Bệnh sốt rét bùng dậy tại châu Á
Muỗi a-nô-phen, tác nhân chính truyền bệnh sốt rét cho người.James D. Gathany/wikimedia.org
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, trong khoảng thời gian từ 2000 tới 2012, tỉ lệ tử vong do sốt rét đã giảm bớt 42%. Tuy nhiên, năm 2010, vẫn có trên 1,2 triệu người chết. Con số này giảm xuống còn 627 000 vào năm 2012. Phần lớn số nạn nhân là trẻ em tại khu vực châu Phi miền nam sa mạc Sahara. Thế nhưng, mục « Khoa học » của báo Le Monde nhấn mạnh « Bệnh sốt rét rất nguy hiểm này đang nhanh chóng lan truyền tại châu Á ».
Bài báo dựa trên nghiên cứu công bố tại Tổ chức Y tế Nhiệt đới và Vệ sinh của Mỹ ngày 03/11 vừa qua. Theo đó, bệnh sốt rét ngày càng lan truyền nhanh tại khu vực Đông Nam Á, ngoại trừ Lào. Malaysia là nước có tỉ lệ bệnh sốt rét cao nhất. Tại vùng Bornéo của nước này, một trong những vùng bị nặng nhất, 68% các ca lây nhiễm bắt nguồn từ một loại ký sinh có tên Plasmodium knowlesi, cho tới nay vẫn được coi chỉ lây lan giữa loài khỉ. Theo nhận định của một nhà nghiên cứu, có nhiều khả năng loại ký sinh này đã lây từ người sang người. Ông cho biết : « Cứ 24 giờ, loài ký sinh gây bệnh nhiễm trùng này tái sinh sản trong máu. Còn nhanh hơn cả những gì chúng tôi quan sát được từ những loài ký sinh khác gây bệnh sốt rét. Chính vì thế, nó là một trong những loại ký sinh nguy hiểm nhất ».
Nguyên nhân khiến bệnh lây lan nhanh tại Malaysia là do tình trạng phá rừng. Trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2012, quốc gia này mất 14% diện tích rừng, nhường chỗ cho các khu trồng cọ dầu. Bệnh sốt rét còn lây truyền nhanh hơn tại các khu vực ven rừng hoặc rừng bị phá và nơi có loài khỉ macao đuôi dài hay đuôi heo sinh sống. 95% bệnh nhân là người lớn, một tỉ lệ rất lớn so với những loại ký sinh gây bệnh khác gây ra. Muỗi là vật trung gian gây bệnh này. Giải thích tại sao người lớn lại bị bệnh sốt rét nhiều hơn, bản nghiên cứu cho biết do loài muỗi không bay sâu vào khu vực dân cư. Chúng thường đốt những người đi làm đồng hoặc thợ săn.
Bệnh sốt rét do loại ký sinh nguy hiểm Plasmodium knowlesi được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1930 và ca đầu tiên tại Bornéo (Malaysia) vào năm 1965. Thế nhưng, ngay các nhà khoa học cũng còn có rất ít thông tin về loại ký sinh này, cũng như cách chúng lây lan. Chính vì thế, từ năm 2012, dự án « Monkey Bar » đã được triển khai để hiểu rõ hơn cách truyền bệnh tại hai nước Malaysia và Philippines. Mọi vận động của người và khỉ được theo dõi qua GPS. Còn tập tính của muỗi được nghiên cứu nhờ máy bay điều khiển từ xa ở độ cao từ 300 đến 400 mét. Nhờ đó mà các nhà nghiên cứu mới nhận ra được mức độ trầm trọng của tình trạng phá rừng.
