Có dư luận cho rằng bên cạnh xu hướng mở rộng về phía phương Tây, chuyến đi của nhân vật này còn nhằm nâng cao uy tín trong cuộc chạy đua giành ngôi thứ tại Đại hội Đảng lần thứ 12 sắp tới.
Chúng tôi đã đặt câu hỏi về vấn đề trên với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon.
RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Anh có nhận định như thế nào về chuyến đi Mỹ khá bất ngờ của ông Phạm Quang Nghị ?
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Đúng ra là ông Phạm Bình Minh đã được đi Mỹ vào tháng 5/2014, sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và sau lời mời cấp tốc của ông John Kerry, Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Nhưng điều ngạc nhiên là hơn hai tháng qua, ông Phạm Bình Minh đã chẳng đi đâu cả, thay vào đó là một ủy viên Bộ Chính trị, cấp cao hơn hẳn so với ông. Chỉ có điều là người cùng họ với ông Phạm Bình Minh lại không hề đảm trách công việc ngoại giao, mà lại là người của khối Đảng.
Người ta dễ suy luận, có thể đây là quan hệ chỉ giữa các đảng chính trị với nhau thôi, mà không phải thực hiện công việc ngoại giao thường thấy như ông Phạm Bình Minh. Có lẽ là càng không phải giải quyết một vấn đề gì thuộc về mối quan hệ xung khắc ở Biển Đông, mà Hoa Kỳ là một thành tố tham gia cùng với Việt Nam.
RFI : Nếu như vậy, chuyến đi này theo anh có mục đích gì ?
Người ta đang cân nhắc về một số mục đích của ông Phạm Quang Nghị. Vì đây là một sự xuất hiện đột ngột và khá kỳ lạ - theo dư luận là như vậy. Sự xuất hiện của ông Phạm Quang Nghị trong bối cảnh này đã dấy lên hàng loạt câu hỏi, cũng như cách đây đúng một năm, vào tháng 7/2013 sự xuất hiện tương đối bất ngờ của ông Trương Tấn Sang ở Nhà Trắng. Nhưng dù sao đó cũng là một cuộc gặp chính thức với Tổng thống Barack Obama.
Còn lần này thì có lẽ ông Phạm Quang Nghị đến chỉ với một tư cách ẩn giấu nào đó, vì chuyến đi của ông thực hiện từ ngày 21/7, nhưng đến hơn hai ngày sau báo chí Việt Nam mới đưa tin, và cũng chỉ đưa tin một cách dè dặt. Trong khi đó, báo chí nước ngoài gần như không thông tin về chuyến công du của ông Phạm Quang Nghị. Điều đó gợi cho người ta những câu hỏi là ông Phạm Quang Nghị với vai trò gì và với những mục tiêu như thế nào ?
Theo tôi, có lẽ chuyến đi của ông nằm trong bối cảnh ông Phạm Bình Minh chưa được đi Mỹ, và mới cách đây một tháng đã diễn ra chuyến đi đến Hà Nội của Dương Khiết Trì - ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc.
Điều này cho thấy có lẽ những người bên Đảng đã thấy rằng, đến lúc này họ phải nâng cao tinh thần và vai trò của họ : vai trò Đảng lãnh đạo toàn diện, chứ không phải là Chính phủ. Chính phủ chỉ đóng vai trò quản lý, và nhân dân cùng lắm chỉ là vai trò « làm chủ » mà thôi. Còn trên hết, cao hơn tất cả vẫn là Đảng.
Lý do thứ hai theo dư luận, hiện nay mối quan hệ Việt Nam và Mỹ dường như đang xích lại gần nhau. Đặc biệt là sau những vụ xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Biển Đông, làm cho ngay cả những người bảo thủ ở Hà Nội cũng phải nhận ra rằng họ không thể trông chờ quá nhiều vào Trung Quốc, vào « Thiên triều ». Họ cần có một cánh tay hỗ trợ nào đó từ phía phương Tây, và Mỹ chính là một quốc gia năng nổ, tích cực nhất về việc này.
Chúng ta đã biết là vào trung tuần tháng Bảy, Thượng nghị viện Mỹ đã biểu quyết nhất trí đến 100% bản nghị quyết số 412, yêu cầu Trung Quốc trở về nguyên trạng trước thời điểm tháng 5/2014. Trước đó, phát biểu tại trường đại học quân sự West Point, Tổng thống Barack Obama cũng đã nói thẳng khả năng Mỹ có thể điều binh lực tới khu vực Biển Đông, nếu tại đây xảy ra xung đột.
Điều đó cho thấy chỉ có Mỹ mới có thể là một đối tác chiến lược hoặc một đối tác quân sự hỗ trợ cho Việt Nam trong hoàn cảnh này. Nó tác động đến tâm lý những người bảo thủ ở Hà Nội. Chính vì vậy, họ đã quyết định đi Mỹ.
Nhưng không phải ông Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ, mà là ông Phạm Quang Nghị. Tôi cũng muốn nhắc lại, trong năm 2013 ông Nguyễn Phú Trọng chưa hề đặt chân đến Mỹ mà chỉ có ông Trương Tấn Sang gặp Tổng thống Barack Obama. Và ông Nguyễn Tấn Dũng được coi là có một chuyến đi đàm phán về TPP tại New York với Bộ trưởng Thương mại Mỹ. Trong khi đó ông Nguyễn Phú Trọng chỉ đến Thái Lan để thăm hỏi, làm việc với nữ Thủ tướng Yingluck – hiện nay đã bị truất quyền, và đến một trường đại học Thái Lan để nhận tấm bằng danh dự về chính trị học mà thôi.
Chính vì thế, bên Đảng có lẽ thấy cần phải nâng cao vai trò của họ, và đã quyết định để ông Phạm Quang Nghị đi – ông cũng là một người được coi là ứng cử viên sáng giá cho cương vị Tổng bí thư. Ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ, cũng là ra mắt chính giới Mỹ - ít nhất là có một chút diện kiến.
RFI : Chúng ta vừa đặt giả thiết chuyến đi này có liên hệ tới vấn đề Biển Đông hay nhằm nâng tầm các nhân vật trong đảng, nhưng nếu theo dõi thì người ta thấy các chính khách Mỹ mà ông Phạm Quang Nghị tiếp xúc không phải là cao cấp lắm…
Đúng là như vậy. Có một điều đáng tiếc cho ông Phạm Quang Nghị là ông đã không được gặp chính Ngoại trưởng Mỹ trong chuyến đi lần này, ít nhất là cho tới giờ phút này. Thay vào đó, chỉ có Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman tới gặp ông Nghị để chào và chuyển lời thăm hỏi của ông John Kerry.
Tại Washington, ông Phạm Quang Nghị đã có những cuộc làm việc với Cố vấn cao cấp của Ngoại trưởng John Kerry là ông Thomas Shannon, và một Phó cố vấn an ninh quốc gia phụ trách đối ngoại là ông Tony Blinken. Có lẽ nhân vật cao cấp nhất mà ông Phạm Quang Nghị có được cuộc tiếp xúc là Chủ tịch thường trực Thượng viện Mỹ Patrick Leahy và Thượng nghị sĩ John McCain.
Như vậy, không có người đồng cấp nào ở Mỹ gặp ông Phạm Quang Nghị, như những nhân vật mà ông đã gặp ở Bắc Kinh cách đây mười tháng.
Tôi muốn nhắc lại, tháng Chín năm ngoái tại Trung Nam Hải, ông Phạm Quang Nghị đã được tiếp thân mật bởi Trương Cao Lệ, ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Phó thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Và ông Phạm Quang Nghị còn hội đàm với ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Quách Kim Long. Khi đó, cả Trương Cao Lệ lẫn Quách Kim Long đều ca tụng là « Đảng và Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với Việt Nam », « đánh giá cao sự phát triển mới trong quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước trong thời gian qua ».
Chỉ có điều, ông Phạm Quang Nghị là một người rất kín tiếng. Tất cả những vụ việc mà khi ông Chủ tịch Thượng viện Mỹ Patrick Leahy cũng như Thượng nghị sĩ John McCain nêu ra như chủ đề chính về Biển Đông, thì nghe nói là ông Phạm Quang Nghị đã không trả lời, hoặc né tránh. Và ở đây thì cũng vậy thôi.
Chúng ta biết là ở Việt Nam, những vụ tàu Trung Quốc cố tình đâm va, gây hấn với ngư dân Việt, ông Phạm Quang Nghị đã gần như không hề lên tiếng. Người ta có cảm giác ông không chỉ là một nhân vật kín tiếng, mà còn là nhân vật « nín » tiếng. Điều đó hoàn toàn không có lợi cho ông, ít nhất trong mối tương quan so sánh với ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam.
Vì dù sao ông Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 11/2011 còn ra trước Quốc hội, để gióng lên được một tiếng nói - dù là tiếng nói nhỏ nhoi và sau đó không làm gì cả. Đó là việc cần phải có một bản nghị quyết về Biển Đông về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, cũng như cần có Luật Biểu tình. Và vào tháng 5/2014 tại Manila, Philippines, ông cũng đã đề cập một cách bóng gió tới điều được gọi là « tình hữu nghị viển vông » đối với Trung Quốc. Mặc dù sau đó chưa thấy hành động gì tiếp theo, nhưng dù sao vẫn còn hơn các ủy viên Bộ Chính trị khác.
RFI : Tóm lại chuyến đi của ông Phạm Quang Nghị lần này có thể đưa ra một thông điệp như thế nào, theo anh ?
Có một dấu hiệu đáng chú ý như thế này. Ông Phạm Quang Nghị dù chỉ là một ủy viên Bộ Chính trị thường, và chỉ là Bí thư Thành ủy Hà Nội, nhưng những vấn đề ông đề cập trong chuyến đi này với Thượng viện Mỹ, với Thượng nghị sĩ John McCain, lại mang tầm cỡ mà tôi có cảm giác như của một nguyên thủ quốc gia. Đề cập tới những vấn đề của quốc gia, chứ không phải của thành phố Hà Nội.
Chẳng hạn như mở rộng thị trường cho hàng hóa do Việt Nam sản xuất, hay là hạ rào cản thương mại, khuyến khích đầu tư vào Việt Nam, và đề nghị Mỹ thừa nhận kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Chúng ta để ý là đề nghị thừa nhận là nền kinh tế thị trường trước đây chỉ có ông Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập với giàn Bộ trưởng Thương mại Mỹ và những người đồng cấp.
Ngoài ra ông Phạm Quang Nghị trong buổi làm việc với Viện Dân chủ Quốc gia và Viện Cộng hòa Quốc tế của Hoa Kỳ, cũng được mô tả là đã « nêu bật ý nghĩa của quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước, theo tinh thần Tuyên bố chung Việt Nam – Mỹ, trong đó hai nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau và khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan Đảng của hai nước ».
Báo chí Việt Nam tả khá trọng thị thế này : « Trên tinh thần đó, ông (Phạm Quang Nghị) hoan nghênh những bước đi ban đầu nhằm tìm hiểu, nghiên cứu khả năng trao đổi giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng tham chính ở Mỹ trong thời gian tới ».
Như vậy là khẩu khí và những vấn đề mà ông Phạm Quang Nghị đề cập là khẩu khí giống như của một nguyên thủ, và có thể còn cao hơn nữa : là một Tổng bí thư Đảng. Điều đó cũng phù hợp với dư luận hiện nay, cho rằng ông đang là một ứng cử viên sáng giá cùng với ông Nguyễn Tấn Dũng cho chức vụ Tổng bí thư tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 vào năm 2016 sắp tới.
Nếu việc này diễn ra, có lẽ mối quan hệ với giới chính khách Mỹ sẽ tạo thuận lợi cho ông Phạm Quang Nghị. Và có thể thấy chuyến đi này cho dù ông Nghị không tiếp xúc trực tiếp được Bộ trưởng Ngoại giao, và càng không được diện kiến Tổng thống hay Phó tổng thống Hoa Kỳ, nhưng ông cũng đã có buổi ra mắt đối với chính giới Mỹ. Ít nhất cũng để họ biết ông là ai, và một ứng viên cho cương vị Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam là người như thế nào.
RFI : Như vậy dù không được chính thức thông báo trước, nhưng có thể coi đây là một nhân vật cao cấp đầu tiên trong đảng Cộng sản Việt Nam tiếp xúc với Hoa Kỳ, trong khi các cuộc gặp gỡ trước đây thường chỉ từ phía Chính phủ ?
Hoàn toàn đúng. Khi phân công một nhân vật trong Bộ Chính trị, tất nhiên người ta có thể tính tới cương vị Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng – cũng là những ủy viên Bộ Chính trị, tất nhiên là cao cấp hơn Bí thư Thành ủy Hà Nội. Nhưng tại sao lại là ông Phạm Quang Nghị đi, mà không phải là ông Trương Tấn Sang hay ông Nguyễn Tấn Dũng ?
Điều đó gợi ra một ý : ông Phạm Quang Nghị có thể được coi là một « thái tử đảng » trong thời gian sắp tới. Và ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn ông Phạm Quang Nghị thay vì ông Phạm Bình Minh để đi Mỹ, nhằm giới thiệu, ra mắt chính giới Mỹ.
Thứ nữa trên bình diện chung, có thể khiến chúng ta hình dung là bối cảnh đang dần chuyển biến. Thậm chí sắp tới có thể có những bước chuyển biến tương đối đột biến về mặt chính trị. Như thế càng cho thấy là Việt Nam đang dần dần âm thầm thực hiện một chính sách « xoay trục » sang phương Tây. Đặc biệt là sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, lộ rõ ý đồ thôn tính của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Vì ngay cả những người bảo thủ Việt Nam cũng đang phải tính tới việc dựa vào Mỹ. Mặc dù họ không dám tuyên bố chính thức ra, nhưng hành động của họ cho thấy điều đó. Và có một điểm thú vị thế này : chúng tôi có cảm giác như là bối cảnh Việt Nam đang gần giống những gì mà Miến Điện đã trải qua vào cuối năm 2010 bước sang năm 2011.
RFI : Anh có cho là Việt Nam cũng sẽ chuyển đổi như Miến Điện đã làm, dù chỉ một phần ?
Chúng ta biết là cuối năm 2010, ông Thein Sein đã trở thành Tổng thống dân sự đầu tiên của Miến Điện. Đến năm 2011, ông đã phóng thích nữ lãnh tụ đối lập của đảng Liên đoàn Quốc gia Vì dân chủ, bà Aung San Suu Kyi. Và sau đó Miến Điện trải qua hàng loạt biến đổi, thậm chí được coi là những biến đổi ngoạn mục, dân chủ hóa, mở rộng.
Gần đây nhất Miến Điện vừa chính thức hủy bỏ một dự án lên tới 20 tỉ đô la của Trung Quốc - một dự án đường sắt chạy tới tận Côn Minh, bởi áp lực dư luận từ người dân trong nước quá lớn.
Có một chút hy vọng là xu hướng chính trị Việt Nam đang chuyển đổi dần như xu hướng của Miến Điện trong những năm qua. Mặc dù độ trễ chuyển đổi của Việt Nam so với Miến Điện là khoảng ba năm, nhưng bắt đầu từ bây giờ vẫn còn kịp !
Nếu chính quyền Than Shwe ở Miến Điện trước đây thấy rằng dứt khoát phải chuyển đổi - và Than Shwe đã ủy nhiệm cho Thein Sein làm việc đó, nếu không thì đất nước sẽ tan hoang, nội chiến, nền kinh tế sẽ sụp đổ - thì những người cộng sản, tôi muốn nhấn mạnh là những người cộng sản bảo thủ ở Việt Nam, có lẽ cũng đang nhận ra điều đó.
Thậm chí nhận ra một cách sâu sắc. Rằng tất cả những vấn nạn, những hệ quả của xã hội Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam và sẽ dắt dây tới nền chính trị Việt Nam, rất có thể sẽ sụp đổ trong những năm tới nếu không thay đổi. Chính vì vậy, có lẽ là họ đang nghiên cứu kịch bản Miến Điện. Làm thế nào để có một sự chuyển đổi yên bình, không đổ máu, mà họ vẫn giữ được quyền lực. Tất cả vẫn còn hầu như y nguyên, chỉ chia bớt cho dân chúng một số quyền dân chủ nào đó.
Và nếu điều đó được thực hiện – tôi giả thiết là được thực hiện với vai trò của ông Phạm Quang Nghị chẳng hạn – thì dù sao cũng có thể coi đó là một tín hiệu tích cực. Như thế, chuyến đi Mỹ lần này của ông là tiền đề cho những dấu hiệu tích cực sau này.
Mặc dù chưa thể nói là những người cộng sản bảo thủ ở Việt Nam họ đã thực sự hồi tâm hay thành tâm, trước tất cả những việc cần phải làm cho dân chủ hóa đất nước sắp tới. Nhưng dù sao theo tôi, trong giai đoạn vài năm tới với những dấu hiệu đã chuyển biến từ bây giờ, sẽ là cơ hội cho dân chủ, nhân quyền và xã hội dân sự ở Việt Nam.
RFI : Có lẽ khi đem giàn khoan đến Hoàng Sa, hệ quả mà Bắc Kinh không ngờ là việc Việt Nam « xoay trục » ?
Tất cả cần cô đọng ở một câu thôi : « Cám ơn giàn khoan Hải Dương 981 ! »
RFI : Xin rất cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ hôm nay.
Chúng tôi đã đặt câu hỏi về vấn đề trên với nhà bình luận Phạm Chí Dũng ở Saigon.
RFI : Thân chào nhà bình luận Phạm Chí Dũng. Anh có nhận định như thế nào về chuyến đi Mỹ khá bất ngờ của ông Phạm Quang Nghị ?
Nhà bình luận Phạm Chí Dũng : Đúng ra là ông Phạm Bình Minh đã được đi Mỹ vào tháng 5/2014, sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và sau lời mời cấp tốc của ông John Kerry, Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Nhưng điều ngạc nhiên là hơn hai tháng qua, ông Phạm Bình Minh đã chẳng đi đâu cả, thay vào đó là một ủy viên Bộ Chính trị, cấp cao hơn hẳn so với ông. Chỉ có điều là người cùng họ với ông Phạm Bình Minh lại không hề đảm trách công việc ngoại giao, mà lại là người của khối Đảng.
Người ta dễ suy luận, có thể đây là quan hệ chỉ giữa các đảng chính trị với nhau thôi, mà không phải thực hiện công việc ngoại giao thường thấy như ông Phạm Bình Minh. Có lẽ là càng không phải giải quyết một vấn đề gì thuộc về mối quan hệ xung khắc ở Biển Đông, mà Hoa Kỳ là một thành tố tham gia cùng với Việt Nam.
RFI : Nếu như vậy, chuyến đi này theo anh có mục đích gì ?
Người ta đang cân nhắc về một số mục đích của ông Phạm Quang Nghị. Vì đây là một sự xuất hiện đột ngột và khá kỳ lạ - theo dư luận là như vậy. Sự xuất hiện của ông Phạm Quang Nghị trong bối cảnh này đã dấy lên hàng loạt câu hỏi, cũng như cách đây đúng một năm, vào tháng 7/2013 sự xuất hiện tương đối bất ngờ của ông Trương Tấn Sang ở Nhà Trắng. Nhưng dù sao đó cũng là một cuộc gặp chính thức với Tổng thống Barack Obama.
Còn lần này thì có lẽ ông Phạm Quang Nghị đến chỉ với một tư cách ẩn giấu nào đó, vì chuyến đi của ông thực hiện từ ngày 21/7, nhưng đến hơn hai ngày sau báo chí Việt Nam mới đưa tin, và cũng chỉ đưa tin một cách dè dặt. Trong khi đó, báo chí nước ngoài gần như không thông tin về chuyến công du của ông Phạm Quang Nghị. Điều đó gợi cho người ta những câu hỏi là ông Phạm Quang Nghị với vai trò gì và với những mục tiêu như thế nào ?
Theo tôi, có lẽ chuyến đi của ông nằm trong bối cảnh ông Phạm Bình Minh chưa được đi Mỹ, và mới cách đây một tháng đã diễn ra chuyến đi đến Hà Nội của Dương Khiết Trì - ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc.
Điều này cho thấy có lẽ những người bên Đảng đã thấy rằng, đến lúc này họ phải nâng cao tinh thần và vai trò của họ : vai trò Đảng lãnh đạo toàn diện, chứ không phải là Chính phủ. Chính phủ chỉ đóng vai trò quản lý, và nhân dân cùng lắm chỉ là vai trò « làm chủ » mà thôi. Còn trên hết, cao hơn tất cả vẫn là Đảng.
Lý do thứ hai theo dư luận, hiện nay mối quan hệ Việt Nam và Mỹ dường như đang xích lại gần nhau. Đặc biệt là sau những vụ xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam tại Biển Đông, làm cho ngay cả những người bảo thủ ở Hà Nội cũng phải nhận ra rằng họ không thể trông chờ quá nhiều vào Trung Quốc, vào « Thiên triều ». Họ cần có một cánh tay hỗ trợ nào đó từ phía phương Tây, và Mỹ chính là một quốc gia năng nổ, tích cực nhất về việc này.
Chúng ta đã biết là vào trung tuần tháng Bảy, Thượng nghị viện Mỹ đã biểu quyết nhất trí đến 100% bản nghị quyết số 412, yêu cầu Trung Quốc trở về nguyên trạng trước thời điểm tháng 5/2014. Trước đó, phát biểu tại trường đại học quân sự West Point, Tổng thống Barack Obama cũng đã nói thẳng khả năng Mỹ có thể điều binh lực tới khu vực Biển Đông, nếu tại đây xảy ra xung đột.
Điều đó cho thấy chỉ có Mỹ mới có thể là một đối tác chiến lược hoặc một đối tác quân sự hỗ trợ cho Việt Nam trong hoàn cảnh này. Nó tác động đến tâm lý những người bảo thủ ở Hà Nội. Chính vì vậy, họ đã quyết định đi Mỹ.
Nhưng không phải ông Nguyễn Phú Trọng đi Mỹ, mà là ông Phạm Quang Nghị. Tôi cũng muốn nhắc lại, trong năm 2013 ông Nguyễn Phú Trọng chưa hề đặt chân đến Mỹ mà chỉ có ông Trương Tấn Sang gặp Tổng thống Barack Obama. Và ông Nguyễn Tấn Dũng được coi là có một chuyến đi đàm phán về TPP tại New York với Bộ trưởng Thương mại Mỹ. Trong khi đó ông Nguyễn Phú Trọng chỉ đến Thái Lan để thăm hỏi, làm việc với nữ Thủ tướng Yingluck – hiện nay đã bị truất quyền, và đến một trường đại học Thái Lan để nhận tấm bằng danh dự về chính trị học mà thôi.
Chính vì thế, bên Đảng có lẽ thấy cần phải nâng cao vai trò của họ, và đã quyết định để ông Phạm Quang Nghị đi – ông cũng là một người được coi là ứng cử viên sáng giá cho cương vị Tổng bí thư. Ông Phạm Quang Nghị đi Mỹ, cũng là ra mắt chính giới Mỹ - ít nhất là có một chút diện kiến.
RFI : Chúng ta vừa đặt giả thiết chuyến đi này có liên hệ tới vấn đề Biển Đông hay nhằm nâng tầm các nhân vật trong đảng, nhưng nếu theo dõi thì người ta thấy các chính khách Mỹ mà ông Phạm Quang Nghị tiếp xúc không phải là cao cấp lắm…
Đúng là như vậy. Có một điều đáng tiếc cho ông Phạm Quang Nghị là ông đã không được gặp chính Ngoại trưởng Mỹ trong chuyến đi lần này, ít nhất là cho tới giờ phút này. Thay vào đó, chỉ có Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman tới gặp ông Nghị để chào và chuyển lời thăm hỏi của ông John Kerry.
Tại Washington, ông Phạm Quang Nghị đã có những cuộc làm việc với Cố vấn cao cấp của Ngoại trưởng John Kerry là ông Thomas Shannon, và một Phó cố vấn an ninh quốc gia phụ trách đối ngoại là ông Tony Blinken. Có lẽ nhân vật cao cấp nhất mà ông Phạm Quang Nghị có được cuộc tiếp xúc là Chủ tịch thường trực Thượng viện Mỹ Patrick Leahy và Thượng nghị sĩ John McCain.
Như vậy, không có người đồng cấp nào ở Mỹ gặp ông Phạm Quang Nghị, như những nhân vật mà ông đã gặp ở Bắc Kinh cách đây mười tháng.
Tôi muốn nhắc lại, tháng Chín năm ngoái tại Trung Nam Hải, ông Phạm Quang Nghị đã được tiếp thân mật bởi Trương Cao Lệ, ủy viên thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Phó thủ tướng Quốc vụ viện Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Và ông Phạm Quang Nghị còn hội đàm với ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy Bắc Kinh Quách Kim Long. Khi đó, cả Trương Cao Lệ lẫn Quách Kim Long đều ca tụng là « Đảng và Chính phủ Trung Quốc hết sức coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị hợp tác với Việt Nam », « đánh giá cao sự phát triển mới trong quan hệ hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước trong thời gian qua ».
Chỉ có điều, ông Phạm Quang Nghị là một người rất kín tiếng. Tất cả những vụ việc mà khi ông Chủ tịch Thượng viện Mỹ Patrick Leahy cũng như Thượng nghị sĩ John McCain nêu ra như chủ đề chính về Biển Đông, thì nghe nói là ông Phạm Quang Nghị đã không trả lời, hoặc né tránh. Và ở đây thì cũng vậy thôi.
Chúng ta biết là ở Việt Nam, những vụ tàu Trung Quốc cố tình đâm va, gây hấn với ngư dân Việt, ông Phạm Quang Nghị đã gần như không hề lên tiếng. Người ta có cảm giác ông không chỉ là một nhân vật kín tiếng, mà còn là nhân vật « nín » tiếng. Điều đó hoàn toàn không có lợi cho ông, ít nhất trong mối tương quan so sánh với ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam.
Vì dù sao ông Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 11/2011 còn ra trước Quốc hội, để gióng lên được một tiếng nói - dù là tiếng nói nhỏ nhoi và sau đó không làm gì cả. Đó là việc cần phải có một bản nghị quyết về Biển Đông về bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, cũng như cần có Luật Biểu tình. Và vào tháng 5/2014 tại Manila, Philippines, ông cũng đã đề cập một cách bóng gió tới điều được gọi là « tình hữu nghị viển vông » đối với Trung Quốc. Mặc dù sau đó chưa thấy hành động gì tiếp theo, nhưng dù sao vẫn còn hơn các ủy viên Bộ Chính trị khác.
RFI : Tóm lại chuyến đi của ông Phạm Quang Nghị lần này có thể đưa ra một thông điệp như thế nào, theo anh ?
Có một dấu hiệu đáng chú ý như thế này. Ông Phạm Quang Nghị dù chỉ là một ủy viên Bộ Chính trị thường, và chỉ là Bí thư Thành ủy Hà Nội, nhưng những vấn đề ông đề cập trong chuyến đi này với Thượng viện Mỹ, với Thượng nghị sĩ John McCain, lại mang tầm cỡ mà tôi có cảm giác như của một nguyên thủ quốc gia. Đề cập tới những vấn đề của quốc gia, chứ không phải của thành phố Hà Nội.
Chẳng hạn như mở rộng thị trường cho hàng hóa do Việt Nam sản xuất, hay là hạ rào cản thương mại, khuyến khích đầu tư vào Việt Nam, và đề nghị Mỹ thừa nhận kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Chúng ta để ý là đề nghị thừa nhận là nền kinh tế thị trường trước đây chỉ có ông Trương Tấn Sang và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập với giàn Bộ trưởng Thương mại Mỹ và những người đồng cấp.
Ngoài ra ông Phạm Quang Nghị trong buổi làm việc với Viện Dân chủ Quốc gia và Viện Cộng hòa Quốc tế của Hoa Kỳ, cũng được mô tả là đã « nêu bật ý nghĩa của quan hệ Đối tác toàn diện giữa hai nước, theo tinh thần Tuyên bố chung Việt Nam – Mỹ, trong đó hai nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị của nhau và khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan Đảng của hai nước ».
Báo chí Việt Nam tả khá trọng thị thế này : « Trên tinh thần đó, ông (Phạm Quang Nghị) hoan nghênh những bước đi ban đầu nhằm tìm hiểu, nghiên cứu khả năng trao đổi giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng tham chính ở Mỹ trong thời gian tới ».
Như vậy là khẩu khí và những vấn đề mà ông Phạm Quang Nghị đề cập là khẩu khí giống như của một nguyên thủ, và có thể còn cao hơn nữa : là một Tổng bí thư Đảng. Điều đó cũng phù hợp với dư luận hiện nay, cho rằng ông đang là một ứng cử viên sáng giá cùng với ông Nguyễn Tấn Dũng cho chức vụ Tổng bí thư tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 vào năm 2016 sắp tới.
Nếu việc này diễn ra, có lẽ mối quan hệ với giới chính khách Mỹ sẽ tạo thuận lợi cho ông Phạm Quang Nghị. Và có thể thấy chuyến đi này cho dù ông Nghị không tiếp xúc trực tiếp được Bộ trưởng Ngoại giao, và càng không được diện kiến Tổng thống hay Phó tổng thống Hoa Kỳ, nhưng ông cũng đã có buổi ra mắt đối với chính giới Mỹ. Ít nhất cũng để họ biết ông là ai, và một ứng viên cho cương vị Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam là người như thế nào.
RFI : Như vậy dù không được chính thức thông báo trước, nhưng có thể coi đây là một nhân vật cao cấp đầu tiên trong đảng Cộng sản Việt Nam tiếp xúc với Hoa Kỳ, trong khi các cuộc gặp gỡ trước đây thường chỉ từ phía Chính phủ ?
Hoàn toàn đúng. Khi phân công một nhân vật trong Bộ Chính trị, tất nhiên người ta có thể tính tới cương vị Chủ tịch nước hoặc Thủ tướng – cũng là những ủy viên Bộ Chính trị, tất nhiên là cao cấp hơn Bí thư Thành ủy Hà Nội. Nhưng tại sao lại là ông Phạm Quang Nghị đi, mà không phải là ông Trương Tấn Sang hay ông Nguyễn Tấn Dũng ?
Điều đó gợi ra một ý : ông Phạm Quang Nghị có thể được coi là một « thái tử đảng » trong thời gian sắp tới. Và ông Nguyễn Phú Trọng đã chọn ông Phạm Quang Nghị thay vì ông Phạm Bình Minh để đi Mỹ, nhằm giới thiệu, ra mắt chính giới Mỹ.
Thứ nữa trên bình diện chung, có thể khiến chúng ta hình dung là bối cảnh đang dần chuyển biến. Thậm chí sắp tới có thể có những bước chuyển biến tương đối đột biến về mặt chính trị. Như thế càng cho thấy là Việt Nam đang dần dần âm thầm thực hiện một chính sách « xoay trục » sang phương Tây. Đặc biệt là sau sự kiện giàn khoan Hải Dương 981, lộ rõ ý đồ thôn tính của Trung Quốc đối với Việt Nam.
Vì ngay cả những người bảo thủ Việt Nam cũng đang phải tính tới việc dựa vào Mỹ. Mặc dù họ không dám tuyên bố chính thức ra, nhưng hành động của họ cho thấy điều đó. Và có một điểm thú vị thế này : chúng tôi có cảm giác như là bối cảnh Việt Nam đang gần giống những gì mà Miến Điện đã trải qua vào cuối năm 2010 bước sang năm 2011.
RFI : Anh có cho là Việt Nam cũng sẽ chuyển đổi như Miến Điện đã làm, dù chỉ một phần ?
Chúng ta biết là cuối năm 2010, ông Thein Sein đã trở thành Tổng thống dân sự đầu tiên của Miến Điện. Đến năm 2011, ông đã phóng thích nữ lãnh tụ đối lập của đảng Liên đoàn Quốc gia Vì dân chủ, bà Aung San Suu Kyi. Và sau đó Miến Điện trải qua hàng loạt biến đổi, thậm chí được coi là những biến đổi ngoạn mục, dân chủ hóa, mở rộng.
Gần đây nhất Miến Điện vừa chính thức hủy bỏ một dự án lên tới 20 tỉ đô la của Trung Quốc - một dự án đường sắt chạy tới tận Côn Minh, bởi áp lực dư luận từ người dân trong nước quá lớn.
Có một chút hy vọng là xu hướng chính trị Việt Nam đang chuyển đổi dần như xu hướng của Miến Điện trong những năm qua. Mặc dù độ trễ chuyển đổi của Việt Nam so với Miến Điện là khoảng ba năm, nhưng bắt đầu từ bây giờ vẫn còn kịp !
Nếu chính quyền Than Shwe ở Miến Điện trước đây thấy rằng dứt khoát phải chuyển đổi - và Than Shwe đã ủy nhiệm cho Thein Sein làm việc đó, nếu không thì đất nước sẽ tan hoang, nội chiến, nền kinh tế sẽ sụp đổ - thì những người cộng sản, tôi muốn nhấn mạnh là những người cộng sản bảo thủ ở Việt Nam, có lẽ cũng đang nhận ra điều đó.
Thậm chí nhận ra một cách sâu sắc. Rằng tất cả những vấn nạn, những hệ quả của xã hội Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam và sẽ dắt dây tới nền chính trị Việt Nam, rất có thể sẽ sụp đổ trong những năm tới nếu không thay đổi. Chính vì vậy, có lẽ là họ đang nghiên cứu kịch bản Miến Điện. Làm thế nào để có một sự chuyển đổi yên bình, không đổ máu, mà họ vẫn giữ được quyền lực. Tất cả vẫn còn hầu như y nguyên, chỉ chia bớt cho dân chúng một số quyền dân chủ nào đó.
Và nếu điều đó được thực hiện – tôi giả thiết là được thực hiện với vai trò của ông Phạm Quang Nghị chẳng hạn – thì dù sao cũng có thể coi đó là một tín hiệu tích cực. Như thế, chuyến đi Mỹ lần này của ông là tiền đề cho những dấu hiệu tích cực sau này.
Mặc dù chưa thể nói là những người cộng sản bảo thủ ở Việt Nam họ đã thực sự hồi tâm hay thành tâm, trước tất cả những việc cần phải làm cho dân chủ hóa đất nước sắp tới. Nhưng dù sao theo tôi, trong giai đoạn vài năm tới với những dấu hiệu đã chuyển biến từ bây giờ, sẽ là cơ hội cho dân chủ, nhân quyền và xã hội dân sự ở Việt Nam.
RFI : Có lẽ khi đem giàn khoan đến Hoàng Sa, hệ quả mà Bắc Kinh không ngờ là việc Việt Nam « xoay trục » ?
Tất cả cần cô đọng ở một câu thôi : « Cám ơn giàn khoan Hải Dương 981 ! »
RFI : Xin rất cảm ơn nhà bình luận Phạm Chí Dũng đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ hôm nay.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten