maandag 16 februari 2015

Bí ẩn của đôi môi con người

Bí ẩn của đôi môi con người

  • 3 giờ trước
Chúng là đôi vành nằm trên khuôn mặt con người, vốn bị khô và nứt nẻ vào mùa đông và đôi khi bị răng cắn nhầm vì tưởng là thức ăn. Môi dùng để làm gì? Chim không có môi cũng đâu có sao trong khi phần tương tự của rùa thì biến thành mỏ cứng. Mặc dù đa số động vật hữu nhũ đều có môi nhưng chỉ có môi con người là nhô ra ngoài.
Con người đã nhận ra rằng môi có vai trò rất quan trọng.

Bú sữa mẹ

Dùng môi để bú sữa mẹ là một trong những khả năng đầu tiên mà chúng ta có được sau khi ra đời. Đây là khả năng hết sức cơ bản đối với sự tồn tại của người đến nỗi nó được xem là ‘phản xạ gốc’: chúng ta sinh ra là đã biết bú sữa mẹ mà không cần học gì cả. Điều này cũng đúng đối với hầu hết các động vật hữu nhũ.
Ngay khi có cái gì đặt vào miệng đứa bé sơ sinh thì phản xạ này sẽ được kích hoạt. Mặc dù công việc chính là ở lưỡi, đôi môi cũng quan trọng trong việc cố định chặt để em bé có thể nuốt sữa.
Điều này có nghĩa là việc bú sữa, cho dù là sữa mẹ hay sữa bình, không phải là phản xạ thụ động của em bé sơ sinh. Đó giống như một đoạn hội thoại khi mỗi bên đều có vai trò của mình trong một vũ điệu được Tạo hóa viết lên một cách tinh vi và đôi môi đóng vai trò trung tâm trong vũ điệu đó.
Đôi môi dĩ nhiên cũng quan trọng trong việc ăn uống và trong khả năng nói của con người. Theo ngôn ngữ học thì đôi môi là hai trong số nhiều điểm phát âm – tức là những điểm trên miệng và trong cổ họng mà ở đó luồng hơi từ trong phổi đi ra bị chặn lại. Chập hai môi lại chúng ta sẽ phát được những âm ‘p', ‘b’ hay ‘m'. Để phát các âm ‘f’ và ‘v’ thì chúng ta đặt môi dưới ở dưới răng trên.
Phát âm là một phần hết sức quan trọng trong cuộc sống con người nhưng nó không thú vị như hôn. Không phải tất cả mọi người trên thế giới đều biết hôn mặc dù hôn tồn tại trong 90% nền văn hóa thế giới. Darwin từng nhận thấy rằng có những nền văn hóa không biết hôn là gì. “Dân châu Âu chúng ta đã quá quen với việc hôn như là một cách bày tỏ tình cảm đến mức nó được xem là bản năng của con người,” Darwin từng viết, “Nhưng đối với người dân Maori ở New Zealand, người Tahiti, người Papua, người Somal ở châu Phi và người Eskimo thì lại hoàn toàn khác.”
Nếu hôn không phải là thói quen của tất cả nhân loại thì nó vẫn có nguồn gốc từ sinh học. Có lẽ nó là sự kết hợp của những gì được thừa hưởng từ các thế hệ trước và hành vi học được. Có loài động vật cũng hôn như con người. Tinh tinh hôn để hòa giải sau khi đánh nhau.

Bộ phận nhạy cảm

Hồi năm 2008, tác giả Chip Walter từng dẫn nhà sinh vật học người Anh Desmond Morris để lập lập rằng hôn bắt nguồn từ cách linh trưởng mẹ nhai thức ăn và mớm cho con, có nghĩa là linh trưởng mẹ sau khi nhai xong thì đặt môi của mình vào môi linh trưởng con để chuyển thức ăn qua cho con.
Việc chạm môi có lẽ đã trở thành một cách giải tỏa nỗi lo lắng. Lập luận cổ điện cho rằng khi việc kích thích môi gắn chặt với thức ăn thì chỉ cần chạm vào môi thôi cũng sẽ làm phát sinh cảm giác sung sướng. Và nhờ vào vô số đầu dây thần kinh trên môi chúng ta có công thức tạo nên cảm giác đê mê.
Đôi môi là bộ phận hết sức nhạy cảm. Xúc giác dựa vào độ dày đặc của thần kinh cảm ứng chứ không phải ở bề mặt tiếp xúc lớn hay nhỏ. Trong khi phần cảm ứng với cảm giác ở ngực và bụng tương đối nhỏ thì phần cảm ứng này ở tay và môi rất rộng. Cũng giống như đôi tay có vai trò trung tâm giúp chúng ta cảm nhận thế giới, đôi môi cũng vậy.
Nhà nghiên cứu Gordon Gallup đã nghiên cứu về hành vi hôn ở các sinh viên Mỹ. Ông và các đồng sự nhận ra rằng một trong những phương cách chính mà các nữ sinh viên dùng để phán đoán xem bạn tình của họ là người hôn giỏi hay không là dựa vào những dấu hiệu hóa học và mùi vị. Theo nghiên cứu của ông thì các nữ sinh viên nói rằng họ gần như ít có khả năng quan hệ tình dục với một người đàn ông trừ phi hai người hôn nhau trước.
Nụ hôn cũng giúp con người biết được mùi cơ thể của nhau. Trong một nghiên cứu khác, ông Gallup đặt câu hỏi: “Anh/Chị có bao giờ cảm thấy bị thu hút bởi người nào đó để rồi sau đó thấy rằng mình không thích nữa sau cái hôn đầu tiên?” Trong số những người được điều tra. 59% nam giới và 66% nữ giới trả lời có.
Mặc dù các nghiên cứu của ông Gallup hơi hạn chế và chỉ tập trung và các sinh viên Mỹ nhưng khi các kết quả nà được đặt cạnh các dữ liệu xuyên văn hóa khác thì có thể kết luận một cách hợp lý rằng việc tiếp xúc gần gũi của nụ hôn tạo điều kiện cho khứu giác. Cho dù chúng ta có ý thức được hay không thì nụ hôn có thể giúp chúng ta đánh giá sự phù hợp của người bạn tình chúng ta mong muốn.
Và đó là lý do tại sao mà bất chấp việc đôi khi bị khô nẻ hay bị cắn nhầm thì bộ phận cực kỳ nhạy cảm này của cơ thể vẫn có giá trị đến như vậy.
Bản tiếng Anh bài này đã được đăng trên BBC Future.

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten