(Cristina Pedrazzini /Getty Images)
Trong thời gian diễn ra hội nghị toàn cầu chống Sida lần thứ 19 tại Washington, khoảng 40 nghiên cứu về các biện pháp trị Sida được công bố. Trong số các công bố về khả năng tiêu diệt hoàn toàn virus HIV, có ba nghiên cứu đặc biệt được chú ý, trong đó có thử nghiệm dùng thuốc chống ung thư máu để tiêu diệt HIV do các nhà nghiên cứu Mỹ tiến hành.
Nhóm nghiên cứu Đai học North Carolina – Hoa Kỳ, đã tiến hành điều trị 8 người nhiễm HIV với dược phẩm Vorinostat. 8 bệnh nhân này cũng bị mắc bệnh ung thư máu. Song song với việc điều trị bằng Vorinostat để chữa ung thư máu, các bệnh nhân kể trên đồng thời được điều trị bằng thuốc kháng HIV. Nếu không sử dụng thuốc Vorinostat, những người HIV dương tính này sẽ buộc phải dùng thuốc kháng HIV suốt đời.
Trả lời phỏng vấn AFP, bác sĩ David Margolis – một thành viên của nhóm nghiên cứu Mỹ - cho biết, các kết quả cho thấy đây là bước khởi đầu cho việc tìm ra một phương thuốc loại trừ Sida.
Cho đến nay, việc virus HIV ẩn náu trong lòng một số tế bào trong cơ thể người mà không bị phát hiện, và hoạt hóa trở lại bất ngờ sau một thời gian nằm im, là một cản trở chính đối với việc chữa khỏi bệnh hoàn toàn cho những người bị nhiễm HIV. Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature ngày thứ Ba tuần này (24/07/2012), các nhà khoa học Mỹ cho biết đã dùng thuốc Vorinostat để đánh bật các virus HIV, trong trạng thái nằm yên, ra khỏi các tế bào bạch cầu CD4+T của cơ thể người bệnh. Mà về nguyên tắc virus HIV sẽ bị chết rất nhanh trong vài phút, sau khi bị đẩy ra khỏi các tế bào nơi chúng trú ẩn.
Theo bác sĩ David Margolis, chỉ với một liều Vorinostat, virus HIV đã có thể bị nhận dạng, ít nhất là trong một khoảng khắc. Như vậy, nghiên cứu này cho thấy có thể nhận dạng được virus HIV với một loại thuốc.
Nhà nghiên cứu John Frater – đại học Oxford – khẳng định, các kết quả nghiên cứu của phòng thí nghiệm của bác sĩ David Margolis làm phấn chấn những người đang đi tìm một phương thuốc chữa Sida, và kêu gọi cần đẩy mạnh những nghiên cứu theo hướng này. Nhà miễn dịch học Quentin Sattentau cho rằng đây là các kết quả nghiên cứu hứa hẹn, nhưng nhấn mạnh rằng, loại thuốc kể trên có thể không tác động được đến những tế bào chứa HIV loại khác, như các tế bào trong não chẳng hạn.
Giáo sư Steve Deeks, đại học California ở San Francisco, một chuyên gia hàng đầu về Sida, cũng là người quan tâm nghiên cứu các trường hợp bệnh nhân tự miễn nhiễm với virus HIV, đã nhận định một cách thận trọng về các kết quả trên : « Theo cảm nhận của tôi, các trở ngại để tìm ra một phương thức chữa được bệnh Sida còn lớn hơn so với những gì mà khoa học đã phải đối mặt trong những năm 1980 để tìm ra các thuốc kháng HIV ». Ông cũng nói thêm : « Trừ phi là nếu chúng ta gặp may mắn, sẽ còn phải mất hơn một thập niên để đi đến một kết quả như vậy ».
Giáo sư Steve Deeks, cùng với giáo sư Françoise Barré-Sinoussi (Viện Pasteur – Pháp), giải Nobel 2008 vì phát hiện ra virus Sida (cùng nhà khoa học Pháp Luc Montagnier), đang chủ trì một chiến lược nghiên cứu toàn cầu về các hướng trị liệu diệt trừ HIV/AIDS. Vào ngày thứ Năm 26/07, tại hội nghị Washington, nhóm các nhà khoa học của giáo sư Françoise Barré-Sinoussi đã trình bày một chiến lược nghiên cứu mới cho phép các nhóm khoa học quốc tế phối hợp các nỗ lực để đi đến một phát hiện quyết định trong một lĩnh vực, từ lâu nay vẫn được coi là « không tưởng » : tiêu diệt hoàn toàn virus HIV.
Bên cạnh hai nghiên cứu của viện Pasteur (Pháp) về các bệnh nhân tự miễn với HIV (về nhóm 12 bệnh nhân tự phát triển cơ chế phòng vệ tự nhiên chống HIV, mà chúng tôi đã giới thiệu trong tạp chí Khoa học tuần này) và của đại học California về dùng thuốc chống ung thư máu để đánh bật virus HIV ra khỏi tế bào chủ, một trường hợp thứ ba gây chú ý là hai bệnh nhân nhiễm HIV đã phát triển một hệ miễn dịch mới chống HIV, sau khi được ghép tủy sống. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, việc ghép tủy là một can thiệp y học rất tốn kém, phức tạp và nguy hiểm, không thể nào áp dụng rộng rãi cho 35 triệu người mắc HIV trên thế giới. Do đó, chiến lược phòng ngừa và trị liệu cơ bản vẫn là tìm ra được một loại vắc xin phòng bệnh cho những người âm tính và một trị liệu cho những ai mắc HIV.
Cho đến nay, người duy nhất được coi là chữa khỏi Sida hoàn toàn là công dân người Mỹ Timothy Brown, còn có biệt danh là « người bệnh Berlin ». Được chẩn đoán dương tính vào năm 1995, khi còn là sinh viên tại Berlin, Timothy Brown cho thấy không còn dấu hiệu bị nhiễm bệnh từ năm 2007, sau phẫu thuật ghép tủy để chữa bệnh ung thư máu. Tủy sống mà « người bệnh Berlin » nhận được đến từ cơ thể một người cho, có hệ miễn dịch kháng cự lại được virus HIV. Theo ước tính, khoảng 0,3% dân số thế giới có hệ miễn dịch tự nhiên chống lại HIV, con số này có thể là 1% đối với cư dân Châu Âu, theo ông T. Brown.
Có mặt tại hội nghị về Sida tại Washington, ông Timothy Brown – bằng chứng của việc khỏi bệnh hoàn toàn – tuyên bố muốn thông qua quỹ do ông sáng lập, huy động các phương tiện cho cuộc chiến chống HIV toàn cầu. Bản thân ông cũng tình nguyện tham gia như một đối tượng của nghiên cứu y học tại đại học San Francisco – California. « Người bệnh Berlin » lưu ý đến việc hiện nay hàng nghìn nhà nghiên cứu rất có năng lực và quyết tâm, nhưng lại không có đủ ngân sách hoạt động, và cũng nhấn mạnh đến việc Châu Âu đã đầu tư nhiều hơn Hoa Kỳ trong việc đi tìm phương thức loại trừ « căn bệnh thế kỷ ».
http://www.viet.rfi.fr/khoa-hoc/20120728-dung-thuoc-chua-ung-thu-mau-de-tri-virus-hiv
Trả lời phỏng vấn AFP, bác sĩ David Margolis – một thành viên của nhóm nghiên cứu Mỹ - cho biết, các kết quả cho thấy đây là bước khởi đầu cho việc tìm ra một phương thuốc loại trừ Sida.
Cho đến nay, việc virus HIV ẩn náu trong lòng một số tế bào trong cơ thể người mà không bị phát hiện, và hoạt hóa trở lại bất ngờ sau một thời gian nằm im, là một cản trở chính đối với việc chữa khỏi bệnh hoàn toàn cho những người bị nhiễm HIV. Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature ngày thứ Ba tuần này (24/07/2012), các nhà khoa học Mỹ cho biết đã dùng thuốc Vorinostat để đánh bật các virus HIV, trong trạng thái nằm yên, ra khỏi các tế bào bạch cầu CD4+T của cơ thể người bệnh. Mà về nguyên tắc virus HIV sẽ bị chết rất nhanh trong vài phút, sau khi bị đẩy ra khỏi các tế bào nơi chúng trú ẩn.
Theo bác sĩ David Margolis, chỉ với một liều Vorinostat, virus HIV đã có thể bị nhận dạng, ít nhất là trong một khoảng khắc. Như vậy, nghiên cứu này cho thấy có thể nhận dạng được virus HIV với một loại thuốc.
Nhà nghiên cứu John Frater – đại học Oxford – khẳng định, các kết quả nghiên cứu của phòng thí nghiệm của bác sĩ David Margolis làm phấn chấn những người đang đi tìm một phương thuốc chữa Sida, và kêu gọi cần đẩy mạnh những nghiên cứu theo hướng này. Nhà miễn dịch học Quentin Sattentau cho rằng đây là các kết quả nghiên cứu hứa hẹn, nhưng nhấn mạnh rằng, loại thuốc kể trên có thể không tác động được đến những tế bào chứa HIV loại khác, như các tế bào trong não chẳng hạn.
Giáo sư Steve Deeks, đại học California ở San Francisco, một chuyên gia hàng đầu về Sida, cũng là người quan tâm nghiên cứu các trường hợp bệnh nhân tự miễn nhiễm với virus HIV, đã nhận định một cách thận trọng về các kết quả trên : « Theo cảm nhận của tôi, các trở ngại để tìm ra một phương thức chữa được bệnh Sida còn lớn hơn so với những gì mà khoa học đã phải đối mặt trong những năm 1980 để tìm ra các thuốc kháng HIV ». Ông cũng nói thêm : « Trừ phi là nếu chúng ta gặp may mắn, sẽ còn phải mất hơn một thập niên để đi đến một kết quả như vậy ».
Giáo sư Steve Deeks, cùng với giáo sư Françoise Barré-Sinoussi (Viện Pasteur – Pháp), giải Nobel 2008 vì phát hiện ra virus Sida (cùng nhà khoa học Pháp Luc Montagnier), đang chủ trì một chiến lược nghiên cứu toàn cầu về các hướng trị liệu diệt trừ HIV/AIDS. Vào ngày thứ Năm 26/07, tại hội nghị Washington, nhóm các nhà khoa học của giáo sư Françoise Barré-Sinoussi đã trình bày một chiến lược nghiên cứu mới cho phép các nhóm khoa học quốc tế phối hợp các nỗ lực để đi đến một phát hiện quyết định trong một lĩnh vực, từ lâu nay vẫn được coi là « không tưởng » : tiêu diệt hoàn toàn virus HIV.
Bên cạnh hai nghiên cứu của viện Pasteur (Pháp) về các bệnh nhân tự miễn với HIV (về nhóm 12 bệnh nhân tự phát triển cơ chế phòng vệ tự nhiên chống HIV, mà chúng tôi đã giới thiệu trong tạp chí Khoa học tuần này) và của đại học California về dùng thuốc chống ung thư máu để đánh bật virus HIV ra khỏi tế bào chủ, một trường hợp thứ ba gây chú ý là hai bệnh nhân nhiễm HIV đã phát triển một hệ miễn dịch mới chống HIV, sau khi được ghép tủy sống. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, việc ghép tủy là một can thiệp y học rất tốn kém, phức tạp và nguy hiểm, không thể nào áp dụng rộng rãi cho 35 triệu người mắc HIV trên thế giới. Do đó, chiến lược phòng ngừa và trị liệu cơ bản vẫn là tìm ra được một loại vắc xin phòng bệnh cho những người âm tính và một trị liệu cho những ai mắc HIV.
Cho đến nay, người duy nhất được coi là chữa khỏi Sida hoàn toàn là công dân người Mỹ Timothy Brown, còn có biệt danh là « người bệnh Berlin ». Được chẩn đoán dương tính vào năm 1995, khi còn là sinh viên tại Berlin, Timothy Brown cho thấy không còn dấu hiệu bị nhiễm bệnh từ năm 2007, sau phẫu thuật ghép tủy để chữa bệnh ung thư máu. Tủy sống mà « người bệnh Berlin » nhận được đến từ cơ thể một người cho, có hệ miễn dịch kháng cự lại được virus HIV. Theo ước tính, khoảng 0,3% dân số thế giới có hệ miễn dịch tự nhiên chống lại HIV, con số này có thể là 1% đối với cư dân Châu Âu, theo ông T. Brown.
Có mặt tại hội nghị về Sida tại Washington, ông Timothy Brown – bằng chứng của việc khỏi bệnh hoàn toàn – tuyên bố muốn thông qua quỹ do ông sáng lập, huy động các phương tiện cho cuộc chiến chống HIV toàn cầu. Bản thân ông cũng tình nguyện tham gia như một đối tượng của nghiên cứu y học tại đại học San Francisco – California. « Người bệnh Berlin » lưu ý đến việc hiện nay hàng nghìn nhà nghiên cứu rất có năng lực và quyết tâm, nhưng lại không có đủ ngân sách hoạt động, và cũng nhấn mạnh đến việc Châu Âu đã đầu tư nhiều hơn Hoa Kỳ trong việc đi tìm phương thức loại trừ « căn bệnh thế kỷ ».
http://www.viet.rfi.fr/khoa-hoc/20120728-dung-thuoc-chua-ung-thu-mau-de-tri-virus-hiv
Geen opmerkingen:
Een reactie posten