Đi buôn rau sạch
Lo sợ với chất lượng thực phẩm ngoài chợ, nhiều người Việt Nam tìm đến các nguồn hàng bán thực phẩm sạch. Các cửa hàng nhỏ, lẻ, phần lớn do các chị em văn phòng mở ra, manh mún gia tăng.
Vấn đề vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam càng ngày càng khiến người dân lo ngại. Đặc biệt là ngày càng có nhiều những bản tin về thịt thối, đậu ướp hoá chất, rau phun thuốc lan tràn trên báo chí. Chị Trần Thanh, ở Hà Nội, cho biết từ lâu chị không dám đi mua hàng ngoài chợ.
Thanh: Mình từ lâu lắm rồi không đi chợ, chủ yếu là ra các cửa hàng thực phẩm sạch, ra siêu thị để mua rau, mua thực phẩm sạch. Mua thế thôi để có cảm giác yên tâm nhưng mà có sạch hay không cũng không chắc.
Cái vấn đề về vệ sinh thực phẩm ở Việt Nam bây giờ rất tệ. Rau thì phun thuốc, rồi thực phẩm ở chợ thì có thể ướp thuốc nọ thuốc kia. Thế nên mua ở siêu thị hoặc cửa hàng rau sạch thì ít ra người ta cũng có uy tín của họ, ít ra cũng có đầu kiểm soát, có thể kiểm soát không tốt nhưng ít nhất cũng có quality gate thì cũng yên tâm.
Cái vấn đề về vệ sinh thực phẩm ở VN bây giờ rất tệ. Rau thì phun thuốc, rồi thực phẩm ở chợ thì có thể ướp thuốc nọ thuốc kia. Thế nên mua ở siêu thị hoặc cửa hàng rau sạch thì ít ra người ta cũng có uy tín của họ, ít ra cũng có đầu kiểm soát, có thể kiểm soát không tốt nhưng ít nhất cũng có
Chị Trần Thanh
Những người như chị Thanh hiện có nhiều sự lựa chọn mua hàng sạch. Ngoài các cửa hàng rau sạch, chị em văn phòng còn có một sự lựa chọn mới là các cửa hàng nhỏ, lẻ trên mạng Facebook. Người bán cũng xuất thân từ giới văn phòng. Những người này thường quan tâm tới chất lượng thực phẩm, cảm thấy lo lắng cho gia đình và bản thân, mà tìm đến các nguồn hàng từ những vùng quê xa xôi.
Chị Lê Nhàn là một trường hợp như vậy. Từ nhiều năm nay, chị thường mua thực phẩm từ các phiên chợ vùng cao phía Tây Bắc. Chị cho biết bản thân là một nhà báo lâu năm, việc tiếp cận nhiều thông tin về chất lượng kém của thực phẩm khiến chị cảm thấy phập phồng lo lắng cho thế hệ mai sau. Vậy nên, sau khi nghỉ việc làm báo một thời gian, chị bắt tay nhận đặt hàng qua mạng Facebook. Chị bán hàng được sáu tháng nay, lượng khách thường xuyên đặt hàng cũng lên tới 50 người. Khách không thường xuyên cũng gấp đôi số đó.
Cũng giống như chị Nhàn, chị Thanh cũng bắt đầu kinh doanh rong biển sạch do những lo lắng về hàng kém chất lượng.
Thanh: Lúc đầu chỉ là buôn bán cho vui thôi, có nghĩa là một nghề tay trái, bán online, cho vui thôi. Thế thì đi làm văn phòng và có một topic bán hàng trên mạng. Sau đấy thấy nhu cầu của người ta khá nhiều và cứ mở rộng dần lên thì mình mở công ty. Hiện nay, lượng hàng của mình bây giờ phủ ở siêu thị cũng khá rộng.
Khách hàng của các chị thường là những người người có tầm hiểu biết, quan tâm tới sức khoẻ cũng như chất lượng cuộc sống, đặc biệt là có thu nhập tốt. Những người có con nhỏ hay bị bệnh cũng là đối tượng thường xuyên tìm tới hàng sạch.
Chị Nhàn cho biết trung bình hàng tuần mỗi khách của chị đặt hàng từ 700.000 tới 1 triệu đồng để mua hàng. Hàng của chị Thanh thì kén khách hơn, vì không phải ai cũng biết tới công dụng của rong biển.
Lượng khách hàng của mình thuộc tầng lớp trung lưu, cao cấp trở lên. Tức là người ta phải hiểu biết nhiều về dinh dưỡng, hiểu về món ăn. Những người có nhiều tiền, đi đây đi đó nhiều, họ biết là rong biển rất tốt cho sức khoẻ
Chị Trần Thanh
Thanh: Lượng khách hàng của mình thuộc tầng lớp trung lưu, cao cấp trở lên. Tức là người ta phải hiểu biết nhiều về dinh dưỡng, hiểu về món ăn. Những người có nhiều tiền, đi đây đi đó nhiều, họ biết là rong biển rất tốt cho sức khoẻ. Người ta quen ăn ở các nhà hàng Nhật, Hàn nhiều thì người ta cũng biết, hợp với cái đó.
Nhu cầu của thực phẩm sạch ngày càng lớn. Chị Nhàn cho biết, khách hàng của chị quen ăn đồ sạch, mùi vị cũng khác những đồ bình thường và không thể nào quay lại ăn đồ cũ được nữa.
Tuy nhiên, kinh doanh thế này cũng có nhiều khó khăn. Giá cả của thực phẩm sạch thường cao hơn ít nhất gấp rưỡi, gấp đôi, thậm chí gấp ba thực phẩm tạp nham bán ngoài chợ. Anh Nguyễn Hiếu, từng làm cho cửa hàng thực phẩm sạch, an toàn tại Thành phố Hồ Chí Minh, chia sẻ vào lúc cao điểm, cửa hàng rau sạch có tới khoảng 6.000 khách. Trừ các chi phí mua hàng, vận chuyển và trả cho nhân viên, lãi thu về cũng được 20 triệu đồng một ngày.
Tuy nhiên đó chỉ là lúc cao điểm. Rau sạch phải cạnh tranh với rau trá hình sạch và rau bình thường nên cửa hàng của anh gặp nhiều khó khăn. Về cuối, cửa hàng của anh thua lỗ khá nhiều.
Tuy nhiên, kinh doanh thế này cũng có nhiều khó khăn. Giá cả của thực phẩm sạch thường cao hơn ít nhất gấp rưỡi, gấp đôi, thậm chí gấp ba thực phẩm tạp nham bán ngoài chợ
Hiếu: Nãy giờ em nói với chị là thời điểm cao nhất và thời điểm cao đó chỉ trong một thời gian ngắn thôi. Cái giá của em bán nó cao, là thời điểm em bùng lên các chi nhánh của mình. Sau một thời gian ăn ngắn, người ta thấy quá cao đi, nhiều người rút lại. Cái thứ hai là thời điểm đó bùng nổ rau sạch. Một thời gian sau, người ta nghe tin, các bài báo của các giáo sư viết, hay các bài đăng báo, tất nhiên nó không liên quan tới cái phần của công ty em cấp, nhưng người ta không tin tưởng rau sạch nữa.
Dù khó khăn như vậy, những người như chị Nhàn, chị Thanh và anh Hiếu vẫn cảm thấy vui vì giúp được cho xã hội một phần. Dù thu nhập cũng chỉ tương đương với thời đi làm báo, chị Nhàn cho hay chị cảm thấy có ích hơn. Gia đình bên nội, bên ngoại, thậm chí bạn bè cũng được ăn đồ sạch, không lo lắng tới bệnh tật. Chị Nhàn cũng cho biết chỉ mong duy trì được công việc kinh doanh như hiện nay chứ không muốn phát triển quá lớn do sợ điều đó sẽ ảnh hưởng tới chất lượng mặt hàng.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-go-organic-08282014121826.html
Bế tắc của những người trồng rau sạch
Mùa Đông cận kề, điều đó cũng đồng nghĩa mùa trồng rau hoa quả khó khăn nhất đang đến. Đặc biệt, với những người trồng rau sạch ở các tỉnh Tây Bắc, đây là công việc hết sức khó khăn bởi thời tiết giá lạnh và khắc nghiệt. Hơn nữa, vấn đề cạnh tranh giá cả với rau xanh, củ, quả có xuất xứ Trung Quốc cũng là vấn đề nan giải cho người nông dân. Buộc họ phải lựa chọn trồng rau sạch để thua lỗ hay là trồng rau bằng chất hóa học để kiếm lãi để tồn tại.
Vất vả rau sạch
Ông Bốn Hủ, chủ vườn rau sạch ở Bắc Hà, Lào Cai, chia sẻ: “Rau Trung Quốc ở trên này thì nó rẻ hơn, nhưng nó cũng có vài loại, có vài loại thì của mình, nhưng của mình thì đắt hơn. Các nhà hàng, khách sạn bán cơm rẻ thì nó mua hàng Trung Quốc thôi, như các loại rau cải mèo, bắp cải... nói chung là các loại rau.”
Theo ông Bốn Hủ, tình hình trồng rau sạch ở Bắc Hà nói riêng và miền Bắc nói chung hai năm trở lại đây gặp rất nhiều khó khăn và có nguy cơ các vườn rau sạch treo đầu dê bán thịt chó để tồn tại. Nghĩa là do cạnh tranh quá khốc liệt, nguy cơ thua lỗ quá cao, các vườn rau sạch trên danh nghĩa và hình thức thì vẫn là trồng rau sạch với lưới che mưa nắng, cách ly côn trùng nhưng bên trong thì hoàn toàn trồng và xử lý rau bằng chất hóa học. Vì chỉ trồng bằng chất hóa học thì tốc độ luân chuyển giữa các vụ rau mới có thể nhanh lên được.
Ví dụ như trồng rau sạch, ít nhất cũng tốn gần hai tháng cho mỗi vụ, công lao động tăng gấp nhiều lần và vốn đầu tư cũng rất cao, gấp ba, bốn lần so với trồng bằng chất hóa học nhưng khi bán ra thị trường lại có giá tiền gấp rưỡi giá rau trồng bằng chất hóa học. Với người nông dân vốn dĩ đã khó khăn mọi bề, bây giờ lại đeo thêm một gánh nặng rau sạch, chờ hai tháng trời mới thu hoạch được vụ mùa nhưng lợi nhuận thấp và nguồn tiêu thụ không ổn định. Thử nghĩ có được bao nhiêu người nông dân đủ liều lĩnh để chọn trồng rau sạch?!
Ngoài Bắc này thì không có rau sạch đâu, nếu có thì họ trồng ở nhà để chơi, để ăn thôi. Do không cạnh tranh nổi với rau Trung Quốc, nó nhập qua hằng ngày.Bên cạnh đó, thị trường rau xanh Việt Nam, đặc biệt những tỉnh giáp giới Trung Quốc như Lào Cai, Móng Cái… Vốn đã bị rau xanh Trung Quốc lấn sân bấy lâu nay, thế mạnh của rau xanh Trung Quốc nằm ở chỗ rau Trung Quốc tươi, mướt và sạch sẽ, nhìn vào không thấy một tí đất nào bám trên cọng rau và giá thành của nó lúc nào cũng sẵn sàng thấp bằng 70% giá rau xanh Việt Nam.
- Một nông dân ở Lào Cai
Chính vì giá thành và vẻ bề ngoài hết sức hấp dẫn của nó, nhà buôn Việt Nam nghĩ ngay đến trò mua rau hạng hai của Trung Quốc có giá thành tương đương 50% giá rau ở các chợ Việt Nam nhưng lại có hình thức giống hệt với rau sạch của Việt Nam. Cách buôn bán lừa dối như thế này sẽ mang lại nguồn lợi nhuận rất cao cho nhà buôn nhưng lại có hại vô cùng cho người dùng.
Mà một khi nhà buôn Việt Nam chấp nhận tiếp tay cho rau xanh Trung Quốc thì người trồng rau chỉ còn một lựa chọn duy nhất để tồn tại là bằng mọi giá phải chạy đua giá thành với rau Trung Quốc nhưng vẫn đảm bảo lợi nhuận. Họ không còn cách nào khác ngoài việc trồng rau bằng thuốc hóa học để tồn tại.
Mặc dù vẫn biết làm như thế vừa ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng lại vừa ảnh hưởng nặng nề cho sức khỏe bản thân vì thường xuyên tiếp xúc và sống trong môi trường độc hại nhưng người nông dân trồng rau chẳng còn cách lựa chọn nào khác để tồn tại nghề.
Rau sạch, đến bao giờ?
Một nông dân khác tên Mừng ở Sapa, Lào Cai, chia sẻ thêm: “Nhiều, toàn là rau Trung Quốc, từ cái công nghệ của họ, mối nguy hiểm trên 50%, rau bán ra toàn nguy hiểm, độ an toàn không có đâu. Họ không cạnh tranh nổi, Trung Quốc nó nhập qua. Ngoài Bắc này thì không có rau sạch đâu, nếu có thì họ trồng ở nhà để chơi, để ăn thôi. Do không cạnh tranh nổi với rau Trung Quốc, nó nhập qua hằng ngày, khó, khó!”
Theo ông Mừng nói thêm, hiện nay, vấn đề trồng rau xanh không còn bình yên theo nếp nhà nông Việt Nam bao đời nay, nghĩa là cần mẫn trồng trọt và đợi ngày thu hoạch thành quả mà nhà nông luôn phải đối mặt với quá nhiều kẻ thù nguy hiểm. Từ những người đồng tộc, đồng ngôn ngữ như các nhà buôn Việt Nam chuyên nhập khẩu rau Trung Quốc cho đến những cửa khẩu Việt – Trung luôn sẵn sàng bỏ ngỏ cho rau củ quả Trung Quốc tuồn sang Việt Nam.
Và với tình hình thị trường rau hiện tại, e rằng người nông dân sẽ chết dần chết mòn theo cách này hoặc cách khác. Cái chết của người nông dân thời “Trung Quốc trị” sẽ kéo theo hàng triệu cái chết khác, đây là điều không thể tránh khỏi.
Các nhà hàng, khách sạn bán cơm rẻ thì nó mua hàng Trung Quốc thôi, như các loại rau cải mèo, bắp cải... nói chung là các loại rau.Ông Mừng giải thích thêm về cái chết của người nông dân cũng như hàng triệu cái chết khác theo hai hướng: Nông dân trồng rau bằng chất hóa học để chạy đua giá thành với rau Trung Quốc và; Chấp nhận chết, chuyển nghề, để mặc rau Trung Quốc hoành hành trên đất Việt.
- Ông Bốn Hủ, Lào Cai
Ở hướng thứ nhất, nếu người trồng rau chấp nhận cạnh tranh theo kiểu thây kệ sự an toàn đồng loại, trồng rau bằng chất hóa học thì sẽ có hàng triệu con người vô tội bị ảnh hưởng sức khỏe theo chiều hướng xấu vì ăn thức độc hằng ngày vào cơ thể. Bàn thân người trồng rau bằng chất hóa học cũng nguy hiểm không kém, sức khỏe sớm tuột dốc và các bệnh hiểm nghèo rình rập vì sống trong môi trường độc hại hằng ngày.
Ngược lại, nếu chấp nhận hoặc là trồng rau sạch để chết dần chết mòn vì thua lỗ, hoặc là bỏ nghề trồng rau thì cũng chẳng làm thay đổi được tình hình hiện tại. Hơn nữa, một khi rau xanh Việt Nam co cụm trong khu vực chợ quê nhỏ lẻ, cơ hội cho rau xanh độc của Trung Quốc hoành hành trên thị trường Việt Nam càng cao hơn, lúc đó, đồng tiền của người Việt sẽ dễ dàng rơi vào túi người Trung Quốc để mua chất độc về đầu độc bản thân và cộng đồng.
Nói đến đây, ông Mừng đưa ra kết luận rằng người nông dân Việt Nam vốn dĩ nghèo khổ và luôn nơm nớp lo sợ về miếng đất mình đang canh tác có thể bị thu hồi, cưỡng chết bất kì giờ nào sẽ rất khó khăn để sống và làm việc tử tế một khi người Trung quốc đang tha hồ tác oai, tác quái trên đất Việt Nam mà không bị bất kì sự kiểm soát nào. Trong khi đó, chuyện chén cơm manh áo của người nông dân Việt Nam nói riêng và người lao động Việt Nam nói chung lúc nào cũng thấm đẫm mồ hôi, máu và nước mắt!
http://www.rfa.org/vietnamese/reportfromvn/clean-vegetable-farmer-dilemma-ttvn-10272014122453.html
Rau xanh, rau sạch mùa hè
Mùa hè, rau xanh và củ quả luôn là nguồn thực phẩm cần thiết và không thể thiếu đối với mọi gia đình. Tuy nhiên, vấn đề rau xanh khan hiếm và không có rau sạch, nguồn rau, củ, quả chứa độc tố từ Trung Quốc ồ ạt nhập sang Việt Nam và người tiêu dùng có thể gặp nguy hiểm về sức khỏe đang là vấn đề nan giải cho người Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân, lý do dẫn đến tình trạng này, trong đó vấn đề quản lý nhà nước lỏng lẻo vẫn là khối đá lớn nhất, chặn hết mọi nẻo đường đến với vệ sinh an toàn thực phẩm.
Rau xanh bị TQ đè đầu cưỡi cổ
Một người tên Thuấn, chuyên trồng rau xanh ở Hướng Hóa, Quảng Trị, nơi đây vốn là vùng đất vô cùng khắc nghiệt ở miền Trung, chia sẻ: “Mùa này đúng sự thật thì thời tiết ở miền Trung mùa hè thì chắc cũng biết rồi, nắng thì nắng quá, mưa thì mưa quá. Đúng sự thật thì đã trồng rau thì phải bơm thuốc. Nếu không bơm thuốc thì… Mình bơm thuốc kích thích sinh trưởng hoa màu cho nó sinh trưởng đẹp. Có loại thuốc thì trong vòng một tuần thì gặt hái, có người thì mười ngày, tùy thuộc vào loại thuốc nữa. Như rau muống, bơm vô để kích thích cho bộ lá non, thân mềm thì cần năm ngày.”Rau bữa nay thời tiết nắng nên rất ít, đang mùa rau chỉ có rau khoai lang, còn tất cả mọi thứ rau khác rất đắt vì thời tiết không thuận tiện, nắng quá, khô hạn.Theo ông Thuấn, việc trồng rau xanh vào mùa hè hết sức khó khăn, nhất là ở vùng đất vốn nổi tiếng chó ăn đá, gà ăn muối như Quảng Trị. Tuy nhiên, nếu cố gắng khắc phục mọi khó khăn để trồng rau, vẫn có thể kiếm được tiền lãi không nhỏ. Rất tiếc là hai năm trở lại đây, mọi cố gắng của nhà nông nghe ra đầy tuyệt vọng, khó mà gắng gượng như xưa.
-Bà Giàu
Giải thích về nỗi tuyệt vọng của mình, ông Thuấn đã thẳng thừng chỉ trích sự quản lý yếu kém của các cơ quan chức năng nhà nước, từ an ninh cửa khẩu cho đến các cơ quan y tế, kiểm dịch thực phẩm. Ngay cả các chợ gần cửa khẩu Lao Bảo, nơi giáp giới nước Lào mà vẫn xuất hiện rau xanh, củ quả của Trung Quốc thì không còn chỗ nào để bàn cãi. Lẽ ra, đây phải là miền đất hứa để nông dân Việt Nam xuất khẩu rau xanh sang Lào, bởi Lào là đất nước có thời tiết khắc nghiệt, người nông dân Lào khó có thể trồng rau xanh giống như Việt Nam.
Và muốn có rau xanh xuất khẩu sang Lào, người nông dân Việt Nam phải thắng thế trên thị trường Lào, rau phải ngon, rẻ hơn so với rau Trung Quốc. Thế nhưng không những chính sách hỗ trợ người nông dân quá yếu kém mà cơ chế kiểm tra chất lượng của các cơ quan nhà nước làm việc hết sức ầu ơ, vô trách nhiệm. Chính vì thế, rau, củ, quả của Trung Quốc dễ dàng tràn qua Việt Nam và thao túng thị trường Việt Nam, biến những người buôn rau Việt Nam thành một kênh tiêu thụ và vận chuyển rau xanh của Trung Quốc sang Lào.
Đa phần dân buôn Việt Nam mua rau Trung Quốc, chuyển sang Lào bán kiếm lãi. Người nông dân Việt Nam tuy nhận biết được tiềm năng thị trường rau, củ, quả của Lào nhưng không có cách nào tiến sang được bởi đã bị Trung Quốc đánh bật ngay tại quê nhà. Nếu muốn bán rau theo mức giá của Trung Quốc cũng không được bởi chi phí đầu tư quá cao, giá phân tro, điện nước và ngày công lao động cũng quá cao. Có nhiều vụ rau, người nông dân phải đầu tư rất nhiều vốn nhưng chỉ mong lấy được vài chục ngàn đồng lãi để đi chợ là may mắn lắm rồi bởi rau từ Trung Quốc như bắp cải ngọt, cải ngọt, su lơ, su bắp tấn công ồ ạt sang, giá thành quá rẻ mạt.
Những người buôn rau, bà nội trợ lắc đầu hết hy vọng Bà Giàu, buôn rau xanh ở chợ Khe Sanh, Lao Bảo, Quảng Trị, lắc đầu than thở: “Rau bữa nay thời tiết nắng nên rất ít, đang mùa rau chỉ có rau khoai lang, còn tất cả mọi thứ rau khác rất đắt vì thời tiết không thuận tiện, nắng quá, khô hạn. Như xà lách tháng trước là ba mươi ngàn một ký lô, tháng trước có mưa còn bây giờ phải năm mươi ngàn, mua không nổi. Nông dân giờ dựa vào rau cải, rau quế, rau thơm, rau dền, nhưng thời tiết nắng quá không tưới được, rau khô hết. Đương nhiên là người đi buôn lời hơn nông dân.”
Theo bà Giàu, tình trạng của bà bây giờ chỉ còn một lựa chọn duy nhất là mua rau Trung Quốc để bán cho nhà buôn Lào, thi thoảng gặp rau của nông dân Việt có giá rẻ và trông đẹp mắt thì mua thêm bán kiếm lãi. Rất tiếc là đa phần người nội trợ lại thích bó rau xanh mướt, nõn nà. Mà muốn có rau như thế, phải bơm thuốc dưỡng cây, phải cho ăn phân một cách khác thường và khi bơm dưỡng cây xong là hái ngay ra chợ bán mới đảm bảo màu sắc vừa mắt. Những thứ rau như thế, độc tố cao chẳng kém gì rau Trung Quốc nhưng lại có giá thành đắt hơn rau Trung Quốc.
Và bà Giàu đưa ra kết luận là chẳng riêng gì người Trung Quốc hại người Việt mà ngay cả người Việt với nhau cũng đã hại nhau bằng nhiều cách bởi động cơ lợi nhuận. Nhưng bà Giàu cũng chua chát nhận ra rằng nguyên nhân dẫn đến vấn đề này là do cơ chế quản lý quá lỏng lẻo ở các cửa khẩu Việt – Trung đã để hàng độc hại, có giá thành rẻ mạt của Trung Quốc tha hồ tuồn sang Việt Nam và mượn Việt Nam làm bàn đạp để tấn công sang Lào, Campodia.
Nông dân Việt hết cách để tồn tại
Cũng giống như chính bản thân bà Giàu, để kiếm tiền nuôi hai đứa con đang học ở đại học và trung cấp nghề, bà hết cách nếu như không chấp nhận mua hàng Trung Quốc bán kiếm lãi. Cuối cùng, để có cho con ăn học, phải chấp nhận làm tay sai gián tiếp cho người Trung Quốc và để tích lũy tiền cho việc đút lót, xin việc cho con sau khi tốt nghiệp, bà Giàu càng phải mua càng nhiều hàng hóa Trung Quốc để bán ra thị trường để có cơ may xin được việc cho con sau này.
Bà Giàu lắc đầu, đưa ra kết luận rằng người như bà suốt đời làm đầy tớ không công cho người Trung Quốc và tích lũy để bỏ vào túi các quan tham Việt Nam. Chỉ tội cho những bà nội trợ và sức khỏe gia đình của họ.
Bà Lũy, là người có thâm niên trồng rau muống nước hơn hai mươi năm và cũng là nội trợ chính trong gia đình ở Khe Sanh, nói cho chúng tôi biết là nếu như trước đây, người nội trợ còn hy vọng vào cây rau muống nước bởi nó mọc tự nhiên nơi ao hồ, không cần bỏ phân và bơm thuốc thì hiện tại, hàm lượng chất độc trong bó rau muống đã lên mức báo động đỏ.
Vì thời tiết nắng nóng, cây rau muống bị khô đọt, sần sùi, muốn bán được phải dùng thuốc kích thích qua một đêm, sáng mai ra cây rau tươi mướt mới hái đi bán được. Nhưng thuốc kích thích nếu bơm vào mà để qua ngày thứ hai không hái kịp thì rau sẽ thượt ra dài hơn mét, khó mà bán cho ai. Chính vì thế, tối bơm là sáng mai ra hái bán, mặc dù chất độc trong thuốc kích thích ít nhất cũng tốn nửa tháng mới giảm tác dụng độc hại.
Nói đến đây, bà Lũy lắc đầu nói rằng chính sự ham muốn của con mắt đã hại người nội trợ. Còn chúng tôi thì hết đường bàn luận gì thêm bởi ai cũng nói có lý. Nhưng cũng có nhiều cái lý làm thế giới chung quanh tốt đẹp hơn mà cũng có nhiều cái lý làm cho xã hội từ chỗ không đến nỗi nào trở nên u mê, không phân biệt được đúng, sai, đen, trắng.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten