‘Ẩm thực Việt có thế mạnh khó bì’
- 19 tháng 2 2015
Trong những năm gần đây, ẩm thực Việt Nam nói chung và các món đặc trưng như phở, bánh mì, chả giò ngày càng được nhiều người nước ngoài biết và thưởng thức.
Vậy chặng đường giới thiệu và kinh doanh thành công đồ ăn Việt tại phương Tây có thuận lợi và khó khăn gì? BBC tiếng Việt đã trò chuyện với bốn vị khách kinh doanh ẩm thực Việt để tìm hiểu.Ông Bobby Chinn, sáng lập viên nhà hàng House of Hồ ở London, nói rằng khi ông tới Việt Nam vào đầu thập niên 1990 ông thấy ẩm thực Việt có chiều sâu và tính độc đáo khó bì được.
'Đơn giản và tinh tế'
“Đối với người nước ngoài mới tới thăm Việt Nam thì phở, bánh mì và nem là những món quá rõ ràng để họ thích. Sau đó thì họ có thể tìm tới bánh cuốn và bánh xèo. Tôi không thể nào cạnh tranh được với các vị mở hàng quán ngoài đường ở Việt Nam vì họ nấu rất độc đáo qua mấy thế hệ, đôi khi chỉ nấu có một món.
“Người Việt tạo ra ẩm thực hết sức đặc biệt và rất sáng tạo và đồ ăn Việt được đánh giá cao trên thế giới cả về mức độ đơn giản lẫn độ tinh tế. Ẩm thực Việt ít chất béo và tốt cho sức khỏe.
“Chẳng hạn khi sushi tràn vào đất Mỹ thì lúc đầu ai mà nghĩ là người Mỹ sẽ ăn cá sống. Thế rồi đùng một cái ai cũng thích sushi. Ẩm thực Việt cũng có thể phát triển và lan rộng ở mức bền vững", ông Bobby Chinn nói thêm.
Là Đại sứ Du lịch Việt Nam tại Châu Âu, ông Bobby Chinn cho hay ông muốn mở nhà hàng Việt tại London từ lâu và rằng ông vẫn tập trung vào các món truyền thống để chứng tỏ tại sao mình lại yêu đất nước và con người Việt Nam.
“Tôi thích đồ ăn Ấn Độ nhưng tôi không thể ăn đồ Ấn hàng ngày được. Đồ ăn Việt thì tôi có thể ăn hàng ngày được và vì tôi yêu thích nên tôi muốn nấu.
“Theo tôi ẩm thực là con đường nhanh nhất đi tới bất kỳ một xã hội nào. Và tôi nghĩ rằng người Việt có ẩm thực là thế mạnh và họ nên dựa vào điểm mạnh đó.
“Tôi từng nói với giới chức văn hóa du lịch Việt Nam rằng người Thái có đồ ăn ngon nhưng ẩm thực Việt thậm chí còn đặc biệt hơn và họ nên quảng bá ẩm thực'' ông Bobby Chinn nói.
'Hợp khẩu vị người Anh'
Đồ ăn Việt rất độc đáo và người Anh rất cởi mở trong ẩm thực nên không cần phải điều chỉnh hương vị để phù hợp với khẩu vị người Anh
''Ngoài ra cần phải nói tới thời gian bỏ ra để nấu là khá công phu. Thậm chí chuẩn bị nhân để làm bánh mì thôi cũng cần nhiều thời gian. Rồi khi nấu phở thì phải mất tới cả 8 tiếng rồi để nước dùng qua tới ngày hôm sau nước phở mới được như ý.
Bà Loan cho biết là người lớn lên tại Anh, bà có lợi thế và may mắn là nắm bắt được văn hóa Anh.
''Tôi có bạn bè người Anh nên tôi biết họ thích những món Việt nào. Do đó ngoài bánh mì tôi cũng chọn cả những món đơn giản khác như bún riêu và bánh canh. Thực ra chúng tôi không giỏi về quảng cáo lắm nên chúng tôi tập trung vào chất lượng món ăn là chính.
"Cũng cần phải nói thêm là đồ ăn Việt rất độc đáo và người Anh rất cởi mở trong ẩm thực nên không cần phải điều chỉnh hương vị để phù hợp với khẩu vị người Anh.
Khi được hỏi về kế hoạch phát triển trong tương lai, bà Loan nói “Tôi muốn thấy có thêm các nhà hàng Việt ở Anh và chúng tôi có kế hoạch nấu đồ ăn tập trung tại một nơi để phân phối cho các cửa hàng đó.”
'Ít dùng quảng cáo'
Lợi thế của chúng tôi là gia đình tôi và cả gia đình vợ có nhiều anh chị em và tổng cộng trên dưới 20 người, do đó việc mở rộng từ một vài cửa hàng thành chuỗi cửa hàng là khá dễ dàng
“Lợi thế của chúng tôi là gia đình tôi và cả gia đình vợ có nhiều anh chị em và tổng cộng trên dưới 20 người, do đó việc mở rộng từ một vài cửa hàng thành chuỗi cửa hàng là khá dễ dàng.
“Chiến lược quảng bá của chúng tôi dựa nhiều vào truyền miệng giữa khách hàng với nhau và cả những đóng góp theo dạng thiện nguyện của chúng tôi nữa. Tức là chúng tôi không dựa nhiều vào quảng cáo.
Ông Chiêu cho biết ngoài bánh mì ra chuỗi cửa hàng của ông cũng bán cà phê sữa đá và gỏi cuốn mặc dù bánh mì vẫn là món chủ đạo.
“Kế hoạch tương lai của chúng tôi là chúng tôi muốn mở các cửa hàng thêm trên các bang ở nước Mỹ và tiến tới thị trường khác tại Đài Loan và Trung Quốc và một số nơi khác ở châu Á'', ông cho biết thêm.
'Đơn giản và dễ nấu'
Mục tiêu của chúng tôi là hướng khách hàng tới đồ ăn lành mạnh và tốt cho sức khỏe. Chúng tôi muốn cho người nước ngoài thấy rằng đồ ăn Việt Nam rất đơn giản và dễ nấu và hãy nấu đồ ăn Việt như đồ ăn hàng ngày
''Cũng không thể không nói tới tính cộng đồng trong ẩm thực Việt khi đồ ăn được chia sẻ trong gia đình cho nhiều người ăn trong ngày hoặc trong các dịp lễ hội.
“Tiệm Bánh mì 11 được khai trương cách đây 5 năm rưỡi. Tôi và cùng một người bạn đã quyết định mở một gian hàng bán bánh mì tại một khu chợ phía đông London. Trong vài năm, chúng tôi đã làm bánh mì ở nhà và dùng xe đạp để chở bánh mì tới chợ phiên vào mỗi thứ Bảy hàng tuần.
“Sự khởi đầu có thể xem là khát vọng của chúng tôi muốn biết xem với những thực phẩm sẵn có tại London thì chúng tôi có thể đưa ra được những đồ ăn Việt Nam nào trong cộng đồng ẩm thực tại London.
“Nói về việc cải tiến các món thì chúng tôi cũng làm việc với các nhà cung cấp địa phương để xem thế mạnh của họ là gì và kết hợp.
“Chúng tôi xuất bản một cuốn sách về đồ ăn Việt. Mục tiêu của chúng tôi là hướng khách hàng tới đồ ăn lành mạnh và tốt cho sức khỏe.
''Chúng tôi muốn cho người nước ngoài thấy rằng đồ ăn Việt Nam rất đơn giản và dễ nấu và hãy nấu đồ ăn Việt như đồ ăn hàng ngày”, bà Vân nói.
Tin liên quan
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/02/150219_viet_food_talkshow_2015
Geen opmerkingen:
Een reactie posten