhiều đồn đoán khác nhau nhưng việc lựa chọn ứng cử viên thay thế ông Quang có lẽ sẽ được quyết định ở Hội nghị Trung ương 8 sắp tới.
Có lẽ người dân Việt Nam sẽ nhớ tới ông ở khía cạnh tranh cãi nhiều hơn là những dấu ấn tịch cực mà ông đã để lại.
Phóng viên Nguyễn Hoàng của BBC tại Hà Nội cho biết một số người dân chưa nghe tin Chủ tịch Quang qua đời nhưng cũng có những người khác đã biết tin qua mạng xã hội và báo mạng trong nước.Trong những giờ đầu, đa số người được hỏi không muốn bình luận về tin Chủ tịch Quang từ trần. Một số người nói là cần để ‘nghe ngóng xem thế nào đã’.
Một thợ cắt tóc muốn ẩn danh nói: Thời ngày xưa bao cấp đói khổ thì việc lãnh đạo nhà nước mất tôi thấy khác với thời bây giờ. Bây giờ xã hội thay đổi nhiều.

Quyền chủ tịch nước tương lai










Đặng Thị Ngọc Thịnh
Getty Images
Phó Chủ tịch nước Việt Nam, bà Đặng Thị Ngọc Thịnh đang dẫn đầu một đoàn đại biểu dự Diễn đàn phụ nữ Á-Âu ở Sankt-Peterburg-Liên bang Nga (19-22/09). Bà có bài phát biểu tại phiên họp toàn thể, diễn ra vào chiều 20/9 (theo giờ địa phương).

Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần lúc 10h05 sáng 21/09

Ông Trần Đại Quang là Chủ tịch nước thứ 8 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ 2 tháng 4 năm 2016 tới nay (2 năm, 172 ngày).










Tranh cãi gần đây nhất về Chủ tịch và báo Tuổi Trẻ










Chủ tịch Trần Đại Quang tại buổi tiếp xúc cử tri sáng 19/6 ở TP.Hồ Chí Minh
ảnhINFONET
Chủ tịch Trần Đại Quang tại buổi tiếp xúc cử tri sáng 19/6 ở TP.Hồ Chí Minh
Tranh cãi gần đây nhất xoay quanh ông Trần Đại Quang là việc ông có tuyên bố "Cần luật Biểu tình, sẽ báo cáo Quốc hội ban hành" hay không.Báo Tuổi Trẻ đã đưa tin rằng Chủ tịch đã đưa ra tuyên bố trên trong hôm 19/6 vào đợt "Tiếp xúc cử tri với vai trò đại biểu Quốc hội TP.Hồ Chí Minh".
Cũng theo báo này, Chủ tịch Trần Đại Quang nói ông đồng tình với kiến nghị cử tri cần có luật Biểu tình và hứa báo cáo Quốc hội về nội dung này.
Ba giờ đồng hồ sau đó, nội dung bài đã được sửa lại và không còn bất kỳ phát ngôn nào của ông Quang về luật Biểu tình.
Vụ việc này là một trong hai lí do chính dẫn đến Tuổi Trẻ Online bị phạt và đình bản trong ba tháng vào 16/7.
Cụ thể, Cục Báo chí kết luận về "thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng" trong bài báo "Chủ tịch nước đồng ý cần ban hành Luật biểu tình" đăng trên Tuoitre.vn ngày 19/6/2018.
Đọc thêm tại : Báo VN sửa lời phát ngôn Chủ tịch Quang về Luật Biểu tình









Tuổi Trẻ Online đã bị đình bản ba tháng từ hôm 16/7
ảnhOTHER
Tuổi Trẻ Online đã bị đình bản ba tháng từ hôm 16/7

Báo quốc tế bình luận về sự ra đi của Chủ tịch Trần Đại Quang

Hãng AFP ngày 21/9/2018 viết:
"Mặc dù ông giữ một trong bốn vị trí hàng đầu trong bộ máy lãnh đạo của Việt Nam, và chính thức giữ chức chủ tịch nước, vai trò của ông chỉ được xem là mang tính nghi lễ, chào mừng các nhà lãnh đạo đến thăm và tổ chức các sự kiện ngoại giao nhằm củng cố hình ảnh của Việt Nam trên thế giới."
"Ông Quang đã xuất hiện gầy và nhợt nhạt trước công chúng, chân đi không vững tuần trước, khi ông đón Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại Hà Nội."
"Lần cuối cùng ông Quang xuất hiện trước truyền thông mới cách đây hai ngày, tại một cuộc gặp với các chính trị gia Trung Quốc và giới chức nước ngoài tại Hà Nội."
"Là một thành viên của Bộ Chính trị, ông Quang có tiếng là cứng rắn và có ảnh hưởng trong guồng máy của đảng Cộng sản, mặc dù thường xuất hiện với vẻ không thoải mái trong mắt công chúng và không được các đồng sự cao cấp của Đảng Cộng sản tín nhiệm."
"Trong một cuộc phỏng vấn với AFP vào năm 2016 trước chuyến thăm của cựu Tổng thống Pháp Francois Hollande, ông Quang chỉ đọc một báo cáo đã được chuẩn bị sẵn và nhanh chóng được hộ tống rời khỏi phòng sau khi nhận được các câu hỏi không nằm trong kịch bản."









Trần Đại Quang
Getty Images
Ông Trần Đại Quang đón tiếp Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại Hà Nội hôm 13/9/2018

Khoảng khắc ông Trần Đại Quang nhậm chức Chủ tịch nước










Trần Đại Quang
Getty Images
Ông Trần Đại Quang đọc tuyên thệ nhậm chức tân Chủ tịch nước của Việt Nam trước Quốc hội khóa 13 ngày 2/4/2016.
Sáng ngày 2/4/2016, ông Trần Đại Quang, Đại tướng, Bộ trưởng Công an tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Quốc hội.
Khi đó, ông là ứng viên duy nhất được giới thiệu cho chức vụ này.
Báo Người Lao Động
ông bố kết quả bầu cho vị trí chủ tịch nước: với 483/494 đại biểu có mặt, ông Quang được 452 phiếu đồng ý, chiếm 91,5%, có 29 phiếu không đồng ý, chiếm 5,8%.
Ông đọc lời tuyên thệ "tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, với Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam".

Tiểu sử Chủ tịch Trần Đại Quang

Tiểu sử Chủ tịch nước theo Đài tiếng nói Việt Nam









Trần Đại Quang
Getty Images
Ngày 2/4, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, đồng chí Trần Đại Quang đã được tín nhiệm bầu giữ chức vụ Chủ tịch nước.
1. Họ và tên: Trần Đại Quang
2. Ngày, tháng, năm sinh: 12/10/1956
3. Quê quán: xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình
4. Nơi đăng ký thường trú: phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội
5. Dân tộc: Kinh; Tôn giáo: Không
6. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tiến sỹ Luật học, Đại học An ninh
  • Học vị: Tiến sỹ; Học hàm: Giáo sư
  • Lý luận chính trị: Cao cấp
  • Ngoại ngữ: Cao học tiếng Trung
7. Nơi làm việc: Bộ Công an, số 44 Yết Kiêu, Hà Nội
8. Ngày vào Đảng: 26/7/1980 ; Ngày chính thức: 26/7/1981
9. Đại biểu Quốc hội Khóa XIII
10. Tóm tắt quá trình công tác:
  • Từ tháng 7/1972 - tháng 10/1975 : Học viên Trường Cảnh sát nhân dân Trung ương và Trường Cao đẳng Ngoại ngữ, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).
  • Từ tháng 10/1975 - tháng 6/1987: Cán bộ Cục Bảo vệ chính trị I, sau tách thành Cục Bảo vệ chính trị II , giữ chức vụ Phó Trưởng phòng Trinh sát, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).
  • Từ tháng 6/1987 - tháng 6/1990: Trưởng phòng Tham mưu và Trưởng phòng Trinh sát, Cục Bảo vệ chính trị II, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).
  • Từ tháng 6/1990 - tháng 9 /1996: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an).
  • Từ tháng 9/1996 - tháng 10/2000: Cục trưởng Cục Tham mưu An ninh, Bộ Công an; Ủy viên Ban C hấp hành Đảng bộ Tổng cục An ninh, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Tổng cục An ninh, Bí thư Đảng ủy Cục Tham mưu An ninh, Bộ Công an.
  • Từ tháng 10/2000 - tháng 4/2006: Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục An ninh, Bộ Công an; được phong cấp bậc hàm Thiếu tướng (2003); được phong học hàm Phó giáo sư (2003).
  • Từ tháng 4/2006 - tháng 1/2011: Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an; được phong cấp bậc hàm Trung tướng (2007); được phong học hàm Giáo sư (2009).
  • Từ tháng 01/2011 - tháng 8/2011: Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an.
  • Từ tháng 8/2011 đến nay: Ủy viên Bộ Chính trị (khóa XI, XII) , Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Ủy viên Ban Cán sự đảng Chính phủ, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an; được phong cấp bậc hàm Th ượng tướng (2011), Đại tướng (2012); Trưởng Ban chỉ đạo Tây Nguyên; đại biểu Quốc hội khóa XIII; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng ; Phó Trưởng Tiểu ban bảo vệ chính trị nội bộ Trung ương.
  • Ngày 2/4/2016 đến nay, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam./.

Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh 'tạm giữ quyền chủ tịch nước'

"Theo Điều 93, Hiến pháp 2013, thì bà Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.

Như vậy, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có hai phụ nữ ngồi trong "Bộ Tứ". Tuy nhiên, bà Thịnh có rất ít khả năng chính thức trở thành Chủ tịch.

Chắc chắn Trung ương VIII nhóm họp đầu tháng 10 sẽ chọn [Ứng cử viên]; ai, anh Vượng hay là anh Nhân đây."Theo bình luận của FB Truong Huy San
Hiến pháp, điều 93: Khi Chủ tịch nước không làm việc được trong thời gian dài thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước. Trong trường hợp khuyết Chủ tịch nước thì Phó Chủ tịch nước giữ quyền Chủ tịch nước cho đến khi Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước mới.









Đặng Thị Ngọc Thịnh
OTHER
Bà Đặng Thị Ngọc Thịnh

Chủ tịch Trần Đại Quang khi tiếp đón Tổng thống Donald Trump

Tại Phủ Chủ tịch, Ba Đình, Hà Nội hồi tháng 11/2017.

Những hình ảnh cuối cùng của Chủ tịch Trần Đại Quang











Trần Đại Quang
Getty Images
Ông Trần Đại Quang gặp Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại Hà Nội
Trần Đại Quang
Getty Images
Ông Trần Đại Quang tiếp Phó chủ tịch Cuba Salvador Antonio Valdes Mesa hôm 13/9/2018 tại Hà Nội
Trần Đại Quang
Getty Images
Ông Trần Đại Quang hôm 13/9/2018 tại Phủ Chủ tịch
Trần Đại Quang
Getty Images
Ông Trần Đại Quang gặp Cố vấn Nhà nước Myanmar, bà Aung San Suu Kyi, tại Hà Nội hôm 13/9/2018
Trần Đại Quang
Getty Images
Ông Trần Đại Quang tiếp Phó chủ tịch Cuba Salvador Antonio Valdes Mesa hôm 13/9/2018 tại Hà Nội

Lá thư chúc Trung thu cuối cùng của Chủ tịch










Tran Dai Quang
Getty Images
Lần gần đây nhất truyền thông chính thống đưa tin về ông là hoạt động gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng trên cả nước vào tối 20/9.
"Các cháu thiếu niên, nhi đồng yêu quý!
Đón Tết Trung thu năm nay, Bác thân ái gửi đến các cháu thiếu niên, nhi đồng cả nước, các cháu người Việt Nam ở nước ngoài và các cháu người nước ngoài ở Việt Nam tình cảm thân thương nhất.
Bác rất vui khi các cháu luôn tu dưỡng, rèn luyện, yêu lao động, ham học hỏi, yêu thương, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, tích cực phấn đấu là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.
Nhiều cháu đã vượt khó, vươn lên đoạt giải cao trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế, mang vinh quang về cho Tổ quốc. Mỗi việc làm tốt của các cháu là niềm vui của nhà trường, gia đình và xã hội, làm cho Đêm hội trăng rằm thêm vui tươi, bổ ích.
Các cháu yêu quý!
Đảng, Nhà nước, các thầy giáo, cô giáo và các bậc phụ huynh luôn quan tâm, chăm lo để các cháu được sống, học tập, rèn luyện trong môi trường an toàn, lành mạnh. Bác mong các cháu tiếp tục phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, thực hiện thật tốt 5 điều Bác Hồ dạy, chăm ngoan, học giỏi hơn nữa, sau này tiếp bước cha anh xây dựng đất nước ta ngày càng giàu đẹp, phồn vinh.
Bác gửi đến các cháu nhiều cái hôn!
Thân ái!"
Nội dung lá thư theo Thông Tấn Xã.

Từng có suy đoán việc Chủ tịch Trần Đại Quang 'sẽ được thay thế'

Trước đây đã từng có nhiều đồn đoán trước đây quanh việc Chủ tịch Quang 'bị thay thế'.
Hôm 26/4, trang Nghiên cứu Quốc
dẫn lời của tiến sĩ Lê Hồng Hiệp, nhà nghiên cứu chính trị thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore: "Tháng 8/2017, Đảng Cộng sản Việt Nam thông báo rằng một ủy viên cao cấp khác của Bộ Chính trị, ông Đinh Thế Huynh, lúc đó là Thường trực Ban Bí thư, đã phải ngừng đảm nhiệm vị trí do sức khỏe kém. Cùng thời điểm đó, các báo cáo về tình trạng sức khỏe kém của Chủ tịch Trần Đại Quang cũng nổi lên. Ông Quang đã biến mất khỏi chính trường trong một thời gian kéo dài, được cho là để đi điều trị y tế tại Nhật Bản, trước khi xuất hiện trở lại trước thềm Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC vào tháng 11/2017. Do vấn đề sức khỏe, nhiều khả năng vị trí của ông Quang sẽ được thay thế tại hội nghị sắp tới."
"Một vấn đề quan trọng sẽ được quyết định là việc tìm người thay thế Chủ tịch Trần Đại Quang. Ông Nguyễn Thiện Nhân, hiện là ủy viên Bộ Chính trị và Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, được cho là người nhiều có khả năng nhất sẽ đảm nhiệm vị trí này.
Nếu ông Nhân được thăng chức, ông Võ Văn Thưởng, người từng là Phó Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh, có thể rời vị trí Trưởng Ban Tuyên Giáo hiện tại của mình để thay ông Nhân làm Bí thư TP Hồ Chí Minh."











Chủ tịch nước, Trần Đại Quang
Getty Images

TIN MỚI NHẬN: Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời










breaking news image
BBC

Ông Trần Đại Quang đã qua đời vào 10 giờ sáng 5 phút 21/9 tại Bệnh viên Trung ương Quân đội 108, hưởng dương 62 tuổi.
Ông sinh ngày 12/10/1956, tại xã Quang Thiện, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.










Tóm tắt

  1. Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời sáng 21/9.
  2. Ông sinh ngày 12/10/1956, tại huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình.
  3. Ông được bầu làm Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại kỳ họp thứ 11, 2/4/2016
  4. Phó Chủ tịch Đặng Thị Ngọc Thịnh dự kiến sẽ là quyền chủ tịch nước.









https://www.bbc.com/vietnamese/live/media-45597803

Geen opmerkingen:

Een reactie posten