zondag 22 maart 2015

Tại Napoli, Giáo hoàng Francis lên án các tổ chức mafia

MafiaVaticanGiáo Hoàng PhanxicôChâu ÂuQuốc tếXã hội

Tại Napoli, Giáo hoàng lên án các tổ chức mafia

mediaGiáo hoàng Phanxicô tại quảng trường Plebiscito, Napoli, 21/03/2015.REUTERS/Stefano Rellandini
Ngay tại địa bàn hoạt động của các tổ chức tội phạm Ý là thành phố Napoli, hôm qua 21/03/2015, Giáo hoàng Phanxicô lên án các tổ chức mafia « bóc lột, lôi kéo thanh niên và người nghèo » vào con đường tội lỗi.
Hàng trăm ngàn người dân Napoli, miền nam nước Ý ngày hôm qua đã nồng nhiệt tiếp đón Đức Giáo hoàng Phanxicô.
Đức thánh cha đặc biệt viếng thăm khu phố nghèo Scampia và nhà tù Poggioreale và đã gặp gỡ các tù nhân, dùng bữa cơm trưa với 120 người trong số họ. Trong buổi thánh lễ cử hành tại quảng trường Plebiscisto, Đức Giáo hoàng đã tránh không dùng những từ ngữ như mafia hay camorra khi nói tới những tổ chức tội phạm ở thành phố này, nhưng Ngài đã kêu gọi những « kẻ phạm tội và đồng lõa » "hãy quay về với tình yêu Thiên Chúa, với công lý".
Người đứng đầu tòa thánh Vatican kêu gọi người dân Napoli đừng để nạn tham nhũng gắn liền với hình ảnh của thành phố này. Tại khu phố nghèo Scampia Ngài nói : "tham nhũng làm thối nát xã hội. Một người công giáo để nạn tham nhũng ngấm vào thì cũng là một kẻ thối nát".
Napoli là thành trì của các tổ chức tội phạm mafia Ý. 40 % thanh niên dưới 25 tuổi không có việc làm. Đây cũng là nơi tập trung nhiều người nhập cư từ châu Phi và châu Á đến kiếm sống. Theo báo chí địa phương, 3.000 nhân viên an ninh đã được huy động để bảo vệ Đức Giáo hoàng khi ngài đến Napoli. Thành phố tăng cường an ninh trên lộ trình dài 25 cây số nơi Ngài đi qua.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150322-tai-napoli-giao-hoang-len-an-cac-to-chuc-mafia/

