dinsdag 22 november 2011

10.000 tỷ đồng thất thoát sau thu hoạch lúa gạo

Nam Nguyên, phóng viên RFA
2011-11-21
Vựa lúa xuất khẩu đồng bằng sông Cửu Long bị thất thoát sau thu hoạch mỗi năm gần 14% sản lượng lúa, trị giá hơn 10.000 tỷ đồng.
RFA
Mùa gặt ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.2010

Nam Nguyên tìm hiểu nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này qua ý kiến chuyên gia.
- Nhà khoa học đưa ra ước tính thất thoát sau thu hoạch ở đồng bằng sông Cửu Long làm nhiều người giật mình là TS Phạm Văn Tấn, Phó giám đốc Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch trụ sở tại TP.HCM:
“Thất thoát 13,7% nhân cho 21 triệu tấn trong một năm riêng ở đồng bằng sông Cửu Long. Cái đó chỉ tính thất thoát về lượng thôi, còn nếu tính toán cả về chất thì nó lên tới khoảng 22,6%.”

Nguyên nhân thất thoát sau thu họach

Theo lời TS Phạm Văn Tấn nói với chúng tôi thì thất thoát sau thu họach ở Việt Nam đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long hiện nay chiếm 13,7% ở tất cả các khâu từ thu hoạch đến khâu sấy, khâu bảo quản và khâu xay xát. Nhưng trong tất cả các khâu đó thì khâu sấy và khâu bảo quản là hai khâu yếu nhất và tổn thất sau thu hoạch ở hai khâu là lớn nhất. Bởi vì nếu khâu sấy và khâu bảo quản không tốt thì chất lượng của lúa sẽ giảm rất nhanh và nó làm cho khâu xay xát bị tổn thất rất nhiều, độ thu hồi gạo trắng và gạo nguyên giảm rất lớn.
Vị chuyên gia về công nghệ sau thu hoạch đề cập tới những nguyên nhân làm cho giá trị hạt gạo xuất khẩu của Việt Nam bị giảm nhiều so với đối thủ Thái Lan. Theo đó, sự tổn thất gồm nhiều nguyên nhân khác nhau,
Lúa được phơi cho khô trước khi đóng bao bì. AFP
Lúa được phơi cho khô trước khi đóng bao bì. AFP
cả nguyên nhân về công nghệ cả nguyên nhân về thiết bị và cả nguyên nhân về quản lý.
khâu sấy và khâu bảo quản là hai khâu yếu nhất và tổn thất sau thu hoạch ở hai khâu là lớn nhất. Bởi vì nếu khâu sấy và khâu bảo quản không tốt thì chất lượng của lúa sẽ giảm rất nhanh và nó làm cho khâu xay xát bị tổn thất rất nhiều, độ thu hồi gạo trắng và gạo nguyên giảm rất lớn.
Tức là Việt Nam chưa có công nghệ tốt và thiết bị thì thiếu rất nhiều, nhất là khâu sấy và bảo quản, vừa thiếu lại vừa không phù hợp. Còn về khâu quản lý hiện nay thì trong chuỗi cung ứng lúa gạo có nhiều đối tác tham gia làm cho chuỗi cung ứng rất là dài. Và mặc dù nó dài nhưng quản lý chất lượng ở trong từng khâu lại không chặt chẽ thành ra đó là nguyên nhân làm cho chất lượng lúa gạo Việt Nam giảm.
Vẫn theo TS Phạm Văn Tấn, công nghệ của Việt Nam không được sắp xếp theo trình tự hợp lý. Đồng bằng sông Cửu Long do thiếu thiết bị làm khô, nên sau khi thu hoạch về lúa còn độ ẩm 17%-18% là người ta xay xát rồi. Khi xay xát ở độ ẩm cao như thế hạt lúa hạt gạo không đủ cứng nên bị gẫy vỡ rất nhiều. Sau khi xay xát rồi độ ẩm của gạo chừng 15%-15,5% thì người ta mới sấy gạo để cho nó khô lại. TS Phạm Văn Tấn nhấn mạnh:
“Cái đó gọi là qui trình ngược, lý ra là lúa sau khi thu hoạch về phải sấy khô đến 14% rồi xay xát lúc đó hạt lúa đủ cứng để nó chịu tác động cơ học trong quá trình xay xát thì nó ít bị gãy vỡ hơn, nhưng mà ở đồng bằng sông Cửu Long thì lại làm ngược lại. Thành ra độ thu hồi gạo trắng và gạo nguyên của nó thấp hơn so với bình thường. Bình thường độ thu hồi gạo nguyên khoảng 67%-68% nhưng ở đồng bằng sông Cửu Long thu hồi gạo trắng khoảng trên 60% thôi như thế đã mất từ 4% tới 6%.”
Nông dân đồng bằng sông Cửu Long nói với chúng tôi, họ bán lúa ướt ngay tại chân ruộng cho thương lái, những người trung gian này sẽ chở lúa tới lò sấy và sau đó sẽ bán lúa khô cho doanh nghiệp xay xát, doanh nghiệp xay xát là nhà cung ứng sau cùng cho các doanh nghiệp xuất khẩu:
lý ra là lúa sau khi thu hoạch về phải sấy khô đến 14% rồi xay xát lúc đó hạt lúa đủ cứng để nó chịu tác động cơ học trong quá trình xay xát thì nó ít bị gãy vỡ hơn, nhưng mà ở đồng bằng sông Cửu Long thì lại làm ngược lại. Thành ra độ thu hồi gạo trắng và gạo nguyên của nó thấp hơn
Lúa được phơi khô trước khi cho vào bao bì. RFA
Lúa được phơi khô trước khi cho vào bao bì. RFA
“Thương lái mua nó ‘ngợi’ hơn mình, nó đổ xá lên ghe không vô bao khi tới lò sấy có máy hút tự động rút lúa lên đổ lên lò, đỡ được đầu chi phí đó thay vì nông dân vô bao tới đó thì công nhân bốc lên. Lò sấy có bồn chứa hỗn hợp chất đốt với trấu. Cánh quạt chĩa vào bồn chứa bên trong chia theo nhiều cửa sổ thông với bồn chứa lúa, khi để tờ giấy trên lò chứa lúa, tờ giấy bay lơ lửng thì là lò sấy đạt yêu cầu. Nếu mình muốn độ ẩm thấp 14% thì chi phí cao. Theo thị trường sấy 14% là lúa để giống, còn bán cho hàng xáo thì 15%-16%.”

Cải tổ cấp bách khâu sấy và khâu bảo quản

Hiện nay cơ giới hóa trong khâu làm đất, thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp đang được phát triển nhanh ở đồng bằng sông Cửu Long. Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Phạm Văn Tấn đề xuất ý kiến về nhu cầu cải tổ cấp bách, theo đó việc cần làm gấp là khâu sấy và khâu bảo quản, Ông nói:
“Hiện nay ở đồng bằng sông Cửu Long người ta áp dụng phương pháp gọi là gieo sạ đồng loạt để né rầy. Tức là phải gieo sạ đồng loạt để thu hoạch đồng loạt để tránh giai đoạn rày nâu phát triển, nếu mà thu hoạch đồng loạt thì một mùa thu hoạch như thế lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long lên tới 6 tới 7 triệu tấn lúa, mà thời gian thu hoạch kéo dài từ 10 tới 15 ngày thôi. Trong thời gian này phải có đủ lò sấy để làm khô từ 6 tới 7 triệu tấn lúa, áp lực máy sấy rất lớn, hiện nay mình không có đủ máy sấy để làm khô. Đó là khâu nan giải nhất.”
lượng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long lên tới 6 tới 7 triệu tấn lúa, mà thời gian thu hoạch kéo dài từ 10 tới 15 ngày thôi. Trong thời gian này phải có đủ lò sấy để làm khô từ 6 tới 7 triệu tấn lúa, áp lực máy sấy rất lớn, hiện nay mình không có đủ máy sấy để làm khô.
TS Phạm Văn Tấn
TS Phạm Văn Tấn cũng đề xuất là cần đẩy mạnh chương trình 4 triệu tấn kho ở đồng bằng sông Cửu Long vì hiện nay khu vực này chỉ có tổng sức chứa khoảng 1,5 triệu tấn lúa gạo. Được biết năm 2011 đồng bằng sông Cửu Long dự kiến sản lượng lúa thu hoạch trọn năm là 23 triệu tấn nhiều hơn năm trước khoảng 2 triệu tấn. Khu vực này cung cấp hầu hết tổng lượng gạo xuất khẩu hàng năm trên dưới 7 triệu tấn của Việt Nam.
Hệ thống silo chứa và bảo quản lúa gạo. Cơ khí Hông Châu. Source cokhihongchau.
Hệ thống silo chứa và bảo quản lúa gạo. Cơ khí Hông Châu. Source cokhihongchau.
Một điểm quan trọng nữa được TS Phạm Văn Tấn đề xuất đó là để có thể sản xuất lúa một cách bền vững và chất lượng ổn định, lúa hè thu cũng bằng lúa đông xuân thì phải có những cụm dịch vụ lúa gạo có nhà máy xay xát có máy sấy, kho tồn trữ.
Ngoài ra, những nơi này cũng phải xây dựng được những vùng nguyên liệu, tức là phải liên kết với nông dân ký hợp đồng bao tiêu với nông dân để những nơi này làm chủ nguyên liệu. Kèm theo giải pháp về công nghệ về quản lý thì Nhà nước cũng phải có các giải pháp hỗ trợ.
Nhà nước cần có chính sách khuyến khích liên kết 4 nhà, liên kết giữa Nhà nước các nhà khoa học các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu gạo và người nông dân, làm cho mối liên kết này gắn chặt mật thiết.
TS Phạm Văn Tấn
Nhà nước phải có chính sách khuyến khích thí dụ cho mượn vốn để đầu tư không lãi suất trong vòng 3 năm, hoặc là hỗ trợ chi phí đầu tư trong vòng 3 năm thì doanh nghiệp mới có động cơ cải tiến lại hệ thống thiết bị và công nghệ.
Sau cùng theo lời TS Phạm Văn Tấn, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích liên kết 4 nhà, liên kết giữa Nhà nước các nhà khoa học các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu gạo và người nông dân, làm cho mối liên kết này gắn chặt mật thiết.
Quan trọng hơn cả, để cho mối liên kết này thực sự bền vững thì lợi nhuận cũng phải chia sẻ đồng đều hơn, hiện nay người nông dân rất thiệt thòi so với các đối tác khác trong chuỗi cung ứng.

Theo dòng thời sự:

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/pos-harvst-los-of-rice-ovr-1000bi-11212011081037.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten