woensdag 2 juli 2014

"Nếu bị Trung Quốc dồn cùng đường, Triều Tiên không ngại chiến tranh"

"Họ nói rằng nếu họ bị dồn vào đường cùng, họ sẽ không ngần ngại đi đến chiến tranh với Trung Quốc", nguồn tin nói thêm.

Tờ Chosun Ilbo ngày 2/7 đưa tin, quyết định của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm Hàn Quốc trước khi khi thăm Triều Tiên có vẻ như đã khiến Bình Nhưỡng cảm thấy khó chịu.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận BÌnh và Tổng thống Hàn Quốc Park Geun Hye.
Chuyến thăm Hàn Quốc lần này của ông Tập Cận Bình được xem là một bằng chứng mới cho thấy quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đang ngày càng trở nên nguội lạnh và rạn nứt dưới thời Kim Jong-un.

Khác với cha và ông nội mình, dù đã lên nắm quyền 2,5 năm, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã không đến thăm Trung Quốc, mặc dù Bắc Kinh được cho là đồng minh số 1 của Bình Nhưỡng. 

Một nguồn tin quân sự nói với Chosun Ilbo rằng quân đội Triều Tiên gần đây thậm chí còn tăng cường tuyên truyền phản đối Trung Quốc. Thậm chí, một học viện quân sự của nước này còn treo khẩu hiệu "Trung Quốc là một kẻ phản bội và kẻ thù của chúng ta".

Các quan chức Triều Tiên ở nước ngoài đã khá thẳng thắn thừa nhận về tình hình khó khăn nước này đang vấp phải hiện nay là do áp lực kinh tế liên tục từ Trung Quốc, nguồn tin nói thêm.

"Họ nói rằng nếu họ bị dồn vào đường cùng, họ sẽ không ngần ngại đi đến chiến tranh với Trung Quốc", nguồn tin nói thêm.

Triều Tiên gần đây đã ra lệnh triệu tập tất cả các quan chức thương mại ở Trung Quốc về nước. Đây là lần triệu tập thứ hai kể từ sau vụ thanh trừng cựu Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Jang Song-taek.

"Bề ngoài, đây giống như một cuộc triệu hồi để xem xét lại ý thức hệ, nhưng trên thực tế nó là một kiểu biểu tình im lặng chống lại Trung Quốc", một nguồn tin cho biết. 

Để lấp chỗ trống do quan hệ rạn nứt với Bắc Kinh để lại, Bình Nhưỡng gần đây đã tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác với láng giềng và một đồng minh chính trị là Nga. 

Hồi tháng 5 vừa qua, tân Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Su-yong đã gặp Đại sứ Nga Alexandr Timonin ba ngày trước khi gặp gỡ Đại sứ Trung Quốc Liu Hongcai. 

Từ đầu năm nay, Triều Tiên đã tiến hành một số hoạt động thắt chặt quan hệ gần gũi hơn với Nga và hầu như đã đình chỉ các chương trình trao đổi chính thức với Trung Quốc. 

Trong tháng 4, Bình Nhưỡng đã đồng ý cho phép thanh toán bằng đồng rúp của Nga. Và trong cùng tháng này, Moscow đã ra quyết định xóa nợ 10 tỷ USD cho Triều Tiên. ,

Trước chuyến thăm Hàn Quốc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Triều Tiên đã tiến hành một loạt vụ bắt giữ các công dân Trung Quốc với cáo buộc vi phạm pháp luật hoặc làm gián điệp. Nước này cũng tăng cường giám sát người Trung Quốc đã sống ở Triều Tiên nhiều năm.

GDVN

http://vietsn.com/forum/showthread.php?t=784491


Học giả Mỹ: "Triều Tiên đang giả vờ không nghe theo Trung Quốc"
Click image for larger version Name: bader-1d0ed-crop1390026644484p.JPG Views: 7 Size: 38.4 KB ID: 563242  
Cựu trợ lý an ninh Tổng thống Mỹ cho rằng Mỹ nên thúc đẩy đàm phán 3 bên với Trung Quốc và Hàn Quốc về tương lai của bán đảo Triều Tiên.


Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Hàn Quốc, ông Jeffrey Bader, cựu trợ lý an ninh cho Tổng thống Mỹ Barack Obama nhấn mạnh rằng, khi mà Triều Tiên đang ngày càng trở nên khó lường thì sự hợp tác này là vô cùng quan trọng: "Quan điểm của cá nhân tôi là Mỹ, Hàn Quốc và Trung Quốc cần phải bàn bạc về kịch bản trong tương lai của bán đảo Triều Tiên, bao gồm cả sự bất ổn của Triều Tiên". Trong cuộc thảo luận đó, Hàn Quốc sẽ đóng vai trò trung tâm.
Ông Bader bắt đầu làm việc tại Bộ Ngoại giao Mỹ vào năm 1975 và đã có nhiều năm giải quyết các vấn đề ngoại giao với Trung Quốc và châu Á. Ông từng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng chính sách về Đông Bắc Á của chính phủ Mỹ những năm đầu tiên Tổng thống Obama lên nắm quyền. Ông từng là giám đốc cấp cao về các vấn đề Đông Á tại Uỷ ban An ninh Quốc gia của Nhà Trắng trong 2 năm, từ tháng 1/2009. Ông Bader đang làm chuyên gia cấp cao tại Viện Brookings (Một tổ chức phi lợi nhuận chuyên tư vấn chính sách của Mỹ)
Nói về quãng thời gian làm việc tại Nhà Trắng, ông Bader cho biết các quan chức Mỹ đã từng muốn có "những cuộc thảo luận với Trung Quốc về các tình huống bất ngờ" có thể xảy ra tại Triều Tiên. "Chúng tôi đã làm vậy (thảo luận về các tình huống bất ngờ) với Hàn Quốc. Nhưng chúng tôi không có được cuộc thảo luận 3 bên".
Theo Yonhap, các chuyên gia đểu cho rằng Trung Quốc, đồng minh lớn và là nhà cung cấp thực phẩm cũng như viện trợ năng lượng chủ yếu của Triều Tiên, hi vọng sẽ hỗ trợ để Triều Tiên có thể tiếp tục là một "vùng đệm" chống lại ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực. Bắc Kinh cũng quan ngại về một số lượng lớn người tị nạn Triều Tiên có thể chạy sang Trung Quốc, trong trường hợp nước này sụp đổ.
Dù vậy, ông Bader nhận định, khi mà Trung Quốc đang ngày càng thất vọng vì nhà lãnh đạo trẻ Triều Tiên Kim Jong Un, nền tảng để Trung Quốc đàm phán về tương lai của Bình Nhưỡng đã được củng cố. "Có thể thời điểm bây giờ đã tốt hơn... Tôi cũng đồng quan điểm rằng Triều Tiên đang cố gắng giả vờ rằng họ không nghe theoTrung Quốc trong mọi trường hợp và cố tình làm mọi thứ để thách thức Trung Quốc... Tôi nghĩ rằng một phần của việc xử tử ông Jang Song Thaek là thông điệp gửi tới Trung Quốc".
Cũng trong cuộc trò chuyện này, ông Bader nói rằng chính quyền của Tổng thống Obama không quan tâm tới việc nối lại đàm phán 6 bên về vấn đề phi hạt nhân hoá Triều Tiên. Tuy nhiên, nếu Triều Tiên cho đóng băng chương trình hạt nhân và cho phép thanh tra viên quốc tế quay trở lại khu phức hợp hạt nhân Yongbuon thì Mỹ sẽ phản ứng ngay lập tức..
tm

http://vietsn.com/forum/showthread.php?t=727295

Geen opmerkingen:

Een reactie posten