Thượng đỉnh APEC : Võ đài của xung khắc thương mại và địa chính trị
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đón tiếp các đại biểu dự thượng đỉnh APEC tại Bắc Kinh, ngày 07/11/2014.REUTERS/Greg Baker/Pool
Lãnh đạo các nước Châu Á Thái Bình Dương, chiếm 50% của cải thế giới, sẽ gặp nhau tại Bắc Kinh trong hai ngày từ 10 đến 11/11 trong bối cảnh cạnh tranh ác liệt giữa Mỹ và Trung Quốc . Liệu Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á -Thái Bình Dương APEC sẽ là đấu trường hay cơ hội để ba dự án chiến lược xung khắc nhau đi tới thỏa hiệp?
Diễn đàn APEC đã được 25 tuổi với 21 thành viên trải dài từ Nam- Bắc Mỹ, qua châu Á xuống tận nước Úc và New Zealand, với 40% dân số thế giới, nắm trong tay 50% của cải địa cầu và 44% thương mại quốc tế.
Hai mươi lăm năm xây dựng một nền thương mại tự do cũng là thời gian tranh đấu không ngừng chống bảo hộ mậu dịch.
Liệu Thượng đỉnh APEC 2014 tại Bắc Kinh sẽ là đấu trường hay là nơi dung hòa những xung khắc của ba dự án kinh tế mang tầm vóc chiến lược của Mỹ, của ASEAN và của Trung Quốc ?
Theo AFP, dự án thứ nhất là tiến trình xây dựng một đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), vũ khí của chiến lược tái định vị của Mỹ trong vùng Châu Á -Thái Bình Dương, tiếp tục tiến triển. Dự án TPP được 12 thành viên của APEC tham dự nhưng không có Trung Quốc. TPP hiện còn gặp một trở lực lớn do Tokyo bảo vệ thị trường gạo, bảo vệ nông dân.
Về phần Đông Nam Á, 10 quốc gia thành viên của ASEAN muốn thành lập một Đối tác kinh tế toàn cầu và cấp vùng bao gồm thêm 6 nước trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.
Về phần Trung Quốc, do nghi ngờ TPP là vũ khí kinh tế của chính sách chuyển trục của Hoa Kỳ, Bắc Kinh muốn nắm thế chủ động qua dự án Vùng trao đổi mậu dịch tự do Châu Á -Thái Bình Dương (FTAAP) bao trùm hai sáng kiến của Mỹ và của ASEAN.
Liệu Thượng đỉnh APEC lần nầy sẽ là đấu trường giữa ba dự án ? Sở dĩ có nghi vấn này vì Alan Bollard, giám đốc điều hành của APEC, nguyên là Thống đốc Ngân hàng Trung ương New Zealand tuyên bố ông không muốn TPP, câu lạc bộ của những nước giàu đi một hướng còn dự án của ASEAN, Đối tác Kinh tế Toàn cầu và cấp vùng, đi theo một hướng khác.
Trợ lý Bộ trưởng Thương mại của Trung Quốc Vương Thụ Văn tuyên bố trên báo chí Trung Quốc hôm thứ Ba rằng Bắc Kinh muốn có những biện pháp cụ thể nhân hội nghị APEC trong khuôn khổ thực hiện FTAAP (Vùng trao đổi mậu dịch tự do Châu Á -Thái Bình Dương) với một lịch trình và một kế hoạch thực hiện. Viên chức Trung Quốc khẳng định sẽ không có « xung đột hay cản trở ».
Theo giới phân tích của nhà nước Trung Quốc thì dự án Vùng trao đổi mậu dịch tự do Châu Á - Thái Bình Dương của Trung Quốc sẽ làm giảm rất nhiều tác động của TPP của Hoa Kỳ.
Theo nguyên tắc của APEC, Diễn đàn hợp tác kinh tế không phải là nơi để đấu đá nhau mà là để xoa dịu bất đồng.
Tuy nhiên, thượng đỉnh này cũng là cơ hội để lãnh đạo các nước trao đổi song phương trong bối cảnh tình hình căng thẳng giữa một số nước thành viên. Đặc biệt là tham vọng biển đảo của Trung Quốc gây xung khắc với Nhật Bản, Philippines và Việt Nam.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141107-thuong-dinh-apec-vo-dai-cua-xung-khac-thuong-mai-va-dia-chinh-tri/
Hai mươi lăm năm xây dựng một nền thương mại tự do cũng là thời gian tranh đấu không ngừng chống bảo hộ mậu dịch.
Liệu Thượng đỉnh APEC 2014 tại Bắc Kinh sẽ là đấu trường hay là nơi dung hòa những xung khắc của ba dự án kinh tế mang tầm vóc chiến lược của Mỹ, của ASEAN và của Trung Quốc ?
Theo AFP, dự án thứ nhất là tiến trình xây dựng một đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP), vũ khí của chiến lược tái định vị của Mỹ trong vùng Châu Á -Thái Bình Dương, tiếp tục tiến triển. Dự án TPP được 12 thành viên của APEC tham dự nhưng không có Trung Quốc. TPP hiện còn gặp một trở lực lớn do Tokyo bảo vệ thị trường gạo, bảo vệ nông dân.
Về phần Đông Nam Á, 10 quốc gia thành viên của ASEAN muốn thành lập một Đối tác kinh tế toàn cầu và cấp vùng bao gồm thêm 6 nước trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản.
Về phần Trung Quốc, do nghi ngờ TPP là vũ khí kinh tế của chính sách chuyển trục của Hoa Kỳ, Bắc Kinh muốn nắm thế chủ động qua dự án Vùng trao đổi mậu dịch tự do Châu Á -Thái Bình Dương (FTAAP) bao trùm hai sáng kiến của Mỹ và của ASEAN.
Liệu Thượng đỉnh APEC lần nầy sẽ là đấu trường giữa ba dự án ? Sở dĩ có nghi vấn này vì Alan Bollard, giám đốc điều hành của APEC, nguyên là Thống đốc Ngân hàng Trung ương New Zealand tuyên bố ông không muốn TPP, câu lạc bộ của những nước giàu đi một hướng còn dự án của ASEAN, Đối tác Kinh tế Toàn cầu và cấp vùng, đi theo một hướng khác.
Trợ lý Bộ trưởng Thương mại của Trung Quốc Vương Thụ Văn tuyên bố trên báo chí Trung Quốc hôm thứ Ba rằng Bắc Kinh muốn có những biện pháp cụ thể nhân hội nghị APEC trong khuôn khổ thực hiện FTAAP (Vùng trao đổi mậu dịch tự do Châu Á -Thái Bình Dương) với một lịch trình và một kế hoạch thực hiện. Viên chức Trung Quốc khẳng định sẽ không có « xung đột hay cản trở ».
Theo giới phân tích của nhà nước Trung Quốc thì dự án Vùng trao đổi mậu dịch tự do Châu Á - Thái Bình Dương của Trung Quốc sẽ làm giảm rất nhiều tác động của TPP của Hoa Kỳ.
Theo nguyên tắc của APEC, Diễn đàn hợp tác kinh tế không phải là nơi để đấu đá nhau mà là để xoa dịu bất đồng.
Tuy nhiên, thượng đỉnh này cũng là cơ hội để lãnh đạo các nước trao đổi song phương trong bối cảnh tình hình căng thẳng giữa một số nước thành viên. Đặc biệt là tham vọng biển đảo của Trung Quốc gây xung khắc với Nhật Bản, Philippines và Việt Nam.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141107-thuong-dinh-apec-vo-dai-cua-xung-khac-thuong-mai-va-dia-chinh-tri/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten