Kể từ sau Đại hội Đảng năm 2007, hơn 60 quan chức cấp bộ, cấp tỉnh của Trung Quốc đã bị xử lý vì vi phạm kỷ luật.
> Cựu bộ trưởng đường sắt Trung Quốc bị khai trừ đảng
> Những quan chức cấp cao 'ngã ngựa'
Cựu bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân bị khai trừ đảng hồi tháng 5. Ảnh: Chariweb |
Xinhua dẫn thông báo của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI) của đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) ngày 26/7 cho biết những quan chức cấp cao trên nằm trong số 600.000 đối tượng bị xử lý vì vi phạm kỷ luật Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Trong số này, hơn 200.000 đối tượng đã bị chuyển tới cơ quan công tố vì vi phạm pháp luật.
Một trong những trường hợp nổi bật là cựu Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân, người đã bị khai trừ khỏi CPC hồi tháng 5 vừa qua sau khi bị điều tra tham nhũng. Vụ việc gây chấn động này đang được các cơ quan pháp luật thụ lý. Đầu tháng này, Lưu Trác Chí, nguyên phó chủ tịch chính quyền Khu tự trị Nội Mông ở miền bắc Trung Quốc bị kết tội nhận hối lộ và phải lĩnh án tù chung thân.
Theo giáo sư Giang Hối tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, trong 10 năm gần đây, giới lãnh đạo nước này xác định chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.
Trong một bài phát biểu hồi tháng 7/2011, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cảnh báo rằng tham nhũng, với nguy cơ ngày càng tăng, sẽ là thách thức đối với CPC. Nhiệm vụ tự giám sát, áp đặt kỷ luật nghiêm khắc với các đảng viên của CPC đang ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng. Đầu tuần này, ông Hồ Cẩm Đào một lần nữa xếp chống tham nhũng là một trong những nỗ lực cần được liên tục thúc đẩy trong xây dựng đảng.
Từ hai thập kỷ trước, CPC bắt đầu triển khai nỗ lực trên quy mô lớn chống tham nhũng trong đảng và nhà nước Trung Quốc, bao gồm một số chiến dịch đặc biệt nhằm vào những vấn đề nổi cộm như lãng phí công quỹ cho các chuyến công tác nước ngoài, nạn hối lộ trong các dự án xây dựng...
Tính đến hết năm 2011, CCDI đã điều tra 21.000 vụ tham nhũng sau khi kiểm tra hơn 425.000 dự án xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước trên khắp Trung Quốc, phát hiện hơn 60.000 "quỹ đen" và xử phạt hơn 10.000 quan chức.
Ngoài ra, trong 5 năm qua, đã có hơn 700 quan chức bị kỷ luật vì liên đới trách nhiệm trong các vụ tai nạn lao động.
Một trong những trường hợp nổi bật là cựu Bộ trưởng Đường sắt Trung Quốc Lưu Chí Quân, người đã bị khai trừ khỏi CPC hồi tháng 5 vừa qua sau khi bị điều tra tham nhũng. Vụ việc gây chấn động này đang được các cơ quan pháp luật thụ lý. Đầu tháng này, Lưu Trác Chí, nguyên phó chủ tịch chính quyền Khu tự trị Nội Mông ở miền bắc Trung Quốc bị kết tội nhận hối lộ và phải lĩnh án tù chung thân.
Theo giáo sư Giang Hối tại Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, trong 10 năm gần đây, giới lãnh đạo nước này xác định chống tham nhũng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.
Trong một bài phát biểu hồi tháng 7/2011, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cảnh báo rằng tham nhũng, với nguy cơ ngày càng tăng, sẽ là thách thức đối với CPC. Nhiệm vụ tự giám sát, áp đặt kỷ luật nghiêm khắc với các đảng viên của CPC đang ngày càng trở nên cấp thiết và quan trọng. Đầu tuần này, ông Hồ Cẩm Đào một lần nữa xếp chống tham nhũng là một trong những nỗ lực cần được liên tục thúc đẩy trong xây dựng đảng.
Từ hai thập kỷ trước, CPC bắt đầu triển khai nỗ lực trên quy mô lớn chống tham nhũng trong đảng và nhà nước Trung Quốc, bao gồm một số chiến dịch đặc biệt nhằm vào những vấn đề nổi cộm như lãng phí công quỹ cho các chuyến công tác nước ngoài, nạn hối lộ trong các dự án xây dựng...
Tính đến hết năm 2011, CCDI đã điều tra 21.000 vụ tham nhũng sau khi kiểm tra hơn 425.000 dự án xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước trên khắp Trung Quốc, phát hiện hơn 60.000 "quỹ đen" và xử phạt hơn 10.000 quan chức.
Ngoài ra, trong 5 năm qua, đã có hơn 700 quan chức bị kỷ luật vì liên đới trách nhiệm trong các vụ tai nạn lao động.
(TTXVN)
Geen opmerkingen:
Een reactie posten