Thoát lệ thuộc về năng lượng là chiến lược phát triển khôn ngoan, thể hiện ý thức bảo vệ lợi ích quốc gia và tinh thần độc lập tự chủ trong quan hệ kinh tế với Trung Quốc
Trước đây, 6 tỉnh phía Bắc phải mua điện của Trung Quốc với giá cao hơn giá mua của các dự án điện trong nước và cũng cao hơn nhiều giá bán cho người dân. Trong các năm gần đây, tình trạng chung trong lĩnh vực năng lượng điện là: Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) bán than với giá rẻ cho Trung Quốc để Trung Quốc dùng than phát điện và bán điện đắt cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro
Điều đáng lo nhất là có đến 90% dự án về điện đều do Trung Quốc trúng thầu. Chiến lược của các nhà thầu Trung Quốc là giá. Khi tham gia dự thầu, ban đầu họ thường chấp nhận tất cả vấn đề nêu trong hồ sơ mời thầu của Việt Nam nhưng sau khi đã được chấp nhận trúng thầu, nhà thầu Trung Quốc chỉ thực hiện theo ý mình, ép chủ đầu tư phải chấp nhận những “tiêu chuẩn” chất lượng của họ (thường thấp hơn và rẻ tiền hơn so với thiết kế của chủ đầu tư nêu trong hồ sơ mời thầu).
Trung Quốc trúng thầu 90% dự án về điện của nước ta. Trong ảnh: Dự án Nhiệt điện Quảng Ninh Ảnh: TRỌNG ĐỨC
Ở các dự án Nhiệt điện Hải Phòng hay Nhiệt điện Quảng Ninh (của EVN), khi phát hiện nhà thầu Trung Quốc đưa sang các thiết bị/vật tư kém chất lượng, không đúng thiết kế, chủ đầu tư không cho lắp nhưng nhà thầu cứ lắp, thậm chí còn không cho chủ đầu tư được vào kiểm tra trong hàng rào nhà máy hay lắp vào lúc chủ đầu tư không bám thực địa!
Các dự án nhiệt điện chạy than lớn của Việt Nam cũng chủ yếu sử dụng thiết bị có nguồn gốc Trung Quốc rẻ hơn nhiều so với thiết bị được chế tạo tại các nước G7/G8. Kể cả các thiết bị của các hãng của G7, do G7 thiết kế nhưng được tổ chức chế tạo tại Trung Quốc thì chất lượng cũng khá thấp do tiêu chuẩn chế tạo của Trung Quốc rất thấp. Vì vậy, dù vốn đầu tư (mua sắm thiết bị) có giảm nhưng chi phí vận hành và chi phí sửa chữa cũng rất cao. Kết cuộc là hiệu quả của các dự án điện sử dụng thiết bị chế tạo tại Trung Quốc còn thấp hơn so với các dự án dùng thiết bị “xịn” của G7.
Hơn nữa, giới thạo tin trong lĩnh vực năng lượng cho biết nhà thầu Trung Quốc đi “cửa sau” rất giỏi và rất chuyên nghiệp. Đến khi dự án đi vào triển khai, chủ đầu tư Việt Nam sẽ phải chấp nhận các thiết bị kém chất lượng với duy nhất tờ giấy với tiêu đề “Quality Certificate” gọi là “Phiếu chất lượng” để che mắt.
Ngoài ra, việc sử dụng vốn ODA của Trung Quốc cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì chủ đầu tư không kiểm soát được tỉ giá của đồng nhân dân tệ so với USD, không kiểm soát được việc thanh toán theo tiến độ (thường phía Trung Quốc yêu cầu ngân hàng Trung Quốc thanh toán ngay khi đưa thiết bị sang, bất chấp thiết bị đó có được chủ đầu tư chấp nhận hay không), không phạt được nhà thầu nếu nhà thầu vi phạm (về chất lượng và tiến độ). Và cuối cùng, do sử dụng ODA của Trung Quốc nên nhà thầu thường đưa ra yêu sách là phải làm theo cách của Trung Quốc, bất chấp hồ sơ mời thầu và thiết kế của chủ đầu tư.
Đừng mua điện giá cao
Để tránh lệ thuộc vào năng lượng của Trung Quốc, trước mắt, Chính phủ cần thanh tra các dự án điện có vấn đề, làm rõ chất lượng thực sự so với yêu cầu trong hồ sơ mời thầu; các “sai lệch” của nhà thầu đã bị chủ đầu tư thông đồng, móc ngoặc để bỏ qua trong triển khai sau đấu thầu.
Thêm nữa, EVN không mua điện với giá quá cao từ Trung Quốc. Tiến hành phân nhóm các biện pháp ngắn hạn, trung hạn và dài hạn; phân tích tình hình từ phía cung và cầu để thấy cần giảm cầu ở khâu nào, ví dụ như thay dần các công nghệ lạc hậu ngốn nhiều năng lượng (ở đây nên dựa vào hệ số tiêu dùng năng lượng trên đơn vị sản phẩm của nền kinh tế để đánh giá), nhìn nhận lại các dự án “quá tải” sử dụng quá nhiều điện, hiệu quả thấp.
Quan trọng nữa là phát triển một thị trường năng lượng cạnh tranh, dứt khoát xóa bỏ độc quyền. Phát huy vai trò điều tiết của nhà nước ở góc độ tạo luật chơi bình đẳng và khuyến khích công nghệ tiên tiến. Có kế hoạch chủ động tìm các đối tác khác thay thế về thiết bị điện. Về cơ bản, cần xây dựng Luật Đấu thầu và các nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu đủ mạnh, chặt chẽ để có thể loại các nhà thầu Trung Quốc bỏ thầu giá rẻ, kém chất lượng mà nay hậu quả đã nhãn tiền.
Còn phụ thuộc nguồn vốn rẻ
Theo Ngân hàng Thế giới, năm 2014, Việt Nam có kế hoạch nhập khoảng 2,5 tỉ KWh điện từ Trung Quốc, lượng điện nhập khẩu chiếm 2,6% so với tổng nhu cầu điện tiêu thụ ở trong nước. Trung Quốc đã viện trợ hầu khắp các ngành công nghiệp, năng lượng của Việt Nam. Vốn vay ưu đãi lãi suất thấp từ Trung Quốc chủ yếu là từ đầu mối Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank). Chẳng hạn, ở ngành điện, tính đến năm 2011, trong tổng số 9 dự án nhiệt điện do Vinacomin làm chủ đầu tư có 4 dự án vay vốn tín dụng xuất khẩu hoặc ODA của Trung Quốc. Các dự án nhiệt điện Cao Ngạn, Sơn Động, Cẩm Phả, Mạo Khê đều chủ yếu vay tín dụng xuất khẩu của China Eximbank, mỗi dự án có tổng vốn đầu tư ít nhất cũng hơn 3.500 tỉ đồng...
Kỳ tới: Cơ hội để tự chủ
Tô Văn Trường
NLD
http://vietsn.com/forum/showthread.php?t=774410
Cần 10 năm để giảm lệ thuộc kinh tế Trung Quốc
|
Nếu quyết định giảm lệ thuộc về kinh tế với Trung Quốc, Việt Nam sẽ phải bắt đầu từ đâu và dự kiến quỹ thời gian bao lâu để đạt kết quả. Nam Nguyên tìm hiểu vấn đề này.
Thương mại Việt-Trung mất cân bằng quá lớn
Việt Nam xuất khẩu hai mươi mấy tỷ đô la hàng may mặc, nhưng lại nhập khẩu hơn 60% nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc/AFP
Theo Giáo sư Vũ Văn Hóa, phó Hiệu trưởng Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, đây là một vấn đề dài hạn và Việt Nam cần sớm có chính sách để khởi sự. Ông nói:
“Thực ra với thị trường này mình chủ yếu xuất nông sản thực phẩm nhưng với con đường tiểu ngạch, còn nhập thì khá nhiều nguyên vật liệu cho công nghiệp nhẹ. Cho nên phụ thuộc trong mối quan hệ này Việt Nam luôn luôn nhập siêu, còn Trung Quốc xuất siêu qua Việt Nam cả mậu dịch tiểu ngạch lẫn đại ngạch. Bây giờ muốn không lệ thuộc thì một là tìm thị trường khác, nhưng thị trường nào thì cũng vậy thôi, cần phải chủ động có được mặt hàng xuất khẩu nhiều hơn, nếu mà không có mặt hàng xuất khẩu mà chỉ có nhập khẩu thì không phụ thuộc vào thị trường này thì cũng phụ thuộc vào thị trường kia, cho nên đây là cả một quá trình lâu dài. Tôi nghĩ nếu khẩn trương ra thì cũng phải mất mười năm, còn nếu không thì phải lâu hơn nữa.”
Bây giờ VN phải có rào cản hợp pháp, đầu tiên phải có mạng lưới phân phối các sản phẩm với giá tương tự như giá của TQ...Với tư cách người tiêu dùng, người ta cứ tìm mặt hàng nào rẻ và tốt người ta mua, nếu hàng TQ không tốt hơn nhưng rẻ hơn với người ít tiền người ta vẫn tìm đến những mặt hàng đó
GS Vũ Văn Hóa |
Theo lời GS Vũ Văn Hóa, Việt Nam phải chuẩn bị ngay từ bây giờ, xuất khẩu mặt hàng nào, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu là gì. Còn nhập khẩu thì mặt hàng nào Việt Nam có thể tự túc được thì không nên nhập khẩu, ví dụ rau quả nông sản thực phẩm, ngay cả cá, gà của Trung Quốc, Việt Nam không thiếu nhưng người ta sản xuất với giá thành thấp, sản phẩm xuất qua Việt Nam với một giá rẻ hơn. Thương nhân vẫn mua và được lợi . GS Vũ Văn Hóa cho rằng, một mặt Việt Nam nỗ lực sản xuất nhưng mặt khác phải quản lý thị trường cho tốt. Ông nói:
Từ hàng may mặc đến giầy dép đều từ Trung quốc...made in China |
“ Bây giờ Việt Nam phải có rào cản hợp pháp, đầu tiên phải có mạng lưới phân phối các sản phẩm với giá tương tự như giá của Trung Quốc bán cho những người ở vùng biên giới và nông dân. Với tư cách người tiêu dùng, người ta cứ tìm mặt hàng nào rẻ và tốt người ta mua, nếu hàng Trung Quốc không tốt hơn nhưng rẻ hơn với người ít tiền người ta vẫn tìm đến những mặt hàng đó. Cho nên phải có qui định, nhưng phải có hàng nhiều, nếu mình cung cấp không đủ, dân chúng tiêu dùng mà nó thiếu thì người ta phải tìm đến mặt hàng giá rẻ người ta mua thôi.”
Trong bối cảnh biển Đông rối ren, tình trạng mất chủ quyền qua vụ giàn khoan Hải Dương 981 đã rõ ràng. Dư luận Việt Nam bắt đầu phản ánh nhiều ý kiến là phải giảm lệ thuộc Trung Quốc. Cán cân thương mại Việt-Trung bị mất cân bằng quá lớn, theo số liệu chính thức năm 2013 Việt Nam nhập siêu với Trung Quốc hơn 23 tỷ USD, phần nhập khẩu là 36,9 tỷ USD và xuất khẩu 13,3 tỷ USD. Việt Nam xuất qua Trung Quốc nhiều nhất là nông sản, khoáng sản và nhập khẩu của Trung Quốc nguyên vật liệu, máy móc phục vụ sản xuất để xuất khẩu.
Khi đề ra một lộ trình 10 năm để giảm lệ thuộc kinh tế Trung Quốc, GS Vũ Văn Hóa phân tích:
“Làm gì có cơ sở vật chất để tự chủ ngay, cho nên phải từng bước một, phải cơ cấu xem xét bây giờ cái gì làm trước. Ví dụ công nghiệp sản xuất xuất khẩu của Việt Nam phải có có công nghiệp phụ trợ, dệt may phải tự túc cái gì ít nhất 50%-60% nguyên liệu là bông hoặc các phụ liệu thay thế là phải có. Công nghiệp của Việt Nam gọi là ô tô nhưng lắp ráp là toàn bộ của bên ngoài, tất cả công nghiệp phụ trợ làm ra nó thì chẳng có gì cả. Thế thì chỉ là ăn công thôi, mất đất đai mọi thứ để cho người nước ngoài làm, lợi nhuận mang lại cho nền kinh tế Việt Nam có đáng là bao nhiêu. Cứ tính 90 triệu dân và con số 130 tỷ đô la GDP một năm, thì nó cũng chả đáng là bao nhiêu, bình quân đầu người không đáng kể.”
Về vấn đề kinh tế thuần túy doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu rất nhiều nguyên liệu TQ, mình nói xuất khẩu hai mươi mấy tỷ đô la hàng may mặc, nhưng những hàng may mặc ấy có hơn 60% nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc
Ô.Bùi Kiến Thành |
Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành hiện sống và làm việc ở Hà Nội, đã đến lúc cần gióng tiếng chuông báo động về tình trạng lệ thuộc Trung Quốc. Ông nói:
“Về vấn đề kinh tế thuần túy doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu rất nhiều nguyên liệu Trung Quốc, mình nói xuất khẩu hai mươi mấy tỷ đô la hàng may mặc, nhưng những hàng may mặc ấy có hơn 60% nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc. Tất cả những thứ đó cho chúng ta có cơ hội nhìn lại vấn đề ngoại thương với Trung Quốc và vấn đề khác là dưới chiêu bài kinh tế có vấn đề chính trị quốc phòng hay không thì Việt Nam phải thận trọng.”
Khuyến khích đầu tư trong nước thay vì nước ngoài
Một số ý kiến khác cho là ngoài vấn đề lệ thuộc kinh tế Trung Quốc qua xuất nhập khẩu, Việt Nam còn có thể bị lệ thuộc vòng thứ nhì với chính sách ưu tiên cho các nhà đầu tư Trung Quốc. Chuyên gia Bùi Kiến Thành nhận định:
“Lãnh đạo nhà nước phải suy nghĩ xem, chúng ta có nên trải thảm đỏ ra để rước Trung Quốc vào đầu tư ở Việt Nam hay không. Và nếu Trung Quốc đầu tư ồ ạt thì liệu các doanh nghiệp Việt Nam có đứng vững hay không. Hiện nay đầu tư nước ngoài đã chiếm 68% xuất khẩu rồi, cả cái nước Việt Nam bao nhiêu trăm ngàn doanh nghiệp mà chỉ xuất khẩu được có 32%. Liệu ngày nào Trung Quốc đổ vào đây để đầu tư như thế thì ngoại thương Việt Nam sẽ ra sao tất cả chúng ta cần phải suy nghĩ.”
Theo ông Diệp Thành Kiệt, phó Chủ tịch Hiệp hội da giày Việt Nam, phó Chủ tịch Hội dệt may thêu đan TP.HCM thì hãy tự trách mình trước nếu không khuyên khích được giới đầu tư trong nước mà nhường sân chơi cho nhà đầu tư nước ngoài. Ông nói:
“Chúng ta đã có một chính sách chung về đầu tư, việc không khuyến khích được giới đầu tư trong nước để họ đầu tư tăng tỷ lệ nội địa hóa, hoặc là không đa dạng hóa các nhà đầu tư thì nó là một trong những thất bại của chúng ta. Tôi cho rằng việc mở cửa kêu gọi tất cả nhà đầu tư là một chính sách rộng mở của Việt Nam. Và chính phủ Việt Nam cho đến giờ phút này không có sự phân biệt nhà đầu tư đó đến từ đâu, mà chỉ phân biệt nhà đầu tư đó có thực sự làm ăn ở Việt Nam hay không.”
Chúng tôi xin lập lại lời GSTS Vũ Văn Hóa là nếu bắt đầu ngày hôm nay ít nhất cũng phải mất 10 năm Việt Nam mới có thể thoát lệ thuộc kinh tế từ Trung Quốc. Nhưng chúng tôi ghi nhận một câu hỏi từ các mạng xã hội đó là Đảng và Nhà nước nếu thực tâm, thì đừng chần chừ nữa mà hãy khởi sự thoát lệ thuộc Trung Quốc.
Nam Nguyên, phóng viên RFA
http://vietsn.com/forum/showthread.php?t=772614
Muốn không lệ thuộc kinh tế Trung Quốc, doanh nghiệp phải đoàn kết
|
Các doanh nghiệp trong nước có nhiều tiềm lực, đây không phải là lúc chúng ta lại để cho người khác hưởng lợi. Bên lề kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, đại biểu Trần Xuân Hòa (đoàn Quảng Ninh), nguyên Chủ tịch Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam, đã bày tỏ những quan điểm về những việc các doanh nghiệp phải làm lúc này để tăng nội lực kinh tế, giảm lệ thuộc Trung Quốc.
Là người đã từng lãnh đạo một Tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước, theo ông, trước diễn biến tình hình Biển Đông hiện nay các doanh nghiệp (DN) trong nước cần phải làm gì? Tình hình hiện nay đặt ra một vấn đề rất quan trọng, đó là phải đoàn kết, phát huy được nội lực. Đây không phải là lúc từng thành phần kinh tế ngồi nhìn nhau và ông này nói ông kia và để rồi chúng ta không phát huy được hiệu quả của kinh tế đất nước.Cụ thể điều này đã được TKV phát huy như thế nào, thưa ông?Tập đoàn đã, đang phát triển và vừa qua có thành công nhất định trong việc phát huy nội lực của các doanh nghiệp trong nước. Ví dụ như toàn bộ các hệ thống băng tải hiện nay để chở đất than đều theo hình thức BOT, đấu thầu. Các DN tư nhân của Việt Nam họ đảm đương được, ví dụ như công trình băng tải Mạo Khê, hay băng tải Mông Dương đều do doanh nghiệp tư nhân Việt Nam làm. Gần đây là dây chuyền lớn nhất vừa đấu thầu của Cao Sơn cho đất đá, đầu tư gần 3000 tỷ, cũng là một doanh nghiệp Việt Nam đảm nhận. Lúc này không phải là lúc chúng ta lại để cho người khác hưởng lợi.Làm việc với các DN trong nước, ông nhận ra cái xấu của các DN này là gì?Không chỉ DN mà cái xấu của người Việt Nam là thiếu đoàn kết trong xây dựng phát triển kinh tế. Trong chiến đấu thì người Việt Nam rất là đoàn kết, nhưng trong xây dựng, phát triển, trong nghiên cứu khoa học, chúng ta thiếu một sự gắn kết, hợp tác với nhau. Đấy là điểm yếu nhất mà trong lúc này càng phải nhận ra. Với 37 năm gắn bó với ngành than, tôi đã nói với anh em nhiều, cái yếu nhất đã thực sự lộ rõ, đó là sự hợp tác. Bây giờ không phải là lúc để vạch ra cái xấu của nhau mà phải hợp tác để phát triển nền kinh tế, phát huy được nội lực.Theo ông, lúc này cần phải làm gì để các DN trong nước thực sự phát huy được nội lực?Chính phủ cần chính sách mạnh mẽ phát triển công nghiệp phụ trợ đáp ứng nguyên liệu đầu vào của sản xuất kinh doanh hay là phát triển những ngành tạo ra những nguyên liệu cho sản suất kinh doanh ở những lĩnh vực công nghiệp như là cơ khí, chế tạo thiết bị máy móc hay là nguyên liệu cho dệt may. Đơn cử như cơ khí của ngành khai thác than, khoáng sản, chúng tôi giữ được phần nào công nghiệp phụ trợ nhưng cũng ở mức thấp. Chúng ta phụ thuộc quá nhiều, không phát triển được là vì cứ lấy câu chuyện giá cả mấy chục năm vừa rồi để bỏ thầu nên các ngành cơ khí không có cơ hội để phát triển.Tình hình trên biển Đông có ảnh hưởng thế nào tới ngành khai khoáng của Việt Nam, thưa ông?Trung Quốc là thị trường mà cả thế giới cung cấp, nhập khẩu, không chỉ riêng Việt Nam mà cả thế giới. Than hiện nay chúng ta hoàn toàn chủ động, không vấn đề gì. Nhưng câu chuyện là các mặt hàng khác chắc chắn là có ảnh hưởng nhất định. Giải pháp là phải nâng cao công nghệ chế biến sâu. Chính phủ đang chỉ đạo các đơn vị ứng dụng công nghệ chế biến sâu để phục vụ công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước.Chính phủ tới đây sẽ có những giải pháp và bản thân từng đơn vị cũng đang chủ động để xây dựng lại những chiến lược phát triển của mình để phù hợp với tình hình mới. Cụ thể ngành than bây giờ là vấn đề về chế tạo thiết bị máy móc phục vụ cho cơ giới hóa. Có hai giải pháp quan trọng.Thứ nhất là nâng cao năng lực của các nhà máy cơ khí của tập đoàn, cũng như nâng cao sự, phát triển sự hợp tác giữa ngành cơ khí của tập đoàn với các thành phần, các nhà máy cơ khí của các thành phần kinh tế ở trong nước. Nếu làm tốt cái này thì tin rằng chỉ trong một giai đoạn ngắn ta có thể đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu về những máy móc trong các lĩnh vực khai thác mỏ, trong hầm lò.Hai nữa là chúng ta phải đa phương hóa quan hệ hợp tác thương mại, không chỉ với một thị trường. Hiện nay, tập đoàn đang đi theo cả hai hướng này.Việc xuất khẩu than, khoáng sản sang thị trường Trung Quốc sau đây chắc sẽ có ảnh hưởng nhất định, thưa ông?Chúng ta cần nhiều than cho đất nước. Cho nên là chúng ta hiện nay bài toán là không phải là lo thị trường đi xuất, mà phải nhập để phục vụ cho quy hoạch phát triển điện 7 Quốc gia.Xin cảm ơn ông!
VOV online
http://vietsn.com/forum/showthread.php?t=772041
|
|
|
Geen opmerkingen:
Een reactie posten