maandag 9 maart 2015

Sự thay đổi trong cán cân quyền lực tại Việt Nam (Nguyễn Hưng Quốc)

Thứ ba, 10/03/2015




Blog / Nguyễn Hưng Quốc

Sự thay đổi trong cán cân quyền lực tại Việt Nam

x


Việt Nam: độc tài chuyên chế hay độc tài toàn trị?

Ai cũng biết Việt Nam sống dưới một chế độ độc tài. Nhưng vấn đề là: bản chất của chế độ độc tài ấy là gì?
Mới đây, trên tờ East Asia Forum ngày 5 tháng 3, Lê Hồng Hiệp, chuyên viên nghiên cứu tại Institute of Southeast Asia Studies, có một bài viết khá hay về sự thay đổi trong cán cân quyền lực trong hệ thống chính trị tại Việt Nam.
Theo Lê Hồng Hiệp, trước đây, quyền lực chính trị tại Việt Nam chủ yếu nằm trong tay một cá nhân (Hồ Chí Minh và/hoặc Lê Duẩn), sau, chuyển sang Bộ Chính trị (dưới thời các Tổng Bí thư từ Trường Chinh đến Nông Đức Mạnh), và gần đây, chuyển sang Ban Chấp hành Trung ương đảng.
Có mấy bằng chứng cho thấy sự thay đổi này: Một, vào tháng 10, 2012, khi Bộ Chính trị định kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng vì những thất bại của ông trong lãnh vực kinh tế, Ban Chấp hành Trung ương đã bác bỏ, cuối cùng, Nguyễn Tấn Dũng được xem là vô tội. Hai, vào tháng 3, 2013, khi Nguyễn Phú Trọng đề cử Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ vào Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương đã lại bác bỏ và, thay vào đó, bầu hai người khác, Nguyễn Thiện Nhân và Nguyễn Thị Kim Ngân. Và ba, vào tháng 1, 2015, lần đầu tiên Ban Chấp hành Trung ương đã bỏ phiếu tín nhiệm các uỷ viên trong Bộ Chính trị. Kết quả cuộc bầu cử, cho đến nay, vẫn không được công bố chính thức, tuy nhiên, theo trang blog Chân dung Quyền lực, ở đó, Nguyễn Tấn Dũng được nhiều phiếu tín nhiệm cao nhất (152 phiếu), trên Trương Tấn Sang (149 phiếu), và cao hơn hẳn Nguyễn Phú Trọng, đứng hạng thứ 8, với 135 phiếu.
Với các sự kiện ấy, Lê Hồng Hiệp cho rằng, nếu xem cấu trúc quyền lực trong hệ thống chính trị tại Việt Nam như một hình tam giác thì ở trên cùng là Ban Chấp hành Trung ương, dưới một chút là Bộ Chính trị, và dưới nữa là Tổng Bí thư. Cấu trúc này không thể hiện xu hướng dân chủ tại Việt Nam, bởi vì, thay đổi theo cách nào, mọi quyền lực cũng đều nằm trong tay đảng Cộng sản. Tuy nhiên, nó thể hiện được cán cân quyền lực trong nội bộ đảng. Điều này đã có nhiều người nhận ra: trong lịch đảng Cộng sản và chính quyền Việt Nam, chưa có Tổng Bí thư nào bất lực như Nguyễn Phú Trọng, đồng thời cũng chưa có một Thủ tướng nào có nhiều quyền lực như Nguyễn Tấn Dũng.
Có thể nói, sự thay đổi đột biến trong cán cân quyền lực của Ban Chấp hành Trung ương gắn liền với sự lớn mạnh trong vai trò Thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh hưởng của Nguyễn Tấn Dũng đối với Ban Chấp hành Trung ương lớn hơn hẳn các ảnh hưởng của Nguyễn Phú Trọng hoặc Trương Tấn Sang. Có hai lý do chính. Thứ nhất, hầu hết các thành viên trong Ban Chấp hành Trung ương là các cán bộ lãnh đạo địa phương hoặc trong guồng máy hành chính trung ương: ở cả hai nơi, quyền bổ nhiệm cũng như quyền phân phối ngân sách đều chủ yếu nằm trong tay Nguyễn Tấn Dũng. Thứ hai, Nguyễn Tấn Dũng cũng có quan hệ chặt chẽ với cả Bộ Quốc phòng lẫn Bộ Công an, nơi trước đây ông từng lãnh đạo, mà hai bộ này chiếm đến 15 phần trăm tổng số uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương đảng.
Với ảnh hưởng to lớn trên Ban chấp hành Trung ương như vậy, khả năng Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng Bí thư trong kỳ đại hội đảng vào năm 2016 tới không phải là xa vời hay bất khả. Nếu Nguyễn Tấn Dũng trở thành Tổng Bí thư, một trong những phó Thủ tướng của Nguyễn Tấn Dũng hiện nay sẽ lên làm Thủ tướng. Lúc ấy, cán cân quyền lực, theo tôi, lại quay ngược lại thời trước: Tổng Bí thư sẽ có quyền lực cao nhất. Tuy nhiên, dù cao đến mấy, quyền lực của Tổng Bí thư cũng sẽ không cao bằng Hồ Chí Minh hay Lê Duẫn thời trước vì họ phải lệ thuộc vào sự ủng hộ của mấy trăm người trong Ban Chấp hành Trung ương đảng. Nhưng dù sao lúc ấy Tổng Bí thư cũng sẽ có quyền lực hơn hẳn Nguyễn Phú Trọng hiện nay.
Vấn đề là: những sự thay đổi về cán cân quyền lực cũng như cấu trúc quyền lực như vậy có lợi hay có hại cho đất nước?
Câu trả lời, theo tôi, là vừa lợi vừa hại.
Hại, trước hết, vì quyền lực của đảng trên quyền lực của Thủ tướng, tức trên bộ máy hành chánh, càng lớn, xu hướng độc tài càng có nguy cơ phát triển mạnh. Đó là những gì đã xảy ra và đã kéo dài trong nhiều thập niên dưới quyền của Lê Duẩn, ở đó, các thủ tướng, kể cả Phạm Văn Đồng, đều là những con rối trong tay Tổng Bí thư và Bộ Chính trị, chứ không có một quyền lực gì cả.
Hại nữa vì nó tiếp tục duy trì thế đứng của đảng như một thứ siêu quyền lực, đứng trên và đứng ngoài luật pháp, ở đó, mọi ước mơ thay đổi và dân chủ hoá đều dễ dàng bị dập tắt.
Tuy nhiên, khi quyền lực nằm hẳn trong tay một người, và nếu người đó có óc cấp tiến, có ý muốn thay đổi theo hướng dân chủ hoá thì ý muốn ấy rất dễ biến thành hiện thực. Nó khác với tình trạng hiện nay khi quyền lực bị phân tán, người này chỉ đứng trên người kia một chút, làm bất cứ điều gì người ta cũng phải nhân nhượng và thoả hiệp với nhau, cuối cùng, không có một chính sách tiến bộ hay mạnh mẽ nào có thể thực hiện được cả.
Theo tôi, ở Việt Nam hiện nay, có hai điều cần nhất: Một là dân chủ hoá; và hai là, một nhà lãnh đạo thực sự mạnh. Không có nhà lãnh đạo mạnh, sẽ không có gì thay đổi cả.
Tuy nhiên, như đã nói, đất nước chỉ thực sự thay đổi theo chiều hướng tốt hơn, nếu, và chỉ nếu, nhà lãnh đạo mạnh ấy cũng đồng thời là một người sáng suốt, có quyết tâm xây dựng đất nước và theo đuổi làn sóng dân chủ hoá. Liệu Nguyễn Tấn Dũng có phải là một người như thế?
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Nguyễn Hưng Quốc

Nhà phê bình văn học, nguyên chủ bút tạp chí Việt (1998-2001) và đồng chủ bút tờ báo mạng Tiền Vệ (http://tienve.org). Hiện là chủ nhiệm Ban Việt Học tại trường Đại Học Victoria, Úc. Đã xuất bản trên mười cuốn sách về văn học Việt Nam.

http://www.voatiengviet.com/content/su-thay-doi-trong-can-can-quyen-luc-tai-vietnam/2673280.html

Power shifts in Vietnam’s political system

Author: Le Hong Hiep, ISEAS
In recent years the power of the Central Committee of the Communist Party of Vietnam (CPV) has increased dramatically. If this trend continues, it may bear important implications for Vietnam’s political outlook.
Nguyen Sinh Hung, chairman of the National Assembly, Nguyen Xuan Phuc deputy prime minister and Pham Quang Nghi, Communist Party chief for Hanoi, attend a ribbon cutting ceremony next to a statue of Vietnam's former emperor Quang Trung during a ceremony marking the 226th anniversary of a celebrated military victory against China, in Hanoi on 23 February 2015. (Photo: AAP)
The Central Committee’s increasing power became evident in October 2012, when the Committee reversed an earlier decision by the Politburo to discipline Prime Minister Nguyen Tan Dung for his mismanagement of the economy. Then, in May 2013, General Secretary Nguyen Phu Trong endorsed Nguyen Ba Thanh and Vuong Dinh Hue, who headed the Party’s Commission of Internal Affairs and Commission of Economic Affairs respectively, as additional Politburo members. But the Central Committee elected two other candidates.
Another example of the Committee’s increasing power is its unprecedented confidence vote on 20 top party officials in January 2015.
Against this backdrop, a senior member of the National Assembly has even put forward a bold proposal that Vietnam should adopt a bicameral legislature, with the National Assembly serving as the lower house and the Party’s Central Committee as the senate.
The enhanced power of the Central Committee marks a transformation in the power structure of Vietnam’s political system. After the demise of General Secretary Le Duan in 1986, which marked the end of the strongman era, top political power has rested with the Politburo. Now with the Central Committee asserting its role as the highest authority of the Party, the country’s political power has become increasingly diffuse.
The CPV’s power structure now resembles a reverse pyramid with the Central Committee as the most powerful actor, followed by the Politburo and then the General Secretary. But this transformation is taking place at the top layer of the Party’s structure only. Most of the 3.6 million party members, as well as the public, are left out of the game, and have hardly any influence on the Central Committee’s agenda or its decision-making processes.
Therefore, this trend is not an indication of Vietnam’s progress towards democratisation. Rather, it is indicative of the ongoing power struggle within Vietnam’s top political elites. Prime Minister Dung has been exerting growing influence over the Central Committee, gaining more power at the expense of his peers, especially General Secretary Nguyen Phu Trong and President Truong Tan Sang. This explains why the Central Committee reversed the Politburo’s decision to discipline him, and denied Politburo membership for Thanh and Hue, who were either political rival or non-ally of Dung. It also partly accounts for the fact that Dung outperformed his peers in the Central Committee’s confidence vote in January 2015, although the country’s recent economic performance still leaves much to be desired.
How did Prime Minister Dung gain growing influence over the Central Committee?
The Central Committee is mostly composed of cabinet members and top officials from provinces, whose appointment was either decided or greatly influenced by Dung. Dung’s important role in allocating state budgets to local governments alongside his good relationship with business, which normally maintains close ties with provincial leaders, also affords him a significant level of political loyalty. Dung’s influence over the Ministry of Defense and, especially, the Ministry of Public Security (where he previously served as deputy minister) also works in his favour, because representatives from or associated with these two ministries account for up to 15 per cent of the Central Committee.
Following the 12th CPV National Congress in 2016, it is likely that the new Central Committee will continue to wield growing power, especially if the current norm of the Committee conducting confidence votes on top party officials is maintained and if Prime Minister Dung is able to secure another term in office despite nearing the Politburo’s age limit.
If Dung can make use of his current political capital to get his protégés and allies elected to the new Central Committee, it is highly likely that he will be able to achieve his ambition of becoming the next CPV General Secretary.
Under such a scenario, Vietnam would have a stronger and more unified leadership, especially given that the next prime minister will probably be one of Dung’s protégés. This may be favourable for Vietnam because it needs a strong and efficient leadership to pursue bolder economic and foreign policy reforms. But strong leadership may also constrain meaningful political reforms and the fight against corruption.
Vietnam’s political leadership still depends on the outcome of ongoing power struggles in the lead up to the next party congress. The game seems now to be in Prime Minister Dung’s favour, but the final score will not be settled until the congress concludes in 2016.
Le Hong Hiep is a visiting fellow at the Institute of Southeast Asia Studies (ISEAS), Singapore. He is currently on research leave from his lectureship at the Faculty of International Relations, Vietnam National University- Ho Chi Minh City.
SHARE:

Geen opmerkingen:

Een reactie posten