Với hơn 2.000 bệnh nhân nhập viện vào năm 2013 tại Malaysia, bệnh sốt rét do loại ký sinh Plasmodium knowlesi khiến ít người nhiễm bệnh hơn so với bệnh sốt xuất huyết và ít gây tử vong hơn. Hiện nay, dịch bệnh đã được khoanh vùng tại Đông Nam Á nơi loài muỗi trung gian sống nhiều. Thế nhưng, các nhà nghiên cứu đang lo lắng trước tình trạng phát triển nhanh của bệnh này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141107-benh-sot-ret-bung-day-tai-chau-a/
Nguyên nhân khiến bệnh lây lan nhanh tại Malaysia là do tình trạng phá rừng. Trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2012, quốc gia này mất 14% diện tích rừng, nhường chỗ cho các khu trồng cọ dầu. Bệnh sốt rét còn lây truyền nhanh hơn tại các khu vực ven rừng hoặc rừng bị phá và nơi có loài khỉ macao đuôi dài hay đuôi heo sinh sống. 95% bệnh nhân là người lớn, một tỉ lệ rất lớn so với những loại ký sinh gây bệnh khác gây ra. Muỗi là vật trung gian gây bệnh này. Giải thích tại sao người lớn lại bị bệnh sốt rét nhiều hơn, bản nghiên cứu cho biết do loài muỗi không bay sâu vào khu vực dân cư. Chúng thường đốt những người đi làm đồng hoặc thợ săn.
Bệnh sốt rét do loại ký sinh nguy hiểm Plasmodium knowlesi được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1930 và ca đầu tiên tại Bornéo (Malaysia) vào năm 1965. Thế nhưng, ngay các nhà khoa học cũng còn có rất ít thông tin về loại ký sinh này, cũng như cách chúng lây lan. Chính vì thế, từ năm 2012, dự án « Monkey Bar » đã được triển khai để hiểu rõ hơn cách truyền bệnh tại hai nước Malaysia và Philippines. Mọi vận động của người và khỉ được theo dõi qua GPS. Còn tập tính của muỗi được nghiên cứu nhờ máy bay điều khiển từ xa ở độ cao từ 300 đến 400 mét. Nhờ đó mà các nhà nghiên cứu mới nhận ra được mức độ trầm trọng của tình trạng phá rừng.
Với hơn 2.000 bệnh nhân nhập viện vào năm 2013 tại Malaysia, bệnh sốt rét do loại ký sinh Plasmodium knowlesi khiến ít người nhiễm bệnh hơn so với bệnh sốt xuất huyết và ít gây tử vong hơn. Hiện nay, dịch bệnh đã được khoanh vùng tại Đông Nam Á nơi loài muỗi trung gian sống nhiều. Thế nhưng, các nhà nghiên cứu đang lo lắng trước tình trạng phát triển nhanh của bệnh này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141107-benh-sot-ret-bung-day-tai-chau-a/
Tổ chức Y tế Thế giới kêu gọi khẩn cấp chống sốt rét kháng thuốc
Muỗi anophèle là loại chuyên truyền bệnh sốt rét.AFP
Các chính phủ khu vực sông Mêkông phải hành động khẩn cấp để phòng chống sự lan tràn của bệnh sốt rét kháng thuốc có thể xuất hiện tại Việt Nam và Miến Điện.
Trên đây là tuyên bố của Tổ chức Y tế Thế giới (OMS) hôm nay 27/09/2012 trong cuộc họp khu vực tại Hà Nội.
Trên đây là tuyên bố của Tổ chức Y tế Thế giới (OMS) hôm nay 27/09/2012 trong cuộc họp khu vực tại Hà Nội.
Thông cáo của OMS cho biết, có những yếu tố ngày càng thuyết phục cho thấy ký sinh trùng sốt rét kháng lại artémisinine - loại thuốc chiết xuất từ cây thanh hao để trị bệnh sốt rét - hiện diện ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, cũng như tại đông nam Miến Điện.
Ổ bệnh kháng thuộc xuất hiện cách đây tám năm tại biên giới giữa Cam Bốt và Thái Lan, và một ổ bệnh khác mới được xác định tại biên giới Thái Lan và Miến Điện.
Giám đốc khu vực của OMS, ông Shin Young Soo nhấn mạnh, các chính phủ phải « quan tâm đến vấn đề này trước khi gây nguy hiểm không chỉ cho những thành tựu mong manh đạt được trong cuộc đấu tranh chống bệnh sốt rét, nhưng cả cho mục tiêu một khu vực Thái Bình Dương phương Tây không có bệnh sốt rét ».
Theo ông, các nước khu vực sông Mêkông cần phải « tăng cường và mở rộng » các hoạt động chặn đứng và diệt trừ sốt rét kháng thuốc. Các biện pháp ngăn chận tổng quát là phân phối mùng, các loại thuốc hiệu quả, tẩy trùng và phổ biến các xét nghiệm chẩn đoán.
Tại Việt Nam, theo cơ quan y tế, sốt rét kháng thuốc chủ yếu tại ba tỉnh ở miền Trung và miền Nam, trong đó có nhiều yếu tố khiến khó thể chận đứng được căn bệnh. Dân chúng các tỉnh này rất nghèo, thường xuyên di chuyển, ít khi sử dụng các loại mùng đã tẩm thuốc diệt muỗi, và bệnh nhân thường không theo chỉ định điều trị của bác sĩ đến nơi đến chốn.
Tuy nhiên hiện tượng ký sinh trùng sốt rét kháng lại thuốc artémisinine không ngăn trở được việc điều trị cho bệnh nhân. Loại thuốc này cần được phối hợp với các thuốc khác, và việc kháng thuốc chỉ làm kéo dài thêm hai, ba ngày so với thời gian khỏi bệnh thông thường là 24 tiếng đồng hồ.
Bệnh sốt rét do ký sinh trùng gây ra qua trung gian của loài muỗi, đã giết hại khoảng 655.000 người trong năm 2010, đặc biệt là trẻ em châu Phi, cho dù tỉ lệ tử vong có giảm mạnh trong những năm gần đây.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20120927-to-chuc-y-te-quoc-te-keu-goi-khan-cap-chong-sot-ret-khang-thuoc/
Muỗi anophen, trung gian truyền bệnh sốt rét(DR)
Bệnh sốt rét là nguyên nhân tử vong của gần 1 triệu người hàng năm trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Phi. Trong thời gian gần đây, dịch bệnh này có chiều hướng được khống chế, ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, hiện tượng ký sinh trùng kháng thuốc tại khu vực Đông Nam Á gia tăng, gây lo ngại cho mục tiêu đẩy lùi bệnh sốt rét trên thế giới.
Từ năm 2006, đã xuất hiện một số khu vực ký sinh trùng kháng thuốc đầu tiên tại vùng biên giới Cam Bốt - Thái Lan. Tại Việt Nam, năm 2009, đã phát hiện một điểm kháng thuốc đầu tiên tại tỉnh Bình Phước (miền Nam). Từ năm 2009 đến nay, theo một số nghiên cứu, tỷ lệ kháng thuốc đã tăng từ 16 đến hơn 20%, và ký sinh trùng kháng thuốc có mặt tại ít nhất 3 tỉnh miền Nam và miền Trung Việt Nam. Bên cạnh việc ký sinh trùng kháng thuốc, cũng có nhiều biểu hiện cho thấy muỗi anophen kháng lại các loại hóa chất diệt muỗi vốn có. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu không khống chế được các ổ ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc tại các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, thì loại ký sinh trùng này có thể sẽ lan sang các nước và khu vực khác.
Để tìm hiểu về thực tế ký sinh trùng kháng thuốc tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học của RFI tuần này đặt câu hỏi với Bác sĩ – Tiến sĩ Lê Thành Đồng, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP HCM. Sau đây mời quý vị nghe tiếng nói của Bác sĩ Lê Thành Đồng.
Phần tiếp theo các giải thích của Bác sĩ – Tiến sĩ Nguyễn Đình Nguyên (Đại học New South Wales - Sydney) về cơ chế, nguyên nhân của việc ký sinh trùng kháng thuốc và các biện pháp phòng chống.
RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn Bác sĩ Lê Thành Đồng và Bác sĩ Nguyễn Đình Nguyên đã dành thời gian cho tạp chí hôm nay.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20121003-viet-nam-doi-pho-voi-nan-ky-sinh-trung-sot-ret-khang-thuoc/
Ổ bệnh kháng thuộc xuất hiện cách đây tám năm tại biên giới giữa Cam Bốt và Thái Lan, và một ổ bệnh khác mới được xác định tại biên giới Thái Lan và Miến Điện.
Giám đốc khu vực của OMS, ông Shin Young Soo nhấn mạnh, các chính phủ phải « quan tâm đến vấn đề này trước khi gây nguy hiểm không chỉ cho những thành tựu mong manh đạt được trong cuộc đấu tranh chống bệnh sốt rét, nhưng cả cho mục tiêu một khu vực Thái Bình Dương phương Tây không có bệnh sốt rét ».
Theo ông, các nước khu vực sông Mêkông cần phải « tăng cường và mở rộng » các hoạt động chặn đứng và diệt trừ sốt rét kháng thuốc. Các biện pháp ngăn chận tổng quát là phân phối mùng, các loại thuốc hiệu quả, tẩy trùng và phổ biến các xét nghiệm chẩn đoán.
Tại Việt Nam, theo cơ quan y tế, sốt rét kháng thuốc chủ yếu tại ba tỉnh ở miền Trung và miền Nam, trong đó có nhiều yếu tố khiến khó thể chận đứng được căn bệnh. Dân chúng các tỉnh này rất nghèo, thường xuyên di chuyển, ít khi sử dụng các loại mùng đã tẩm thuốc diệt muỗi, và bệnh nhân thường không theo chỉ định điều trị của bác sĩ đến nơi đến chốn.
Tuy nhiên hiện tượng ký sinh trùng sốt rét kháng lại thuốc artémisinine không ngăn trở được việc điều trị cho bệnh nhân. Loại thuốc này cần được phối hợp với các thuốc khác, và việc kháng thuốc chỉ làm kéo dài thêm hai, ba ngày so với thời gian khỏi bệnh thông thường là 24 tiếng đồng hồ.
Bệnh sốt rét do ký sinh trùng gây ra qua trung gian của loài muỗi, đã giết hại khoảng 655.000 người trong năm 2010, đặc biệt là trẻ em châu Phi, cho dù tỉ lệ tử vong có giảm mạnh trong những năm gần đây.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20120927-to-chuc-y-te-quoc-te-keu-goi-khan-cap-chong-sot-ret-khang-thuoc/
Việt Nam đối phó với nạn ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc
Cuối tháng 9 vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo các nước vùng châu thổ Mêkông, đặc biệt là Việt Nam và Miến Điện, về nguy cơ tăng cao của việc ký sinh trùng sốt rét kháng lại artemisinin, tức là loại thuốc được coi là có hiệu quả nhất trong việc điều trị bệnh sốt rét hiện nay.
Bệnh sốt rét là nguyên nhân tử vong của gần 1 triệu người hàng năm trên thế giới, đặc biệt là ở Châu Phi. Trong thời gian gần đây, dịch bệnh này có chiều hướng được khống chế, ở trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, hiện tượng ký sinh trùng kháng thuốc tại khu vực Đông Nam Á gia tăng, gây lo ngại cho mục tiêu đẩy lùi bệnh sốt rét trên thế giới.Từ năm 2006, đã xuất hiện một số khu vực ký sinh trùng kháng thuốc đầu tiên tại vùng biên giới Cam Bốt - Thái Lan. Tại Việt Nam, năm 2009, đã phát hiện một điểm kháng thuốc đầu tiên tại tỉnh Bình Phước (miền Nam). Từ năm 2009 đến nay, theo một số nghiên cứu, tỷ lệ kháng thuốc đã tăng từ 16 đến hơn 20%, và ký sinh trùng kháng thuốc có mặt tại ít nhất 3 tỉnh miền Nam và miền Trung Việt Nam. Bên cạnh việc ký sinh trùng kháng thuốc, cũng có nhiều biểu hiện cho thấy muỗi anophen kháng lại các loại hóa chất diệt muỗi vốn có. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nếu không khống chế được các ổ ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc tại các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, thì loại ký sinh trùng này có thể sẽ lan sang các nước và khu vực khác.
Để tìm hiểu về thực tế ký sinh trùng kháng thuốc tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học của RFI tuần này đặt câu hỏi với Bác sĩ – Tiến sĩ Lê Thành Đồng, Viện trưởng Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng TP HCM. Sau đây mời quý vị nghe tiếng nói của Bác sĩ Lê Thành Đồng.
Phần tiếp theo các giải thích của Bác sĩ – Tiến sĩ Nguyễn Đình Nguyên (Đại học New South Wales - Sydney) về cơ chế, nguyên nhân của việc ký sinh trùng kháng thuốc và các biện pháp phòng chống.
RFI Việt ngữ xin chân thành cảm ơn Bác sĩ Lê Thành Đồng và Bác sĩ Nguyễn Đình Nguyên đã dành thời gian cho tạp chí hôm nay.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20121003-viet-nam-doi-pho-voi-nan-ky-sinh-trung-sot-ret-khang-thuoc/
Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc phát triển tại lưu vực sông Mê Kông
Các biện pháp phòng bệnh sốt rét : cấp phát mùng màn, trừ khử côn trùng và kiểm tra phát hiện bệnh (Getty Images)
Nhân hội nghị « Bệnh sốt rét 2012 : Cứu lấy mạng sống con người ở châu Á-Thái Bình Dương », được tổ chức ở Sydney, Úc, các chuyên gia quốc tế, ngày hôm nay, 31/10/2012, đã lên tiếng cảnh báo là bệnh sốt rét bị đẩy lùi tại châu Á nói chung, ngoại trừ các quốc gia lưu vực sông Mê Kông
, nơi đây đang hoành hành một loại ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc. Cùng với việc di dân, loại ký sinh trùng này có thể lây lan sang châu Phi.
, nơi đây đang hoành hành một loại ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc. Cùng với việc di dân, loại ký sinh trùng này có thể lây lan sang châu Phi.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới – WHO – bệnh sốt rét vẫn hiện diện tại 22 quốc gia châu Á-Thái Bình Dương : Trong năm 2010, khoảng 30 triệu người bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét và hàng năm khoảng 40 ngàn người tử vong. Nhiều tiến bộ đã đạt được trong lĩnh vực này. Số người bị lây nhiễm đã giảm 50% trong 10 năm qua.
Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo về tình trạng phát triển một thể loại ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc tại các nước trong lưu vực sông Mê Kông. Virus này kháng được chất artémisinine (thanh hao tố), chiết xuất từ cây thanh hao, thường được dùng để chống lại bệnh sốt rét.
Cuối tháng Chín vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới đã kêu gọi chính phủ các nước liên quan hãy hành động khẩn cấp để ngăn chặn sự lây lan của chủng loại ký sinh trùng « falciparum », kháng thuốc và hoạt động mạnh. Loại ký sinh trùng này được nhận diện lần đầu tiên vào năm 2004 ở vùng biên giới Thái Lan-Cam Bốt, sau đó, lây lan sang các vùng lân cận ở Thái Lan, Miến Điện và thậm chí tới miền trung và miền nam Việt Nam.
Ông Richard Feachem, nguyên giám đốc Quỹ Thế giới đấu tranh chống Sida, lao và sốt rét, nhấn mạnh : « Điều nguy hiểm là chủng loại ký sinh trùng kháng thuốc này có thể thoát ra khỏi vùng Đông Nam Á và xuất hiện ở châu Phi », do di chuyển dân cư, du lịch.
Các nhà khoa học đã đưa ra một loạt các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét lây lan như cấp phát màn và một số loại thuốc chống sốt rét có hiệu quả, tiến hành trừ khử côn trùng và phổ cập việc kiểm tra phát hiện bệnh sốt rét.
Có thể ngăn chặn ký sinh trùng sốt rét kháng chất thanh hao với một số loại thuốc khác, nhưng phương pháp này tốn kém về tiền bạc và thời gian. Bởi vì, cho đến nay, việc dùng chất thanh hao để ngăn chặn, chống lại ký sinh trùng sốt rét là hiệu quả nhất, nhanh nhất và đỡ tốn kém.
Các nhà khoa học Anh và Pháp cho biết là trong phòng thí nghiệm, họ đã tổng hợp được một số chất phòng chống có hiệu quả chủng loại « falciparum » và trong tương lai, sẽ có thuốc chống ký sinh trùng kháng chất thanh hao.
Trong năm 2010, trên toàn thế giới, đã có 655 000 người tử vong vì bệnh sốt rét, đa số các nạn nhân là ở châu Phi. Tại Hội nghị ở Sydney, các nhà khoa học có tham vọng là từ nay đến 2025, sẽ « xóa sổ » được bệnh sốt rét ở châu Á-Thái Bình Dương, nếu như chính phủ các nước liên quan tích cực hưởng ứng thực hiện mục tiêu này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20121031-ky-sinh-trung-sot-ret-khang-thuoc-phat-trien-tai-luu-vuc-song-me-kong/
Tuy nhiên, giới chuyên gia cảnh báo về tình trạng phát triển một thể loại ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc tại các nước trong lưu vực sông Mê Kông. Virus này kháng được chất artémisinine (thanh hao tố), chiết xuất từ cây thanh hao, thường được dùng để chống lại bệnh sốt rét.
Cuối tháng Chín vừa qua, Tổ chức Y tế Thế giới đã kêu gọi chính phủ các nước liên quan hãy hành động khẩn cấp để ngăn chặn sự lây lan của chủng loại ký sinh trùng « falciparum », kháng thuốc và hoạt động mạnh. Loại ký sinh trùng này được nhận diện lần đầu tiên vào năm 2004 ở vùng biên giới Thái Lan-Cam Bốt, sau đó, lây lan sang các vùng lân cận ở Thái Lan, Miến Điện và thậm chí tới miền trung và miền nam Việt Nam.
Ông Richard Feachem, nguyên giám đốc Quỹ Thế giới đấu tranh chống Sida, lao và sốt rét, nhấn mạnh : « Điều nguy hiểm là chủng loại ký sinh trùng kháng thuốc này có thể thoát ra khỏi vùng Đông Nam Á và xuất hiện ở châu Phi », do di chuyển dân cư, du lịch.
Các nhà khoa học đã đưa ra một loạt các biện pháp phòng chống bệnh sốt rét lây lan như cấp phát màn và một số loại thuốc chống sốt rét có hiệu quả, tiến hành trừ khử côn trùng và phổ cập việc kiểm tra phát hiện bệnh sốt rét.
Có thể ngăn chặn ký sinh trùng sốt rét kháng chất thanh hao với một số loại thuốc khác, nhưng phương pháp này tốn kém về tiền bạc và thời gian. Bởi vì, cho đến nay, việc dùng chất thanh hao để ngăn chặn, chống lại ký sinh trùng sốt rét là hiệu quả nhất, nhanh nhất và đỡ tốn kém.
Các nhà khoa học Anh và Pháp cho biết là trong phòng thí nghiệm, họ đã tổng hợp được một số chất phòng chống có hiệu quả chủng loại « falciparum » và trong tương lai, sẽ có thuốc chống ký sinh trùng kháng chất thanh hao.
Trong năm 2010, trên toàn thế giới, đã có 655 000 người tử vong vì bệnh sốt rét, đa số các nạn nhân là ở châu Phi. Tại Hội nghị ở Sydney, các nhà khoa học có tham vọng là từ nay đến 2025, sẽ « xóa sổ » được bệnh sốt rét ở châu Á-Thái Bình Dương, nếu như chính phủ các nước liên quan tích cực hưởng ứng thực hiện mục tiêu này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20121031-ky-sinh-trung-sot-ret-khang-thuoc-phat-trien-tai-luu-vuc-song-me-kong/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten