Trung Quốc: Nạn đánh cắp và buôn bán trẻ nhỏ lộng hành
Tìm lại được đứa con sau khi cảnh sát phá vỡ một đường dây buôn trẻ ở Quý Dương, Trung Quốc, ngày 29/10/2010 (DR)(STR/AFP/Getty Images)
Theo ước tính, mỗi năm tại Trung Quốc có 70 ngàn trẻ nhỏ bị bắt cóc. Những đứa trẻ này sau đó may mắn thì được đem bán lại cho các gia đình giàu có hiếm muộn con trai, kém may mắn bị buộc phải đi ăn xin, bán vào các nhà chứa, tệ hơn nữa bị lấy ngũ tạng… Nhưng đáng chỉ trích hơn hết là thái độ thờ ơ, ù lì, nhắm mắt làm ngơ thậm chí tiếp tay của một số quan chức chính phủ cho các đường dây buôn bán trẻ béo bở đó. Về chủ đề này, tuần san L’Obs số ra từ ngày 26/02 cho đến 03/03/2015 phản ảnh lại qua hàng tựa « Những đứa trẻ bị đánh cắp tại Trung Quốc ».
Đặc phái viên tờ báo, Ursula Gauthier thuật lại câu chuyện bi thương của gia đình anh Ngô Tính Thành (Wu Xinghu), sống trong một ngôi làng nghèo, gần thành phố Tây An, tỉnh Thiểm Tây, miền trung Trung Quốc. Bé Giai Thành (Jiacheng), cậu con trai một tuổi của anh đã bị bắt cóc ngay trong chính vòng tay của cha mẹ cách đây 6 năm. Những tên bất lương xâm nhập vào nhà lúc nửa đêm, xịt thuốc mê cả gia đình và cuỗm cậu bé đi.
Sau nhiều giờ tìm kiếm, manh mối duy nhất mà anh có được là người dân phát hiện nhiều ngày nay có một chiếc xe hơi 4x4 đậu trước nhà và thăm dò về cậu con trai của anh. Đến trình báo sự việc tại đồn công an, những gì mà anh nhận được chỉ là cái nhún vai với câu trả lời : « Việc quái gì mấy người đó muốn bắt cóc thằng bé ? ».
Thái độ thờ ơ của chính quyền
Theo tuần san, nhiều tháng liền, cảnh sát từ chối cho đăng ký khiếu nại. Cảnh sát địa phương và cảnh sát quận đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Sau này, anh Ngô mới hiểu ra rằng mở điều tra cũng đồng nghĩa với việc nhìn nhận sự nghiêm trọng của vấn đề và có nguy cơ bị cấp trên quở trách. Tốt hơn hết là phủi trách nhiệm và không làm gì cả.
Không cam tâm, anh Ngô tự tiến hành điều tra với sự giúp đỡ của bạn bè. Và quá trình điều tra đó giúp anh Ngô hiểu rõ bộ mặt thật của hệ thống gọi là « Đảng phục vụ nhân dân ». Không như những gì được tuyên truyền, chính quyền « không kiên quyết chống tội phạm và bảo vệ người dân vô tội ».
Những gì anh Ngô thấy được từ các vụ bắt cóc đó là thái độ dửng dưng tột độ của chính quyền, tính trơ ì của bộ máy và thiếu thái độ thông cảm của các viên chức, nếu không muốn nói thái độ thù nghịch công khai của họ. Cũng như bao nông dân khác, anh Ngô biết trước rằng những kẻ mạnh rất ích kỷ, tham ô và bạo chúa. Nhưng anh không nghĩ đến một mức độ như thế.
Trước sự thụ động của chính quyền, anh Ngô đã cùng với một số phụ huynh can đảm khởi động một chiến dịch để được đăng ký khiếu nại. Các cuộc biểu tình ngồi ôn hòa lần lượt diễn ra từ cảnh sát quận, rồi tỉnh thành. Nhưng phải đợi đến năm 2010, trước cửa Bộ công an anh Ngô cùng với một số gia đình khác mới thực hiện được ý nguyện. Tức phải mất hết một năm rưỡi sau kể từ con anh mất tích.
Nạn buôn bán trẻ em tàn nhẫn
Cũng trong quá trình đi điều tra tại các tỉnh Hà Nam, Sơn Đông, Hà Bắc, anh Ngô phát hiện cả một mạng lưới buôn bán trẻ kinh hoàng, đang trở thành một ngành công nghiệp mà mỗi nhiệm vụ đã được chuyên nghiệp hóa. Từ khâu lấy hàng (được giao cho trẻ vị thành niên), chuyển hàng về điểm sàng lọc, cho đến khâu các nhà « bảo kê » : những viên cảnh sát và các thẩm phán địa phương có nhiệm vụ ngăn chặn mọi can thiệp từ bên ngoài.
Đó là chưa kể đến khâu « giám sát chất lượng » được giao cho các bệnh viện. Mỗi đứa trẻ đều phải trải qua các cuộc kiểm tra sơ bộ trước khi ký kết các gaio dịch. Theo đánh giá của tuần báo, đường dây tội phạm này mỗi năm thu được hàng trăm triệu euro.
Các bé trai, thường là đối tượng bị bắt cóc nhiều nhất, có thể được bán lại với giá 100 ngàn tệ, đôi khi mắc gấp đôi, nếu đó là các gia đình giàu có hiếm muộn con trai ở phía Nam. Đó là những trẻ may mắn, được đối xử như những ông hoàng con và sau này sẽ được kế thừa sản nghiệp từ bố mẹ nuôi.
Các bé gái ít hấp dẫn các gia đình hơn thì bị đưa vào nhà chứa. Những bé trai trong độ tuổi từ 6-12 tuổi, sau khi bị làm cho què tay cụt chân, buộc phải đi ăn xin cho các tổ chức tội phạm, số khác thì bị đưa vào làm việc trong các xưởng sản xuất gạch bất hợp pháp trong điều kiện như là nô lệ. Kinh khủng hơn nữa các băng đảng tội phạm đó còn khai thác bọn trẻ như là những mỏ nội tạng sống để đem bán.
Cuối cùng bài viết cho rằng, Trung Quốc giờ đã mất chiếc la bàn đạo đức. Sau khi phá vỡ một cách có hệ thống các giá trị truyền thống, Đảng cộng sản cuối cùng bỏ chính ý thức hệ cộng sản của mình vào trong bụi gai. Trên thượng tầng giờ ngự trị bộ đôi thép : quyền lực – độc quyền của đảng Cộng sản và tiền bạc – một lý tưởng cộng đồng mới.
Số phận của những trẻ nhỏ bị đánh cắp đưa ra ánh sáng mức độ vô nhân đạo của cả một hệ thống mà các guồng máy – dịch vụ xã hội, cảnh sát, tư pháp, bệnh viện… dường chỉ có mỗi bận tâm duy nhất : chia phần chiếc bánh ghê tởm.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150228-trung-quoc-buon-tre/
Sau nhiều giờ tìm kiếm, manh mối duy nhất mà anh có được là người dân phát hiện nhiều ngày nay có một chiếc xe hơi 4x4 đậu trước nhà và thăm dò về cậu con trai của anh. Đến trình báo sự việc tại đồn công an, những gì mà anh nhận được chỉ là cái nhún vai với câu trả lời : « Việc quái gì mấy người đó muốn bắt cóc thằng bé ? ».
Thái độ thờ ơ của chính quyền
Theo tuần san, nhiều tháng liền, cảnh sát từ chối cho đăng ký khiếu nại. Cảnh sát địa phương và cảnh sát quận đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Sau này, anh Ngô mới hiểu ra rằng mở điều tra cũng đồng nghĩa với việc nhìn nhận sự nghiêm trọng của vấn đề và có nguy cơ bị cấp trên quở trách. Tốt hơn hết là phủi trách nhiệm và không làm gì cả.
Không cam tâm, anh Ngô tự tiến hành điều tra với sự giúp đỡ của bạn bè. Và quá trình điều tra đó giúp anh Ngô hiểu rõ bộ mặt thật của hệ thống gọi là « Đảng phục vụ nhân dân ». Không như những gì được tuyên truyền, chính quyền « không kiên quyết chống tội phạm và bảo vệ người dân vô tội ».
Những gì anh Ngô thấy được từ các vụ bắt cóc đó là thái độ dửng dưng tột độ của chính quyền, tính trơ ì của bộ máy và thiếu thái độ thông cảm của các viên chức, nếu không muốn nói thái độ thù nghịch công khai của họ. Cũng như bao nông dân khác, anh Ngô biết trước rằng những kẻ mạnh rất ích kỷ, tham ô và bạo chúa. Nhưng anh không nghĩ đến một mức độ như thế.
Trước sự thụ động của chính quyền, anh Ngô đã cùng với một số phụ huynh can đảm khởi động một chiến dịch để được đăng ký khiếu nại. Các cuộc biểu tình ngồi ôn hòa lần lượt diễn ra từ cảnh sát quận, rồi tỉnh thành. Nhưng phải đợi đến năm 2010, trước cửa Bộ công an anh Ngô cùng với một số gia đình khác mới thực hiện được ý nguyện. Tức phải mất hết một năm rưỡi sau kể từ con anh mất tích.
Nạn buôn bán trẻ em tàn nhẫn
Cũng trong quá trình đi điều tra tại các tỉnh Hà Nam, Sơn Đông, Hà Bắc, anh Ngô phát hiện cả một mạng lưới buôn bán trẻ kinh hoàng, đang trở thành một ngành công nghiệp mà mỗi nhiệm vụ đã được chuyên nghiệp hóa. Từ khâu lấy hàng (được giao cho trẻ vị thành niên), chuyển hàng về điểm sàng lọc, cho đến khâu các nhà « bảo kê » : những viên cảnh sát và các thẩm phán địa phương có nhiệm vụ ngăn chặn mọi can thiệp từ bên ngoài.
Đó là chưa kể đến khâu « giám sát chất lượng » được giao cho các bệnh viện. Mỗi đứa trẻ đều phải trải qua các cuộc kiểm tra sơ bộ trước khi ký kết các gaio dịch. Theo đánh giá của tuần báo, đường dây tội phạm này mỗi năm thu được hàng trăm triệu euro.
Các bé trai, thường là đối tượng bị bắt cóc nhiều nhất, có thể được bán lại với giá 100 ngàn tệ, đôi khi mắc gấp đôi, nếu đó là các gia đình giàu có hiếm muộn con trai ở phía Nam. Đó là những trẻ may mắn, được đối xử như những ông hoàng con và sau này sẽ được kế thừa sản nghiệp từ bố mẹ nuôi.
Các bé gái ít hấp dẫn các gia đình hơn thì bị đưa vào nhà chứa. Những bé trai trong độ tuổi từ 6-12 tuổi, sau khi bị làm cho què tay cụt chân, buộc phải đi ăn xin cho các tổ chức tội phạm, số khác thì bị đưa vào làm việc trong các xưởng sản xuất gạch bất hợp pháp trong điều kiện như là nô lệ. Kinh khủng hơn nữa các băng đảng tội phạm đó còn khai thác bọn trẻ như là những mỏ nội tạng sống để đem bán.
Cuối cùng bài viết cho rằng, Trung Quốc giờ đã mất chiếc la bàn đạo đức. Sau khi phá vỡ một cách có hệ thống các giá trị truyền thống, Đảng cộng sản cuối cùng bỏ chính ý thức hệ cộng sản của mình vào trong bụi gai. Trên thượng tầng giờ ngự trị bộ đôi thép : quyền lực – độc quyền của đảng Cộng sản và tiền bạc – một lý tưởng cộng đồng mới.
Số phận của những trẻ nhỏ bị đánh cắp đưa ra ánh sáng mức độ vô nhân đạo của cả một hệ thống mà các guồng máy – dịch vụ xã hội, cảnh sát, tư pháp, bệnh viện… dường chỉ có mỗi bận tâm duy nhất : chia phần chiếc bánh ghê tởm.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150228-trung-quoc-buon-tre/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten