Xung đột Kokang khuấy động quan hệ Miến Điện Trung Quốc
Tổng thống Miến Điện Thein Sein (T) nâng cốc cùng Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, trong chuyến thăm Trung Quốc, tháng 05/2011REUTERS/David Gray
Từ ngày 09/02/2015 vừa qua, giao tranh ác liệt đã bùng lên ở miền Đông Bắc Miến Điện giữa quân đội và lực lương nổi dậy sắc tộc Kokang. Hàng chục người đã bị thiệt mạng, cả trăm ngàn người phải băng qua biên giới, chạy vào Trung Quốc. Chiến sự bùng lên ở Kokang không chỉ làm cho quan hệ giữa chính phủ với các dân tộc thiểu số ở miền đông bắc thêm khó khăn, mà còn tác động cả tới quan hệ với Trung Quốc.
Thông tín viên RFI trong khu vực, Arnaud Dubus, nêu lên bối cảnh vụ xung đột :
- Dân tộc thiểu số Kokang, về văn hóa, khá gần với người Trung Hoa, là một trong số các sắc dân ít người được chính thức công nhận tại Miện Điện. Trước năm 1989, họ thuộc đảng Cộng sản Miến Điện, một lực lượng du kích hùng mạnh được hậu thuẫn của Trung Quốc để chống lại chính quyền trung ương Miến Điện trong nhiều thập niên.
Nhưng vào năm 1989, đảng Cộng sản Miến Điện bị suy sụp và những cộng đồng thiểu số như Wa hay Kokang đã có thỏa thuận ngưng bắn với chính quyền.
Tuy nhiên, qua năm 2009, chính quyền trung ương đã muốn biến lực lượng Kokang thành một lực lượng bán quân sự để trấn giữ biên giới giữa Miến Điện và Trung Quốc. Lãnh đạo Kokang, Bành Gia Thanh (Peng Jiasheng) đã từ chối, quân đội Miến Điện liền tấn công vùng này buộc rất nhiều người dân phải chạy sang Trung Quốc lánh nạn.
Ngày mùng 9 tháng Hai vừa qua, Bành Gia Thanh và binh lính của ông đã mở chiến dịch tấn công để lấy lại vị trí của mình ở Kokang.
RFI : Hiện nay chính quyền Miến Điện lên tiếng tố cáo các cộng đồng thiểu số khác và cả Trung Quốc nữa ? Anh nhận định ra sao ?
- Đúng như vậy, chính quyền Miến Điện đã tố cáo du kích quân người Wa thuộc lực lượng United Wa State Army, bao gồm 20.000 chiến binh, đã giúp đỡ người Kokang trong cuộc đấu tranh vũ trang. Người Mongla cũng như du kích quân Kachin cũng bị chính quyền tố cáo.
Trong một bức thư gởi đến tổng thống Thein Sein, người Wa và Mongla đã chính thức phủ nhận mọi liên can.
Riêng người Kachin - đang công khai chống lại chính quyền Miến Điện - thì không có phản ứng gì, nhưng họ không thật sự lâm chiến trong vùng này, mà chỉ hoạt động ở phía bờ bên kia sông Salween.
Chính phủ Miến Điện cũng hàm ý tố cáo chính quyền địa phương Trung Quốc giúp đỡ lực lượng Kokang bằng cách cung cấp vũ khí và lính đánh thuê. Trung Quốc đã dứt khoát cải chính, nhưng chính quyền Miến Điện cho biết có bằng chứng là chiến binh Kokang nói tiếng Hoa. Tuy nhiên, điều này cũng không có ý nghĩa gì nhiều vì người Kokang nói tiếng tương tự như người Trung Quốc.
RFI : Thế phản ứng của dư luận Miến Điện, của 67% dân chúng người gốc Miến Điện, về cuộc chiến với Kokang, ra sao ?
- Đây là một điểm lý thú. Do việc chính quyền Miến Điện tố cáo Trung Quốc hỗ trợ phong trào vũ trang Kokang, điều này đã cải thiện hình ảnh của chế độ trong con mắt dân chúng.
Người Miến Điện thường nhìn người Trung Quốc với con mắt không thiện cảm. Người Trung Quốc bị nghi ngờ muốn thống trị kinh tế Miến Điện, và mọi chỉ trích nhắm vào Trung Quốc chắc chắn là được lòng dân.
Người ta đã thấy nhiều thông điệp ủng hộ chính phủ và quân đội Miến Điện trên các mạng xã hội. Người ta đưa lên logo với khẩu hiệu ‘Tôi yêu Tatmadaw’ tức là quân đội. Ngay cả những cựu tù nhân chính trị của chế độ quân phiệt, như diễn viên hài nổi tiếng Zagana, cũng lên tiếng ủng hộ quân đội.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150302-xung-dot-kokang-khuay-dong-quan-he-mien-dien-trung-quoc/
- Dân tộc thiểu số Kokang, về văn hóa, khá gần với người Trung Hoa, là một trong số các sắc dân ít người được chính thức công nhận tại Miện Điện. Trước năm 1989, họ thuộc đảng Cộng sản Miến Điện, một lực lượng du kích hùng mạnh được hậu thuẫn của Trung Quốc để chống lại chính quyền trung ương Miến Điện trong nhiều thập niên.
Nhưng vào năm 1989, đảng Cộng sản Miến Điện bị suy sụp và những cộng đồng thiểu số như Wa hay Kokang đã có thỏa thuận ngưng bắn với chính quyền.
Tuy nhiên, qua năm 2009, chính quyền trung ương đã muốn biến lực lượng Kokang thành một lực lượng bán quân sự để trấn giữ biên giới giữa Miến Điện và Trung Quốc. Lãnh đạo Kokang, Bành Gia Thanh (Peng Jiasheng) đã từ chối, quân đội Miến Điện liền tấn công vùng này buộc rất nhiều người dân phải chạy sang Trung Quốc lánh nạn.
Ngày mùng 9 tháng Hai vừa qua, Bành Gia Thanh và binh lính của ông đã mở chiến dịch tấn công để lấy lại vị trí của mình ở Kokang.
RFI : Hiện nay chính quyền Miến Điện lên tiếng tố cáo các cộng đồng thiểu số khác và cả Trung Quốc nữa ? Anh nhận định ra sao ?
- Đúng như vậy, chính quyền Miến Điện đã tố cáo du kích quân người Wa thuộc lực lượng United Wa State Army, bao gồm 20.000 chiến binh, đã giúp đỡ người Kokang trong cuộc đấu tranh vũ trang. Người Mongla cũng như du kích quân Kachin cũng bị chính quyền tố cáo.
Trong một bức thư gởi đến tổng thống Thein Sein, người Wa và Mongla đã chính thức phủ nhận mọi liên can.
Riêng người Kachin - đang công khai chống lại chính quyền Miến Điện - thì không có phản ứng gì, nhưng họ không thật sự lâm chiến trong vùng này, mà chỉ hoạt động ở phía bờ bên kia sông Salween.
Chính phủ Miến Điện cũng hàm ý tố cáo chính quyền địa phương Trung Quốc giúp đỡ lực lượng Kokang bằng cách cung cấp vũ khí và lính đánh thuê. Trung Quốc đã dứt khoát cải chính, nhưng chính quyền Miến Điện cho biết có bằng chứng là chiến binh Kokang nói tiếng Hoa. Tuy nhiên, điều này cũng không có ý nghĩa gì nhiều vì người Kokang nói tiếng tương tự như người Trung Quốc.
RFI : Thế phản ứng của dư luận Miến Điện, của 67% dân chúng người gốc Miến Điện, về cuộc chiến với Kokang, ra sao ?
- Đây là một điểm lý thú. Do việc chính quyền Miến Điện tố cáo Trung Quốc hỗ trợ phong trào vũ trang Kokang, điều này đã cải thiện hình ảnh của chế độ trong con mắt dân chúng.
Người Miến Điện thường nhìn người Trung Quốc với con mắt không thiện cảm. Người Trung Quốc bị nghi ngờ muốn thống trị kinh tế Miến Điện, và mọi chỉ trích nhắm vào Trung Quốc chắc chắn là được lòng dân.
Người ta đã thấy nhiều thông điệp ủng hộ chính phủ và quân đội Miến Điện trên các mạng xã hội. Người ta đưa lên logo với khẩu hiệu ‘Tôi yêu Tatmadaw’ tức là quân đội. Ngay cả những cựu tù nhân chính trị của chế độ quân phiệt, như diễn viên hài nổi tiếng Zagana, cũng lên tiếng ủng hộ quân đội.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150302-xung-dot-kokang-khuay-dong-quan-he-mien-dien-trung-quoc/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten