Josh Mayeux, nhân viên an ninh mạng làm việc cho trung tâm an ninh mạng tại căn cứ không quân Peterson, Colorado, 20/07/2010.
REUTERS/Rick Wilking/Files
Phương Tây không chỉ lo ngại về sự lớn mạnh kinh tế của Trung Quốc, mà còn mất ăn mất ngủ về « cái tài của các hacker mạng » của nước này. Nhật báo cánh Tả Libération hôm nay đặc biệt dành bài phân tích chủ đề nhạy cảm này với dòng tựa gây chú ý : « Châu Âu nằm dưới sự theo dõi của tin tặc Trung Hoa ».
Kẻ cắp gặp bà già
Hồi tháng 7 năm ngoái, một nhóm gián điệp mạng của Trung Quốc đã thâm nhập thành công vào hộp thư điện tử các quan chức Hội đồng Châu Âu đến… 5 lần. Nhóm hacker này tưởng rằng việc làm trên trời không biết, đất không hay, nhưng ngờ đâu một nhóm chuyên gia chống tin tặc tại Mỹ bao gồm các giảng viên đại học và các công ty từng là nạn nhân của « hacker Trung Hoa » đã biết tận tường vụ việc. Câu chuyện « giữa hai người » bỗng chốc được cả thế giới biết đến khi vào cuối tuần rồi, tập đoàn truyền thông và tài chính Bloomberg của Mỹ đã cho công bố kết quả điều tra về vụ việc.
Theo cuộc điều tra nói trên, thủ phạm vụ hacker vừa đề cập là một nhóm hacker mạng mà mật vụ Hoa Kỳ đặt cho cái tên là « Byzantine Candor » (tạm dịch là : Sự ngây thơ viễn vông »). Theo tài liệu mà Wikeleaks đã từng công bố, các nhà ngoại giao Mỹ cho rằng, nhóm hacker này thuộc quyền quản lí của quân đội nhân dân Trung Hoa, có trụ sở tại Thượng Hải.
Ngoài Hội đồng Châu Âu, nạn nhân của Byzantine Candor còn có ít nhất 20 công ty phương Tây, trong đó có tập đoàn dầu lửa Halliburton. Điểm chung của các công ty nạn nhân này là họ có những dữ liệu hoặc những kỹ nghệ mới có thể có lợi cho Trung Quốc.
Ngoài Byzantine Candor, các chuyên gia Hoa Kỳ cho biết còn có từ 10 đến 20 nhóm hacker khác đến từ Trung Quốc. Các nhóm này hoạt động rất có tổ chức, chúng rất biết cách « xóa dấu vết » để không bị truy ra nguồn gốc. Thế nhưng, chúng không ngờ « kẻ cắp gặp bà già », mọi hành vi thâm nhập bí mật của chúng lại bị các chuyên gia Mỹ bí mật quan sát tường tận.
Hacker Trung Quốc, ai mà chả sợ !
Libération nhắc lại, câu chuyện hacker máy tính đến từ Trung Quốc đã bắt đầu từ hơn chục năm nay, với mục tiêu chính là những đối tượng mà chính quyền Bắc Kinh xem là kẻ thù, và các công ty vũ khí lớn ở Phương Tây, đặc biệt là của Mỹ. Năm 2009, hàng ngàn thư điện tử (e-mail) của đức Đạt Lai Lạt Ma đã bị hacker máy tính của Bắc Kinh sao chép lại.
Libération cho biết, đến hiện tại, dường như ai cũng có thể trở thành nạn nhân của hacker Trung Quốc. Nỗi ám ảnh đến mức mà hồi tháng Sáu rồi, trước khi đặt chân lên lãnh thổ Trung Quốc trong chuyến thăm chính thức nước này, bộ trưởng quốc phòng Úc ông Stephen Smith đã đề phòng bằng cách không mang theo điện thoại di động và máy tính xách tay.
Năm ngoái, một quan chức cấp cao Hoa Kỳ khẳng định rằng nhà cầm quyền Trung Quốc đã đầu tư những khoản tiền khổng lồ để phát triển công nghệ gián điệp mạng, và hiện tại nước này đã có trong tay một tổ chức gián điệp rất lớn và rất « thiện chiến ». Cũng năm ngoái, truyền hình quốc gia Trung Quốc đã cho phát một phim tài liệu về chủ đề khoa học và công nghệ quốc phòng, trong đó cho biết nước này đã trang bị được « nhiều phương tiện tấn công mạng », và còn đưa ra minh chứng là đã tấn công thành công một trang mạng ở Bắc Mỹ của một nhóm Phật Giáo Pháp Luân Công (vốn bị Bắc Kinh cho là "tà đạo").
Nói về nhân lực của các tổ chức hacker Trung Quốc, Libération cho biết, quân đội nhân dân Trung Hoa tuyển mộ nhiều ngàn người đang làm việc ở các công ty công nghệ hoặc đang nghiên cứu giảng dạy ở các trường đại học. Đây là « tuyệt chiêu » của hacker mạng Trung Quốc, bởi nguồn nhân lực này rất tinh vi nên rất khó bị phát hiện.
Tờ báo nhắc lại, hồi tháng 8 năm 2011, có đến 70 công ty của Mỹ, Hy Lạp, Đài Loan và Kazakhstan đã bị tin tặc xâm nhập. Khi ấy, một nghiên cứu của Mỹ đã khẳng định, Trung Quốc chính là thủ phạm.
Hoa Kỳ : tổng thống Obama có nhiều khả năng tái cử
Đến với cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ sắp tới đây, nhật báo Công Giáo La Croix đăng bài nhận định của giáo sư Patrick Martin-Genier thuộc Viện Nghiên cứu chính trị Paris.
Trước tiên tác giả có sự so sánh cho rằng, tình hình tranh cử tổng thống hiện tại ở Mỹ rất giống với cuộc đua vào Điện L’Elysée hồi tháng Năm rồi ở Pháp. Tại Pháp, hai ứng cử viên khi ấy là tổng thống sắp mãn nhiệm Nicolas Sarkozy và ứng viên François Hollande, ông Sarkozy thuộc cánh hữu được cho là « đại diện của giới tài chính », trong khi đó ông Hollande thuộc cánh Tả được xem là người đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp nghèo khổ và trung lưu. Ở Mỹ lần này cũng vậy, ứng viên Mitt Romney, ứng viên đảng Cộng Hòa, vốn là một đại doanh nhân, được cho là đại diện quyền lợi của nhà giàu, còn tổng thống sắp mãn nhiệm Obama là người của tầng lớp bình dân và trung lưu. Thế nhưng, tác giả nhận định, kết quả bầu cử có thể sẽ khác, tại Mỹ, tổng thống sắp mãn nhiệm Obama có nhiều khả năng tái cử.
Giống như ông Sarkozy hồi sắp mãn nhiệm, tổng thống Obama đã và đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nghiêm trọng, nhất là vấn đề thất nghiệp : tỷ lệ không việc làm tại Mỹ hiện tại trên 8%. Ông Romney, với tư cách là người từng có thâm niên lãnh đạo doanh nghiệp, có thể sẽ khai thác điểm này khi cho cử tri thấy rằng ông là người có khả năng tạo được công ăn việc làm cho xã hội. Thế nhưng, tổng thống Obama vẫn có ưu thế, với những lí do sau :
- Thứ nhất, ông Obama có thể khai thác quá khứ gần đây của ông Romney khi ông này còn là thống đốc bang Massachusetts và từng là một lãnh đạo một tập đoàn công nghiệp. Trong cả hai tư cách, ông Romney đều đã từng có chính sách tạo công ăn việc làm cho… người nước ngoài khi đầu tư ở Mêhicô và Ấn Độ. Trong tư cách doanh nhân thì được, chứ còn với cương vị thống đốc, hay cao hơn là tổng thống, thì người Mỹ không thể chấp nhận việc này.
- Khi trước, để tránh phải đóng thuế cao, ông Romney đã mở tài khoản ở Thụy Sỹ và những nước có ưu đãi thuế suất. Điều này cũng chạm tự ái của những cử tri có tinh thần dân tộc chủ nghĩa.
- Trong công ty đầu tư Bain Capital, ông Romney từng giữ vai trò then chốt. Ông khẳng định là đã rời khỏi công ty này vào năm 1999, thế nhưng ông bị nghi ngờ là ông vẫn tiếp tục hiện diện trong một thời gian dài để tiến hành mua lại nhiều doanh nghiệp và xóa bỏ nhiều việc làm.
Với những điều vừa nêu, tác giả đặt câu hỏi : Làm sao cử tri Mỹ tin rằng ông Romney có thể trở thành cứu tinh cho người thất nghiệp tại Mỹ ?
Mặt khác, trong chiến dịch tranh cử, Đảng Cộng Hòa luôn chỉ trích luật bảo hiểm do ông Obama đề xuất và vừa được lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua hồi tháng Sáu. Thế nhưng, tác giả cảnh báo, coi chừng chiến dịch này phản tác dụng vì luật trên có lợi cho khoảng 40 triệu người Mỹ, tức ông Obama sẽ được ngần ấy số phiếu ủng hộ.
Một ưu thế nữa của ông Obama đó chính là …màu da : Ông là người da đen đầu tiên làm tổng thống tại Mỹ. Theo thăm dò, có đến 95% cử tri da đen ủng hộ Obama.
Tóm lại, nếu không có diễn biến đột xuất, thì tổng thống Obama sẽ may mắn hơn ông Sarkozy là được tiếp tục làm chủ Tòa Bạch Ốc. Nếu như vậy, thì giữa hai cuộc bầu cử sẽ có điểm tương đồng : ứng viên đại diện nhà nghèo được đắc cử. Thế mới biết, trong thời buổi kinh tế khó khăn, câu chuyện cái bụng bỗng trở nên quan trọng hơn hết, các ứng viên cánh Tả vì thế được lên hương.
Eurozone : Người dân mất lòng tin vào đồng tiền chung
Châu Âu đang điêu đứng trong khủng hoảng nợ công, đến mức mà khu vực đồng tiền chung euro luôn hiển hiện nguy cơ tan rã. Nguyên nhân có phải chỉ vì khó khăn tài chính ? Nhật báo Le Monde có câu trả lời qua bài viết : « Đe dọa lớn nhất của đồng tiền chung chính là thái độ nghi ngờ đồng euro ngày càng lớn của người Châu Âu ».
Hiện tại, khủng hoảng lan tràn toàn cõi Châu Âu, đến như nước Đức, nền kinh tế thịnh vượng nhất khối, cũng có nguy cơ bị hạ điểm tín nhiệm tài chính. Cái quan niệm cho rằng : « Euro là đồng tiền bất khả xâm phạm » ngày càng bị nghi nghờ, đối với người ủng hộ eurozone lẫn người phản đối. Cái ý rời bỏ khu vực đồng euro ngày càng được nhiều người chia sẻ.
Đầu tiên đến với Hy Lạp, tờ báo cho biết, người dân nước này đang mất lòng với đồng euro vì phải chịu hậu quả của chính sách thắc lưng buộc bụng ngày càng nặng nề của chính phủ, mà sự thắt lưng buộc bụng đó là do sức ép của khối eurozone đặt ra khi cho Hy Lạp vay tiền.
Rồi đến với Ý, người dân cũng bắt đầu cảm thấy cay đắng về đồng tiền chung, bởi từ khi sử dụng đồng euro, nào là thuế giá trị gia tăng bắt đầu tăng lên, nào là việc bị mất quyền lợi bởi chính sách cải cách chế độ hưu bổng, nào là thay đổi thị trường lao động để giảm nợ cho nhà nước và để tăng sức cạnh tranh của Ý… Hiện tại, chỉ số tín nhiệm của người dân đối với đương kim thủ tướng Mario Monti chỉ còn 40% trong khi hồi ông nhậm chức là 84%. Thậm chí có người còn cho rằng, trong đợt bầu cử quốc hội Ý vào năm tới, chủ đề ra khỏi eurozone có thể là một trong những chủ đề tranh cử chính.
Tại Đức, Hà Lan và Phần Lan, thái độ chán nản đồng euro cũng ngày càng nghiêm trọng. Nhiều người dân của những nước này cảm thấy bị liên lụy vô cớ vì những nước lâm nợ khác.
Trong bối cảnh đó, một chuyên gia kinh tế khuyến nghị : Để cứu eurozone, nhà cầm quyền không nên chỉ tập trung giải quyết khủng hoảng tài chính, mà còn phải tìm ra liệu pháp trị « khủng hoảng tinh thần » của người Châu Âu, tức phải tuyên truyền làm sao cho mọi người thấy rằng : đồng euro là lợi thế chứ không phải là thảm họa.
Olympic Luân Đôn : Nam nữ bình quyền
Lần đầu tiên trong lịch sử Olympic mùa hè, quyền bình đẳng nam nữ được đảm bảo. Đó là nhận định của nhật báo Le Monde trong bài xã luận trên trang nhất mang tên : « Olympic không lùi bước về quyền bình đẳng giới ».
Trong số 204 đoàn tham dự Olympic Luân Đôn năm nay, đoàn nào cũng có mặt cả nam lẫn nữ vận động viên. Đây là trường hợp đầu tiên của thế vận hội thể thao này. Trong khi đó, cách đây 4 năm tại Olympic Bắc Kinh, còn có 3 nước không cử vận động viên nữ đến tham gia : Ả Rập Xê Út, Qatar và Brunei.
Đáng chú ý nhất là trường hợp của Ả Rập Xê Út. Tờ báo cho biết, tại nước Hồi Giáo này, hiện tại phụ nữ ra đường buộc phải trùm khăn Hồi Giáo, không được đứng gần thanh niên không phải là người thân trong gia đình, các trường học không dạy thể dục cho học sinh nữ, các hồ bơi thì cấm phụ nữ vào...
Thế mà, tại Olympic Luân Đôn năm nay, đoàn vận động viên Ả Rập Xê Út có được 2 người là nữ : Một người 19 tuổi, là vận động viên điền kinh 800m, sống tại Mỹ và mang hai quốc tịch, còn người kia là một thiếu nữ 18 tuổi, sẽ tham gia thi đấu Judo. Đặc biệt, « cô gái Judo » này không phải được đào tạo chính thức ở một lò thể thao nào, mà là được cha mình dạy lén tại nhà. Hai cô gái vừa nêu đều không đủ tiêu chuẩn tham dự Olympic, nhưng đã được đặc cách và đến tham gia nhờ vào giấy mời đặc biệt của Ủy ban Olympic quốc tế.
Tác giả cho rằng, tín hiệu trên là đáng mừng, nhưng Ủy ban Olympic quốc tế còn phải kiên trì đấu tranh nhằm đảm bảo nguyên tắc « phi giới tính, phi tôn giáo và phi chính trị » của thể thao. Một minh chứng cho thử thách trước mắt đó là việc Liên đoàn bóng đá thế giới đã quyết định cho phép vận động viên nữ Hồi Giáo được mang khăn trùm khi thi đấu sau một đợt vận động hành lang ở Iran và các nước Vùng Vịnh. Lí do mà liên đoàn đưa ra, đó là nhằm tôn trọng « tập quán văn hóa », tức liên đoàn không xem khăn trùm của phụ nữ Hồi Giáo là một « tập quán tôn giáo ».
Tác giả kết luận : Không kiên quyết đảm bảo quyền bình đẳng giới trong thể thao tức là phản lại các mục tiêu tối thượng của thế vận hội Olympic.
Syria : Giờ quyết định đã đến ?
Xung đột tại Syria tiếp tục thu hút chú ý của báo chí Pháp hôm nay.
Nhật báo Cộng sản Pháp L’Humanité có bài : « Cuộc chạy đua vào hố tử thần đang đe dọa Alep », cho biết quân đội Assad và phe nổi dậy quyết tử tại Alep từ hôm thứ Bảy, đến mức mà đặc sứ Liên Hiệp Quốc và Liên Đoàn Ả Rập, cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ông Kofi Annan lại phải lên tiếng kêu gọi hai bên giải quyết mâu thuẫn bằng con đường chính trị.
Nhật báo Le Monde thì tố cáo hành vi trấn áp tàn bạo của quân đội Assad và cho biết, lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố chấm dứt quan hệ đồng minh chiến lược với chính phủ Assad.
Libération quan tâm đến số phận của những người dân phải tản cư ra khỏi vùng chiến sự để tránh súng đạn đến từ cả hai phía, phe nổi dậy cũng như quân chính phủ. Tờ báo dành hẳn trang nhất chạy tựa : « Còn cách nào khác hơn là bỏ chạy ? », và hai trang phân tích đăng ảnh người nằm chết trên đường thật thảm thương.
Nhật báo cánh Hữu Le Figaro thì tập trung vào tầm quan trọng của thành phố Alep với bài xã luận « Trận Alep, giờ phút quyết định đối với Syria ». Tờ báo nhận định, trên phương diện lịch sử, văn hóa, kinh tế hay chiến lược, thành phố Alep giữ một vai trò quan trọng, mang tính chất biểu tượng cao. Bởi vậy, quân chính phủ cũng như phe nổi dậy quyết dốc toàn lực vào trận đánh mang tính quyết định này. Nếu có thể trấn áp được quân nổi dậy tại Alep, thì ông Assad sẽ cho thế giới thấy rằng việc bắt ông rời khỏi quyền lực là rất khó, và rằng sự ủng hộ của đồng minh Nga luôn có giá trị. Về phần phe nổi dậy, nếu đẩy lùi được quân chính phủ, thì có nghĩa là quân đội chính phủ đã cho thấy không còn khả năng dập tắt được làn sóng nổi dậy tại Syria.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20120730-gian-diep-mang-trung-quoc-%C2%ABlam-nghieng-ngua%C2%BB-phuong-tay
Hồi tháng 7 năm ngoái, một nhóm gián điệp mạng của Trung Quốc đã thâm nhập thành công vào hộp thư điện tử các quan chức Hội đồng Châu Âu đến… 5 lần. Nhóm hacker này tưởng rằng việc làm trên trời không biết, đất không hay, nhưng ngờ đâu một nhóm chuyên gia chống tin tặc tại Mỹ bao gồm các giảng viên đại học và các công ty từng là nạn nhân của « hacker Trung Hoa » đã biết tận tường vụ việc. Câu chuyện « giữa hai người » bỗng chốc được cả thế giới biết đến khi vào cuối tuần rồi, tập đoàn truyền thông và tài chính Bloomberg của Mỹ đã cho công bố kết quả điều tra về vụ việc.
Theo cuộc điều tra nói trên, thủ phạm vụ hacker vừa đề cập là một nhóm hacker mạng mà mật vụ Hoa Kỳ đặt cho cái tên là « Byzantine Candor » (tạm dịch là : Sự ngây thơ viễn vông »). Theo tài liệu mà Wikeleaks đã từng công bố, các nhà ngoại giao Mỹ cho rằng, nhóm hacker này thuộc quyền quản lí của quân đội nhân dân Trung Hoa, có trụ sở tại Thượng Hải.
Ngoài Hội đồng Châu Âu, nạn nhân của Byzantine Candor còn có ít nhất 20 công ty phương Tây, trong đó có tập đoàn dầu lửa Halliburton. Điểm chung của các công ty nạn nhân này là họ có những dữ liệu hoặc những kỹ nghệ mới có thể có lợi cho Trung Quốc.
Ngoài Byzantine Candor, các chuyên gia Hoa Kỳ cho biết còn có từ 10 đến 20 nhóm hacker khác đến từ Trung Quốc. Các nhóm này hoạt động rất có tổ chức, chúng rất biết cách « xóa dấu vết » để không bị truy ra nguồn gốc. Thế nhưng, chúng không ngờ « kẻ cắp gặp bà già », mọi hành vi thâm nhập bí mật của chúng lại bị các chuyên gia Mỹ bí mật quan sát tường tận.
Hacker Trung Quốc, ai mà chả sợ !
Libération nhắc lại, câu chuyện hacker máy tính đến từ Trung Quốc đã bắt đầu từ hơn chục năm nay, với mục tiêu chính là những đối tượng mà chính quyền Bắc Kinh xem là kẻ thù, và các công ty vũ khí lớn ở Phương Tây, đặc biệt là của Mỹ. Năm 2009, hàng ngàn thư điện tử (e-mail) của đức Đạt Lai Lạt Ma đã bị hacker máy tính của Bắc Kinh sao chép lại.
Libération cho biết, đến hiện tại, dường như ai cũng có thể trở thành nạn nhân của hacker Trung Quốc. Nỗi ám ảnh đến mức mà hồi tháng Sáu rồi, trước khi đặt chân lên lãnh thổ Trung Quốc trong chuyến thăm chính thức nước này, bộ trưởng quốc phòng Úc ông Stephen Smith đã đề phòng bằng cách không mang theo điện thoại di động và máy tính xách tay.
Năm ngoái, một quan chức cấp cao Hoa Kỳ khẳng định rằng nhà cầm quyền Trung Quốc đã đầu tư những khoản tiền khổng lồ để phát triển công nghệ gián điệp mạng, và hiện tại nước này đã có trong tay một tổ chức gián điệp rất lớn và rất « thiện chiến ». Cũng năm ngoái, truyền hình quốc gia Trung Quốc đã cho phát một phim tài liệu về chủ đề khoa học và công nghệ quốc phòng, trong đó cho biết nước này đã trang bị được « nhiều phương tiện tấn công mạng », và còn đưa ra minh chứng là đã tấn công thành công một trang mạng ở Bắc Mỹ của một nhóm Phật Giáo Pháp Luân Công (vốn bị Bắc Kinh cho là "tà đạo").
Nói về nhân lực của các tổ chức hacker Trung Quốc, Libération cho biết, quân đội nhân dân Trung Hoa tuyển mộ nhiều ngàn người đang làm việc ở các công ty công nghệ hoặc đang nghiên cứu giảng dạy ở các trường đại học. Đây là « tuyệt chiêu » của hacker mạng Trung Quốc, bởi nguồn nhân lực này rất tinh vi nên rất khó bị phát hiện.
Tờ báo nhắc lại, hồi tháng 8 năm 2011, có đến 70 công ty của Mỹ, Hy Lạp, Đài Loan và Kazakhstan đã bị tin tặc xâm nhập. Khi ấy, một nghiên cứu của Mỹ đã khẳng định, Trung Quốc chính là thủ phạm.
Hoa Kỳ : tổng thống Obama có nhiều khả năng tái cử
Đến với cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ sắp tới đây, nhật báo Công Giáo La Croix đăng bài nhận định của giáo sư Patrick Martin-Genier thuộc Viện Nghiên cứu chính trị Paris.
Trước tiên tác giả có sự so sánh cho rằng, tình hình tranh cử tổng thống hiện tại ở Mỹ rất giống với cuộc đua vào Điện L’Elysée hồi tháng Năm rồi ở Pháp. Tại Pháp, hai ứng cử viên khi ấy là tổng thống sắp mãn nhiệm Nicolas Sarkozy và ứng viên François Hollande, ông Sarkozy thuộc cánh hữu được cho là « đại diện của giới tài chính », trong khi đó ông Hollande thuộc cánh Tả được xem là người đấu tranh bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp nghèo khổ và trung lưu. Ở Mỹ lần này cũng vậy, ứng viên Mitt Romney, ứng viên đảng Cộng Hòa, vốn là một đại doanh nhân, được cho là đại diện quyền lợi của nhà giàu, còn tổng thống sắp mãn nhiệm Obama là người của tầng lớp bình dân và trung lưu. Thế nhưng, tác giả nhận định, kết quả bầu cử có thể sẽ khác, tại Mỹ, tổng thống sắp mãn nhiệm Obama có nhiều khả năng tái cử.
Giống như ông Sarkozy hồi sắp mãn nhiệm, tổng thống Obama đã và đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính nghiêm trọng, nhất là vấn đề thất nghiệp : tỷ lệ không việc làm tại Mỹ hiện tại trên 8%. Ông Romney, với tư cách là người từng có thâm niên lãnh đạo doanh nghiệp, có thể sẽ khai thác điểm này khi cho cử tri thấy rằng ông là người có khả năng tạo được công ăn việc làm cho xã hội. Thế nhưng, tổng thống Obama vẫn có ưu thế, với những lí do sau :
- Thứ nhất, ông Obama có thể khai thác quá khứ gần đây của ông Romney khi ông này còn là thống đốc bang Massachusetts và từng là một lãnh đạo một tập đoàn công nghiệp. Trong cả hai tư cách, ông Romney đều đã từng có chính sách tạo công ăn việc làm cho… người nước ngoài khi đầu tư ở Mêhicô và Ấn Độ. Trong tư cách doanh nhân thì được, chứ còn với cương vị thống đốc, hay cao hơn là tổng thống, thì người Mỹ không thể chấp nhận việc này.
- Khi trước, để tránh phải đóng thuế cao, ông Romney đã mở tài khoản ở Thụy Sỹ và những nước có ưu đãi thuế suất. Điều này cũng chạm tự ái của những cử tri có tinh thần dân tộc chủ nghĩa.
- Trong công ty đầu tư Bain Capital, ông Romney từng giữ vai trò then chốt. Ông khẳng định là đã rời khỏi công ty này vào năm 1999, thế nhưng ông bị nghi ngờ là ông vẫn tiếp tục hiện diện trong một thời gian dài để tiến hành mua lại nhiều doanh nghiệp và xóa bỏ nhiều việc làm.
Với những điều vừa nêu, tác giả đặt câu hỏi : Làm sao cử tri Mỹ tin rằng ông Romney có thể trở thành cứu tinh cho người thất nghiệp tại Mỹ ?
Mặt khác, trong chiến dịch tranh cử, Đảng Cộng Hòa luôn chỉ trích luật bảo hiểm do ông Obama đề xuất và vừa được lưỡng viện Hoa Kỳ thông qua hồi tháng Sáu. Thế nhưng, tác giả cảnh báo, coi chừng chiến dịch này phản tác dụng vì luật trên có lợi cho khoảng 40 triệu người Mỹ, tức ông Obama sẽ được ngần ấy số phiếu ủng hộ.
Một ưu thế nữa của ông Obama đó chính là …màu da : Ông là người da đen đầu tiên làm tổng thống tại Mỹ. Theo thăm dò, có đến 95% cử tri da đen ủng hộ Obama.
Tóm lại, nếu không có diễn biến đột xuất, thì tổng thống Obama sẽ may mắn hơn ông Sarkozy là được tiếp tục làm chủ Tòa Bạch Ốc. Nếu như vậy, thì giữa hai cuộc bầu cử sẽ có điểm tương đồng : ứng viên đại diện nhà nghèo được đắc cử. Thế mới biết, trong thời buổi kinh tế khó khăn, câu chuyện cái bụng bỗng trở nên quan trọng hơn hết, các ứng viên cánh Tả vì thế được lên hương.
Eurozone : Người dân mất lòng tin vào đồng tiền chung
Châu Âu đang điêu đứng trong khủng hoảng nợ công, đến mức mà khu vực đồng tiền chung euro luôn hiển hiện nguy cơ tan rã. Nguyên nhân có phải chỉ vì khó khăn tài chính ? Nhật báo Le Monde có câu trả lời qua bài viết : « Đe dọa lớn nhất của đồng tiền chung chính là thái độ nghi ngờ đồng euro ngày càng lớn của người Châu Âu ».
Hiện tại, khủng hoảng lan tràn toàn cõi Châu Âu, đến như nước Đức, nền kinh tế thịnh vượng nhất khối, cũng có nguy cơ bị hạ điểm tín nhiệm tài chính. Cái quan niệm cho rằng : « Euro là đồng tiền bất khả xâm phạm » ngày càng bị nghi nghờ, đối với người ủng hộ eurozone lẫn người phản đối. Cái ý rời bỏ khu vực đồng euro ngày càng được nhiều người chia sẻ.
Đầu tiên đến với Hy Lạp, tờ báo cho biết, người dân nước này đang mất lòng với đồng euro vì phải chịu hậu quả của chính sách thắc lưng buộc bụng ngày càng nặng nề của chính phủ, mà sự thắt lưng buộc bụng đó là do sức ép của khối eurozone đặt ra khi cho Hy Lạp vay tiền.
Rồi đến với Ý, người dân cũng bắt đầu cảm thấy cay đắng về đồng tiền chung, bởi từ khi sử dụng đồng euro, nào là thuế giá trị gia tăng bắt đầu tăng lên, nào là việc bị mất quyền lợi bởi chính sách cải cách chế độ hưu bổng, nào là thay đổi thị trường lao động để giảm nợ cho nhà nước và để tăng sức cạnh tranh của Ý… Hiện tại, chỉ số tín nhiệm của người dân đối với đương kim thủ tướng Mario Monti chỉ còn 40% trong khi hồi ông nhậm chức là 84%. Thậm chí có người còn cho rằng, trong đợt bầu cử quốc hội Ý vào năm tới, chủ đề ra khỏi eurozone có thể là một trong những chủ đề tranh cử chính.
Tại Đức, Hà Lan và Phần Lan, thái độ chán nản đồng euro cũng ngày càng nghiêm trọng. Nhiều người dân của những nước này cảm thấy bị liên lụy vô cớ vì những nước lâm nợ khác.
Trong bối cảnh đó, một chuyên gia kinh tế khuyến nghị : Để cứu eurozone, nhà cầm quyền không nên chỉ tập trung giải quyết khủng hoảng tài chính, mà còn phải tìm ra liệu pháp trị « khủng hoảng tinh thần » của người Châu Âu, tức phải tuyên truyền làm sao cho mọi người thấy rằng : đồng euro là lợi thế chứ không phải là thảm họa.
Olympic Luân Đôn : Nam nữ bình quyền
Lần đầu tiên trong lịch sử Olympic mùa hè, quyền bình đẳng nam nữ được đảm bảo. Đó là nhận định của nhật báo Le Monde trong bài xã luận trên trang nhất mang tên : « Olympic không lùi bước về quyền bình đẳng giới ».
Trong số 204 đoàn tham dự Olympic Luân Đôn năm nay, đoàn nào cũng có mặt cả nam lẫn nữ vận động viên. Đây là trường hợp đầu tiên của thế vận hội thể thao này. Trong khi đó, cách đây 4 năm tại Olympic Bắc Kinh, còn có 3 nước không cử vận động viên nữ đến tham gia : Ả Rập Xê Út, Qatar và Brunei.
Đáng chú ý nhất là trường hợp của Ả Rập Xê Út. Tờ báo cho biết, tại nước Hồi Giáo này, hiện tại phụ nữ ra đường buộc phải trùm khăn Hồi Giáo, không được đứng gần thanh niên không phải là người thân trong gia đình, các trường học không dạy thể dục cho học sinh nữ, các hồ bơi thì cấm phụ nữ vào...
Thế mà, tại Olympic Luân Đôn năm nay, đoàn vận động viên Ả Rập Xê Út có được 2 người là nữ : Một người 19 tuổi, là vận động viên điền kinh 800m, sống tại Mỹ và mang hai quốc tịch, còn người kia là một thiếu nữ 18 tuổi, sẽ tham gia thi đấu Judo. Đặc biệt, « cô gái Judo » này không phải được đào tạo chính thức ở một lò thể thao nào, mà là được cha mình dạy lén tại nhà. Hai cô gái vừa nêu đều không đủ tiêu chuẩn tham dự Olympic, nhưng đã được đặc cách và đến tham gia nhờ vào giấy mời đặc biệt của Ủy ban Olympic quốc tế.
Tác giả cho rằng, tín hiệu trên là đáng mừng, nhưng Ủy ban Olympic quốc tế còn phải kiên trì đấu tranh nhằm đảm bảo nguyên tắc « phi giới tính, phi tôn giáo và phi chính trị » của thể thao. Một minh chứng cho thử thách trước mắt đó là việc Liên đoàn bóng đá thế giới đã quyết định cho phép vận động viên nữ Hồi Giáo được mang khăn trùm khi thi đấu sau một đợt vận động hành lang ở Iran và các nước Vùng Vịnh. Lí do mà liên đoàn đưa ra, đó là nhằm tôn trọng « tập quán văn hóa », tức liên đoàn không xem khăn trùm của phụ nữ Hồi Giáo là một « tập quán tôn giáo ».
Tác giả kết luận : Không kiên quyết đảm bảo quyền bình đẳng giới trong thể thao tức là phản lại các mục tiêu tối thượng của thế vận hội Olympic.
Syria : Giờ quyết định đã đến ?
Xung đột tại Syria tiếp tục thu hút chú ý của báo chí Pháp hôm nay.
Nhật báo Cộng sản Pháp L’Humanité có bài : « Cuộc chạy đua vào hố tử thần đang đe dọa Alep », cho biết quân đội Assad và phe nổi dậy quyết tử tại Alep từ hôm thứ Bảy, đến mức mà đặc sứ Liên Hiệp Quốc và Liên Đoàn Ả Rập, cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ông Kofi Annan lại phải lên tiếng kêu gọi hai bên giải quyết mâu thuẫn bằng con đường chính trị.
Nhật báo Le Monde thì tố cáo hành vi trấn áp tàn bạo của quân đội Assad và cho biết, lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ đã tuyên bố chấm dứt quan hệ đồng minh chiến lược với chính phủ Assad.
Libération quan tâm đến số phận của những người dân phải tản cư ra khỏi vùng chiến sự để tránh súng đạn đến từ cả hai phía, phe nổi dậy cũng như quân chính phủ. Tờ báo dành hẳn trang nhất chạy tựa : « Còn cách nào khác hơn là bỏ chạy ? », và hai trang phân tích đăng ảnh người nằm chết trên đường thật thảm thương.
Nhật báo cánh Hữu Le Figaro thì tập trung vào tầm quan trọng của thành phố Alep với bài xã luận « Trận Alep, giờ phút quyết định đối với Syria ». Tờ báo nhận định, trên phương diện lịch sử, văn hóa, kinh tế hay chiến lược, thành phố Alep giữ một vai trò quan trọng, mang tính chất biểu tượng cao. Bởi vậy, quân chính phủ cũng như phe nổi dậy quyết dốc toàn lực vào trận đánh mang tính quyết định này. Nếu có thể trấn áp được quân nổi dậy tại Alep, thì ông Assad sẽ cho thế giới thấy rằng việc bắt ông rời khỏi quyền lực là rất khó, và rằng sự ủng hộ của đồng minh Nga luôn có giá trị. Về phần phe nổi dậy, nếu đẩy lùi được quân chính phủ, thì có nghĩa là quân đội chính phủ đã cho thấy không còn khả năng dập tắt được làn sóng nổi dậy tại Syria.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20120730-gian-diep-mang-trung-quoc-%C2%ABlam-nghieng-ngua%C2%BB-phuong-tay
Geen opmerkingen:
Een reactie posten