Điểm báoVaticanTôn giáoQuốc tếMafia

Tòa thánh Vatican khai chiến với mafia

mediaĐức giáo hoàng Phanxicô chủ trương gạt các băng đảng Ý gạt ra ngoài Giáo hội - REUTERS /Alessandro Bianchi
Tại Roma một cuộc chiến đang diễn ra giữa Vatican và mafia. Nhiều dấu hiệu cho thấy Tòa Thánh muốn giữ khoảng cách với các băng đảng tội phạm. Cách đây hai tuần (vào ngày 21/06/2014) Đức giáo hoàng Phanxicô trước sự hiện diện của gần 200 ngàn tín đồ đã tuyên bố một cách rõ ràng là kể từ giờ các băng đảng Ý bị gạt ra ngoài Giáo hội và không được lãnh bí tích thánh thể. Theo Le Figaro như vậy là « Tòa thánh Roma đang khai chiến với mafia ».
Ngay lập tức, các băng đảng Ý đã có những hành động đáp trả Tòa Thánh. Thứ Tư tuần rồi (02/07/2014) tại Oppido Mamertima, một địa hạt nhỏ bé thuộc vùng Calabre, gồm 3000 dân, đã diễn ra lễ rước kiệu Đức Mẹ. Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như đoàn người không cho dừng kiệu trước cửa nhà Pezze Mazzagatti, một trùm mafia bị kết án tù chung thân, nhưng được hưởng quản thúc tại gia do tuổi cao.
Sự việc xảy ra khiến nhiều quan chức và chức sắc giáo hội bất bình. Bộ trưởng Nội vụ Ý cho đấy là một « hành động không thích hợp và ghê tởm ». Cha xứ tại địa phương lên án một sự phản bội hai lần. « Làm như thế chẳng khác nào là đồng tình với kẻ gây ác… Đức Mẹ chỉ nghiêng mình trước cảnh đói khổ, nỗi đau, chứ không bao giờ trước một kẻ bất lương ». Le Figaro cho biết một cuộc điều tra đã được mở ra để xác định danh tính những người khuân kiệu.
Vụ việc chưa kịp nguội xuống, thì đến Chủ nhật vừa qua (06/07/2014) tại nhà tù Larino (Molise, miền trung nước Ý), hơn 200 tù nhân thuộc các thành phần bất hảo đã công khai từ chối dự thánh lễ. Họ viện dẫn rằng « Bởi vì chúng tôi không thể lãnh bí tích thánh thể, nên chẳng có ích gì để dự thánh lễ ».
Lời kêu gọi trên của Đức Giáo Hoàng đánh dấu thiện chí cắt đứt hoàn toàn mọi liên hệ với kẻ gây tội ác mà Ngài cho là « cần phải chiến đấu và tách lìa ra ». Theo Ngài, khi sự tôn thờ cái ác thay thế cho sự tôn thờ Chúa, thì chẳng khác gì chúng ta mở đường cho những kẻ phạm tội, cho lợi ích riêng tư, cho sự bức hiếp. Giáo Hội phải được huy động sao cho cái tốt được thắng thế ».
Tờ báo cho rằng bài diễn văn của Đức Giáo hoàng còn vượt xa hơn cả những lời lên án trước đây của Giáo hội. Theo giám mục vùng Campobasso, « Những gì xảy ra ở nhà tù Larino minh chứng lời lẽ của Đức Giáo hoàng đang làm lay chuyển ý thức ». Còn đối với nhà văn Roberto Saviano, đây cũng là lần đầu tiên trong lịch sử hình sự, giữa Giáo hội và các tổ chức tội ác có một sự gián đoạn sâu sắc như vậy. Theo ông, « Xã hội cần phải gạt bỏ hoàn toàn những tổ chức như thế ra ngoài cấu trúc của mình ».
Benedicto XVI, kiên quyết chống lạm dụng tình dục trẻ em
Bên cạnh mặt trận chống mafia, nạn lạm dụng tình dục trẻ em trong hàng giáo sĩ cũng là một vấn đề nhức nhối cho Tòa Thánh. La Croix hôm nay cho biết « Trước các nạn nhân của tệ lạm dụng tình dục, Giáo Hoàng lắng nghe và dấn thân ».
Tờ báo cho biết sáng hôm qua 07/07/2014, Đức Giáo hoàng đã tiếp sáu nạn nhân ngay ở Vatican. Trong bài thuyết giáo, Ngài ngỏ lời xin tha thứ cho những lãnh đạo Giáo hội, những người đã nhắm mắt làm ngơ về tệ nạn mà họ đã biết từ trước. Cũng như người tiền nhiệm, Ngài cam kết « không khoan nhượng » và kể từ giờ giao trách nhiệm bảo vệ các trẻ vị thành niên cho các giám mục.
Le Figaro trong mục Ý kiến độc giả có bài nhận định khá hay về vấn nạn lạm dụng tình dục trẻ em trong hàng giáo sĩ. Theo nhận định của Jean-Marie Guénois, tác giả bài viết, Benedicto XVI vẫn sẽ là vị Giáo hoàng kiên định trong cuộc chiến này.
Nhìn lại ba triều đại Giáo hoàng gần đây, tác giả cho rằng người ta chỉ trích Gioan Phaolô đệ nhị nhiều do sự thiếu suy xét của ông, nhất là đối với vụ Cha Maciel, người sáng lập ra Dòng Các Cha Đạo Binh Chúa Kitô, những người theo đạo, nhưng có cuộc sống hai mặt, trong đó có nhiều người bị tố cáo là lạm dụng tình dục trẻ em.
Tác giả cho rằng thiếu suy xét là một phần, nhưng cũng đừng quên là Cha Maciel đã biết khôn khéo che dấu sự thật. Đó là chưa tính đến Đức Giáo hoàng quá cố lúc ấy cũng đã tuổi cao sức yếu. Chỉ mãi đến cách ba năm trước khi mất, Ngài mới yêu cầu những biện pháp do Giáo hội Công giáo Hoa Kỳ đưa ra phải được nhân rộng ra toàn Giáo hội để chống lại nạn lạm dụng tình dục trẻ em trong giới giáo sĩ.
Nhưng có lẽ chính Benedicto XVI mới là người kiên định nhất trong trận chiến này. Ngay từ những tháng đầu tiên của nhiệm kỳ, Ngài đã dám phế truất Cha Maciel. Chính Ngài đã đặt dấu chấm hết cho kiểu văn hóa « im lặng » trong nội bộ Tòa Thánh qua việc lần đầu nhìn nhận trách nhiệm của các giám mục. Ngài đã củng cố điều luật bên trong Tòa Thánh để có thể cách chức một cách nhanh chóng những giám mục bị kết tội đến mức đã tạo ra một cuộc khủng hoảng nội bộ.
Nhiều người trong giới chức sắc đã chỉ trích Ngài là quá bảo vệ các nạn nhân, mà coi nhẹ các chức sắc của mình. Quả thật, chính Ngài là người đầu tiên trong Giáo Hội đã đến thăm hỏi các nạn nhân nhân các chuyến công du, nhưng vẫn tránh được các con mắt của giới truyền thông.
Cuối cùng tác giả cho hay nếu xem lại bảng tổng kết, trong giai đoạn 2004-2013, từ lúc còn là hồng y Joseph Ratzinger cho đến lúc trở thành Benedicto XVI, ít nhất cũng có 90 giám mục bị hạ bệ vì có liên can đến tệ nạn này, 848 giáo sĩ bị giáng cấp, 2572 giáo sĩ bị trừng phạt nặng. Tác giả kết luận, trong số 400 ngàn giáo sĩ đang tại chức, những kẻ xấu xa lạm dụng tình dục trẻ em vẫn là một thiểu số rất là nhỏ.

http://vi.rfi.fr/diem-bao/20140708-toa-thanh-vatican-khai-chien-voi-mafia/

Giáo hoàng Phanxicô tố cáo đích danh mafia Ý

mediaGiáo hoàng Phanxicô thuyết giảng trước hàng trăm nghìn người tại Calabria, miền nam nước Ý ngày 21/6/2014.REUTERS/Giampiero Sposito
Đức Giáo hoàng Phanxicô đến vùng Calabria, miền nam nước Ý, vào hôm qua, 21/06/2014. Chính xác hơn là ngài đã đến Cassano allo Ionio, ngay trái tim của Ndrangeta, tổ chức mafia hùng mạnh nhất châu Âu. Trước đám đông hơn 100.000 người (200.000 theo báo chí) - phần đông là phụ nữ - Giáo hoàng đã tỏ ra gay gắt đối với giới mafia – vốn rất sùng đạo, nhưng Giáo hoàng đã rút phép thông công.
Thông tín viên RFI  tại Roma, Anne Lenir :
Giáo hoàng Phanxicô không phải là Giáo hoàng đầu tiên có lời kêu gọi khẩn thiết chống mọi tổ chức mafia, nhưng ngài là người đầu tiên nêu lên công khai trước đám đông và một cách rõ ràng, tên Ndrangeta, của tổ chức mafia vùng Calabria miền Nam nước Ý này.
Ngài nói : « Ndrangeta, là sự thờ phụng cái ác, khinh miệt cái tốt chung. Phải chống lại cái ác này ! Những ai, tương tự như những kẻ mafia, đi theo con đường tội ác đó đều không ở cùng với chúa. Họ đều bị rút phép thông công ».
Trước đám đông to lớn và phấn khởi, Đức Giáo hoàng Phanxicô một lần nữa cho thấy sự can đảm của ngài. Ngài muốn xích lại gần hơn nữa những người yếu thế nhất tại vùng ven biển này của nước Ý, một vùng mà 56% thanh niên dưới 25 tuổi bị thất nghiệp.
Và Giáo hoàng đã chọn đến một nơi mang tính biểu tượng cao, Cassano Allo Ionio. Chính tại đây, một em bé 3 tuổi đã bị ám sát một cách dã man. Và chính tại nơi đó mà ngài đã thốt lên : « Mafia bị rút phép thông công ».

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20140622-giao-hoang-phanxico-to-cao-dich-danh-mafia-y/

Giáo hoàng Phanxicô bị Mafia đe dọa

mediaĐức Giáo hoàng Phanxicô - REUTERS/Luca Zennaro/Pool
Tin về những âm mưu của Mafia nhằm đe dọa Đức Giáo Hoàng Phanxicô là do chính ông Nicola Gratteri, công tố viên của tòa án vùng Reggio Calabria, miền nam nước Ý, tung ra trong một buổi phỏng vấn ngày 13/11/2013 của tờ báo “Fatto Quotidiano” (Chuyện hằng ngày) ở Ý.

Thông tín viên Huê Đăng 23/11/2013 nghe

Calabria là một vùng ở miền nam nước Ý, nơi nổi tiếng là địa bàn hoạt động của băng đảng xã hội đen có tên là “Ndrangheta”, một kiểu tổ chức băng đảng mafia. Dựa theo các tuyên bố của ông Nicola Gratteri thì hiện nay giới chóp bu của tổ chức này rất lấy làm “khó chịu” về những tuyên bố về ý muốn trong sạch hóa guồng máy hoạt động tài chánh ngân hàng của Tòa thánh Vatican, chủ yếu là của cơ quan IOR vốn được xem như là ngân hàng của Vatican.
Theo nhận xét của ông Nicola Gratteri thì "nếu được”, “Ndrangheta” sẵn sàng làm những động thái nhằm “cản mũi” Đức Giáo Hoàng. Ông Nicola Gratteri không trực tiếp chi tiết về một âm mưu nào cả. Ông chỉ giới hạn nhận xét rằng Đức Giáo Hoàng có thể đang ở trong tình thế nguy hiểm do tổ chức băng đảng “Ndrangheta” gây ra.
Vì sao mà “Ndragheta” khó chịu trước việc Đức Giáo Hoàng muốn làm trong sạch guồng máy hoạt động kinh tế tài chánh của Tòa Thánh ?
Huê Đăng : Ông Nicola Gratteri là một trong những công tố viên đã từng theo dõi và xét xử các vụ án phạm pháp của các băng đảng xã hội đen Mafia. Sau nhiều năm hoạt động chống Mafia, ông đã tích lũy được một số thông tin về hoạt động của các tổ chức này.
Điều đặc biệt là một số thông tin nói trên cho thấy là trong quá khứ tổ chức “Ndragheta” và một bộ phận của guồng máy kinh tế tài chánh của Tòa thánh đã “đồng hành tay trong tay”. Và ông đã gom góm tổng hợp các thông tin này để cho ra quyển sách mang tên “Acqua santissima” (Nước thánh vô cùng) với chủ đề nghiên cứu về những quan hệ nói trên.
Do đó, theo nhận xét của ông Nicola Gratteri, những quyết định của Đức Giáo Hoàng nhằm mục tiêu trong sạch hóa cổ máy kinh tế tài chánh của Tòa Thánh ít nhiều cũng sẽ có những ảnh hưởng đến các mạng lưới kinh tài của “Ndrangheta”. Và chính đây là nguyên nhân của những “khó chịu” đến từ băng đảng xã hội đen và cũng là tiền đề để ông Gratteri nói đến một sự đe dọa đối với Đức Giáo Hoàng.
Như thế có nghĩa là trong quá khứ đã có xẩy ra những trường hợp trong đó một bộ phận nào đó của Giáo hội đã có những mối quan hê với băng đảng mafia ?
Huê Đăng : Trước hết cũng nên nói cho rõ là trong thời buổi kinh tế tài chánh hiện đại và toàn cầu hóa như hiện nay, các băng đảng xã hội đen như Mafia, như “Ndrangheta”, như “Camorra” (ở vùng Napoli), cũng đã “lột xác”: ngày nay không hẳn bắt buộc các băng đảng này là những người ăn mặc như dân du côn dao búa, tay cầm súng tay cầm dao đi “hoạt động”.
Trong băng đảng xã hội đen kiểu mafia thời hiện đại cũng có những người có kiến thức, có chuyên môn, biết ăn biết nói, biết hành xử lịch sự ... và ngồi trong những văn phòng thông thoáng hiện đại ... và ở đó các băng đảng mafia mua bán, vận chuyển, đầu cơ, hoặc rửa tiền rồi đầu tư vào các cơ sở kinh tế sản xuất hàng tỉ đô-la thông qua các cú điện thoại cao cấp hay ra lệnh qua các máy vi tính nối mạng.
Đó là một hình thức mafia tài chánh hiện nay. Và với những hoạt động tài chánh như thế các tổ chức mafia cũng cần phải có những “quan hệ đầu mối” với những cơ sở kinh tế tài chánh trên thế giới, trong đó có cả ngân hàng của Vatican.
Điều này có thể được minh chứng qua những vụ xì-căng-đan có dính líu đến cơ quan IOR của Tòa thánh mà báo chí đã nhiều lần đăng tải: thí dụ như vụ ám sát đầy nghi vấn ông Roberto Calvi, một nhà tài chánh và là giám đốc của ngân hàng “Banco Ambrosiano” có trụ sở chính ở thành phố Milano, một ngân hàng có nhiều tai tiếng dính líu đến các hoạt động rửa tiền mờ ám trong thế giới tài chánh.
Ngày 18/06/1982 người ta phát hiện Roberto Calvi treo cổ “tự vận” dưới gầm cầu Blackfriars ở Luân Đôn. Một cái chết đầy nghi vấn và từ “tự vận” đã lập tức biến thành một cuộc “ám sát”, bởi vì chính bản thân Roberto Calvi là một con người có đầy những quan hệ chằn chịt với đủ thứ “giang hồ tứ chiến” : từ băng đảng Mafia đến các hội kín .. và trong đó có quan hệ với Ngân hàng của Tòa thánh (tức là cơ quan IOR) và vào thời điểm đó giám đốc của IOR là Hồng y Paul Marcinkus (đã mất năm 2006), người cũng vốn có nhiều tai tiếng trong những phi vụ tài chánh mờ ám.
Thậm chí đến xác của Renatino De Pedis, thủ lãnh của một băng cướp khét tiếng ở Roma vào những thập niên 70-80, bị ám sát ngày 02/02/1990: không ai hiểu vì sao mà xác của tên cướp khét tiếng này lại được “lén lút” chôn cất hoành tráng ngay trong nhà thờ Sant’Apollinare, nằm gần Vatican, như một tu sĩ nổi tiếng hay người có công trạng với Giáo hội.
Năm 2012, báo chí đã khám phá ra được chuyện lạ đời này và tòa án Roma đã ra lệnh khai quật mồ và cho khám nghiệm hài cốt, và kết quả khám nghiệm đã xác định tử thi chính là của Renatino De Pedis. Khi xẩy ra việc động trời này, phía Toà thánh Vatican cũng hoàn toàn không có một tuyên bố gì để lý giải sự kiện kỳ quặc nói trên.
Tất cả những xì-căng-đan xẩy ra trong quá khứ đã cho thấy là trong một thời gian dài, các băng đảng xã hội đen đã có những quan hệ làm ăn với một bộ phận của cơ sở kinh tế tài chính của Vatican.
Tuyên bố nói trên của công tố viên Nicola Gratteri đã đặt Tòa Thánh trong tình trạng báo động ?
Huê Đăng : Sau tuyên bố nói trên của ông Nicola Gratteri, phía Tòa thánh Vatican đã phủ nhận mọi khả năng về việc Đức Giáo Hoàng có thể bị tổ chức “Ndrangheta” đe dọa. Cũng đáng lưu ý là tuyên bố của công tố viên Nicola Gratteri cũng đã không được các mạng truyền thông lớn ở Ý đăng tải. Rất có thể là theo yêu cầu của Vatican, phần lớn các mạng truyền thông đã “tự ý kiểm duyệt” tin nói trên.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20131123-giao-hoang-phanxico-bi-mafia-de-doa/

Geen opmerkingen:

Een reactie posten