Một cửa hàng đổi tiền ở Teheran, Iran, 24/10/2011
REUTERS
Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc có thể sẽ được triệu tập để biểu quyết một danh sách biện pháp kinh tế trừng phạt Iran trong đó có dầu hỏa. Trong bản phúc trình công bố hôm qua 09/11/2011, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế của Liên Hiệp Quốc (AIEA) lo ngại khả năng chế tạo bom hạt nhân của chính quyền hồi giáo Teheran. Nếu Bắc Kinh và Matxcơva dùng quyền phủ quyết, Tây phương sẽ đơn phương thực hiện. Nhưng trước thái độ bất chấp của Iran, không chắc là Israel sẽ điềm nhiên tọa thị.
Cả vùng Trung Đông căng thẳng. Cơ quan AIEA xác định là « rất lo âu » về quyết tâm của Iran tìm cách chế bom hạt nhân. Trong bản báo cáo công bố hôm qua, 09/11/2011, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đặt trụ sở tại Viena, thủ đô nước Áo, cho biết nắm được nhiều tin tình báo « khả tín » do 10 quốc gia thành viên cung cấp, cộng với các nguồn tin riêng nhất là hình ảnh vệ tinh.
Theo bản báo này thì « Iran đã phát triển một loại bom riêng và đã thử nghiệm với ngòi nổ ».
Để mở cánh cửa đàm phán, AIEA không gọi đích danh chuyên gia nước nào đã giúp Iran trong việc nghiên cứu bom. Cơ quan để cho các « thông tin rò rỉ » nói đến chuyên gia Nga và Bắc Triều Tiên.
Trên thực tế, cách nay hơn một năm, tình báo Tây phương đã nhận được tài liệu quý giá từ tay một chuyên gia vật lý hạt nhân của Iran đào thoát và đã phát hiện nhiều ngòi nổ trong một kiện hàng xuất khẩu trên chuyến tàu biển đi từ Bắc Triều Tiên sang Iran.
Từ năm năm qua, Liên Hiệp Quốc đã 4 lần ra nghị quyết trừng phạt Iran : Ngăn cấm mua vũ khí và linh kiện tinh lọc uranium, giới hạn hoạt động các ngân hàng thương mại của Iran làm cho Teheran bị thiệt hại khoảng 60 tỷ đôla mỗi năm.
Lần này, Tây phương muốn « đánh mạnh hơn » với mục tiêu phong tỏa xuất khẩu dầu hỏa và hoạt động của ngân hàng quốc gia Iran.
Vấn đề là làm sao thuyết phục Nga và Trung Quốc không dùng quyền phủ quyết. Bắc Kinh và Matxcơva đã lên tiếng tức khắc phản đối các biện pháp tăng cường cấm vận. Tây phương đã tiên liệu trường hợp này và chắc chắn sẽ đơn phương hành động ngoài khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc.
Thế nhưng , ván cờ Trung Đông còn có một tác nhân khác là Israel. Bị giới lãnh đạo Teheran nhiều lần đe dọa « xóa tên nhà nước Do Thái trên bản đồ quốc tế », liệu Israel có án binh bất động hay không ? Tổng thống Iran Ahmadinejad, giáo chủ Ali Khamenei khẳng định là Israel sẽ đánh Iran và cảnh báo là sẽ « phản ứng bằng sức mạnh ».
Phía Do Thái, thủ tướng Netanyahu kêu gọi quốc tế «phải chận đứng tham vọng nguyên tử » của Iran. Tuần trước, tổng thống Simon Peres thẩm định là « giải pháp quân sự gần hơn là giải pháp ngoại giao ».
Cho rằng các biện pháp cấm vận kinh tế không mang lại kết quả, Israel chuẩn bị giải pháp quân sự. Một phi đội 14 chiếc F16 vừa tập huấn xong một chương trình tấn công « đường xa ». Tel Aviv còn cố ý tiết lộ vụ thử nghiệm thành công tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu từ 4500 km đến 7000 km. Tuy nhiên, giải pháp quân sự đụng phải một số trở ngại chiến thuật vì 8 cơ sở hạt nhân của Iran nằm rải rác trên khắp lãnh thổ và thường khi là ở dưới hầm sâu.
Thứ hai là có thể tạo hiệu ứng ngược, trái với mong muốn. Chuyên gia Pháp Pascal Boniface, giám đốc Viện quan hệ quốc tế và chiến lược (IRIS) giải thích là một cuộc tấn công của Israel sẽ vô tình giúp cho ban lãnh đạo Iran đang bị dân chúng oán ghét, có cơ hội mượn danh nghĩa bảo vệ quốc gia để củng cố quyền lực.
Trong tình thế phức tạp này, nhận định của Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé có lẽ hữu lý nhất. Hoàn toàn bác bỏ giải pháp vũ lực, nhưng ông tuyên bố rằng, nguy cơ chiến tranh rất có thể sẽ làm cho Trung Quốc và Nga phải suy nghĩ và cân nhắc lợi hại và cuối cùng nên « liên kết » với Tây phương để buộc Iran phải từ bỏ tham vọng hạt nhân.
Để tìm hiểu thêm về cuộc khủng hoảng này và tình thế có chín muồi cho một cuộc can thiệp quân sự hay không, RFI đặt câu hỏi với giáo sư chính trị quốc tế Nguyễn Mạnh Hùng, đại học George Mason, Hoa Kỳ.
Theo bản báo này thì « Iran đã phát triển một loại bom riêng và đã thử nghiệm với ngòi nổ ».
Để mở cánh cửa đàm phán, AIEA không gọi đích danh chuyên gia nước nào đã giúp Iran trong việc nghiên cứu bom. Cơ quan để cho các « thông tin rò rỉ » nói đến chuyên gia Nga và Bắc Triều Tiên.
Trên thực tế, cách nay hơn một năm, tình báo Tây phương đã nhận được tài liệu quý giá từ tay một chuyên gia vật lý hạt nhân của Iran đào thoát và đã phát hiện nhiều ngòi nổ trong một kiện hàng xuất khẩu trên chuyến tàu biển đi từ Bắc Triều Tiên sang Iran.
Từ năm năm qua, Liên Hiệp Quốc đã 4 lần ra nghị quyết trừng phạt Iran : Ngăn cấm mua vũ khí và linh kiện tinh lọc uranium, giới hạn hoạt động các ngân hàng thương mại của Iran làm cho Teheran bị thiệt hại khoảng 60 tỷ đôla mỗi năm.
Lần này, Tây phương muốn « đánh mạnh hơn » với mục tiêu phong tỏa xuất khẩu dầu hỏa và hoạt động của ngân hàng quốc gia Iran.
Vấn đề là làm sao thuyết phục Nga và Trung Quốc không dùng quyền phủ quyết. Bắc Kinh và Matxcơva đã lên tiếng tức khắc phản đối các biện pháp tăng cường cấm vận. Tây phương đã tiên liệu trường hợp này và chắc chắn sẽ đơn phương hành động ngoài khuôn khổ của Liên Hiệp Quốc.
Thế nhưng , ván cờ Trung Đông còn có một tác nhân khác là Israel. Bị giới lãnh đạo Teheran nhiều lần đe dọa « xóa tên nhà nước Do Thái trên bản đồ quốc tế », liệu Israel có án binh bất động hay không ? Tổng thống Iran Ahmadinejad, giáo chủ Ali Khamenei khẳng định là Israel sẽ đánh Iran và cảnh báo là sẽ « phản ứng bằng sức mạnh ».
Phía Do Thái, thủ tướng Netanyahu kêu gọi quốc tế «phải chận đứng tham vọng nguyên tử » của Iran. Tuần trước, tổng thống Simon Peres thẩm định là « giải pháp quân sự gần hơn là giải pháp ngoại giao ».
Cho rằng các biện pháp cấm vận kinh tế không mang lại kết quả, Israel chuẩn bị giải pháp quân sự. Một phi đội 14 chiếc F16 vừa tập huấn xong một chương trình tấn công « đường xa ». Tel Aviv còn cố ý tiết lộ vụ thử nghiệm thành công tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu từ 4500 km đến 7000 km. Tuy nhiên, giải pháp quân sự đụng phải một số trở ngại chiến thuật vì 8 cơ sở hạt nhân của Iran nằm rải rác trên khắp lãnh thổ và thường khi là ở dưới hầm sâu.
Thứ hai là có thể tạo hiệu ứng ngược, trái với mong muốn. Chuyên gia Pháp Pascal Boniface, giám đốc Viện quan hệ quốc tế và chiến lược (IRIS) giải thích là một cuộc tấn công của Israel sẽ vô tình giúp cho ban lãnh đạo Iran đang bị dân chúng oán ghét, có cơ hội mượn danh nghĩa bảo vệ quốc gia để củng cố quyền lực.
Trong tình thế phức tạp này, nhận định của Ngoại trưởng Pháp Alain Juppé có lẽ hữu lý nhất. Hoàn toàn bác bỏ giải pháp vũ lực, nhưng ông tuyên bố rằng, nguy cơ chiến tranh rất có thể sẽ làm cho Trung Quốc và Nga phải suy nghĩ và cân nhắc lợi hại và cuối cùng nên « liên kết » với Tây phương để buộc Iran phải từ bỏ tham vọng hạt nhân.
Để tìm hiểu thêm về cuộc khủng hoảng này và tình thế có chín muồi cho một cuộc can thiệp quân sự hay không, RFI đặt câu hỏi với giáo sư chính trị quốc tế Nguyễn Mạnh Hùng, đại học George Mason, Hoa Kỳ.
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20111110-tham-vong-hat-nhan-cua-iran-hai-giai-phap-don-phuong-trung-phat
Geen opmerkingen:
Een reactie posten