Ảnh chỉ mang tính phỏng minh họa
Nói đến hoạt động săn bắt bất lương, tức là những kẻ phạm pháp, giao nộp cho nhà chức trách để lấy tiền thưởng, người ta nghĩ ngay đến những tay súng cừ khôi trong các phim cao bồi Western của Mỹ, đi truy lùng những người xuất hiện trên các tờ cáo thị tầm nã ‘wanted’, được dán khắp nơi. Vậy mà giờ đây, đó lại là một nghề mới của cácbà nội trợ ở Hàn Quốc.
Nhưng không phải chỉ có các đấng mày râu, và cũng không chỉ có trong phim ảnh, hay trong những trường hợp ly kỳ truy tầm bắt những kẻ khủng bố được treo giải thưởng, mà ‘nghề’ này đang trở thành ‘phố biến ‘ tại Hàn Quốc, với các thợ săn là ...phụ nữ ! Và phần đông là những bà nội trợ trung niên.
Con mồi của họ dĩ nhiên cũng là những kẻ phạm pháp, không thuộc loại sừng sỏ, chỉ vặt vãnh thôi, nhưng hành vi ‘phạm pháp’ ảnh hưởng không ít đến đời sống của họ. Việc săn mồi này thực hiện ra sao ? Jung Ha-Won, nhà báo Hàn Quốc, làm việc cho hãng tin AFP, đã theo gót một người, bà Jennifer Chung, 54 tuổi, ở Seoul. Mỗi sáng sau khi chồng đi làm con đi học, bà Chung bắt đi tìm’ mồi’, tố cáo nhũng hành vi phạm pháp... và lãnh thưởng.
Bà Chung đặc biệt nhắm vào các trường dậy tư, nhà hàng, phòng uốn tóc, sửa sắc đẹp. Bà giải thích là nhiều trường đòi giá học phí quá cao, cao hơn mức mà nhà nước ấn định, nhà hàng phạm luật khi không nêu xuất xứ sản phẩm trên thực đơn, còn phòng sửa sắc đẹp đôi khi có những dịch vụ không được phép, vì mang tính chất giải phẩu.
Những điều này không đúng với luật hiện hành, nhưng tố cáo thì phải có bằng chứng. Như một nhà do thám hiện đại, bà luôn có một chiếc camera thu hình đặt trong túi xách có một lỗ thủng nhỏ. Bà đóng vai khách hàng đến các nơi nói trên thu âm thu hình và gởi bằng chứng đến những cơ quan hữu trách. Những tháng ‘được mùa’ bà nhận đến 2 triệu won tiền thưởng (hơn 1200 euro).
Theo nhà báo Jung Ha-won những nhà trừ gian này thường là những bà nội trợ trung niên khoảng tuổi 40 - 60. Số liệu những người lao vào việc này là bao nhiều, thì hiện chưa được xác định nhưng có lẻ không phải là ít, vì đã xuất hiện những trường chuyên nghiệp đào tạo họ. Vì không phải ngày một hai mà có thể trở thành người ‘lành nghề’ như bà Chung. Bà đã qua một khoá đào tạo : rình mò, quay phim như thế nào, phản ứng ra sao khi bị nghi ngờ, bị lộ tẩy. Như bà Chung giải thích có khi bà phải tạm trốn vào nhà vệ sinh một trường học ban tối, đợi lúc thuận lợi để ra tay, lấy bằng chứng là trường phạm pháp vì dậy quá giờ quy định.
Ông Moon Seung - OK, một giám đốc loại trường đào tạo này, trường Mismiz, cho đạy là một việc làm thu hút nhiều người và họ xem như là công việc chính. Hiện nay có hai quan điểm đối chọi nhau về nghề mới này của các bà nội trợ Hàn Quốc. Những người chống đối cho là những kẻ săn mồi này không có lương tâm, tấn công vào những ‘kẻ yếu’ như những công ty nhỏ đang gặp khó khăn, gây nhiều thiệt hại : nhiều trường học tư đã phải đóng cửa vì những mách lẻo được thưởng này. Theo giáo sư Oh Chang- Soo, đại học Jeju việc làm này tạo tình hình đáng ngại vì nó không khuyến khích ý thức công dân hay ý thức pháp luật. Những người săn mồi này theo vị giáo sư thường gài bẫy và chờ con mồi của họ phạm luật. Làm như thế chỉ gây sự ghi ngờ lẫn nhau.
Những người tán đồng thì cho là những kẻ phạm pháp phải bị trừng trị. Không thể để cho những kiếm tiền bằng cách bẻ cong luật pháp, lừa gạt người khác tiếp tục ung dung làm giàu. Phạm luật thì phải bị vạch mặt chỉ tên. Theo ông Moon Seung - OK, giám đốc trường đào tạo những nhà thám tử này thì đây là một việc làm có ích cho xã hội và được.. thưởng công. Ông thường hay khuyên những ‘học sinh ‘ của ông phải can đảm, không nản chí trước những lời chỉ trích.
Tuy nhiên nếu nhìn danh sách những hành vi liệt vào trái luật và dễ bị tố cáo, người ta cũng có thể nghĩ là bị rình mò xách nhiễu : danh sách của ông Moon Seung - OK bao gồm những hành vi từ mãi dâm, gian lận tiền nong trong bảo hiểm cho đến rác rưởi bỏ không đúng thùng hay tàn thuốc lá vứt ngoài đường.
Nhưng mồi béo bở nhất là nhũng lớp dậy tư ban đêm. Phụ huynh học sinh Hàn Quốc với nổ ám ảnh thành công trong học vấn luôn thúc con em mình đi học đến kiệt sức. Các trường có lớp dậy tối phải theo những quy định khá khắt khe, từ giờ dậy không được quá khuya cho đến học phí. Và thường khi các trường đều phạm quy tắc.
Bộ giáo dục Hàn Quốc cho biết là đã chi tổng cộng là 3, 4 tỷ won tiền thưởng cho những người tố cáo các sai trái từ khi hình thức tố cáo và thưởng này đươc thông qua vào tháng 7/2009.
http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20111027-san-bat-ke-bat-luong-nghe-moi-cua-cac-ba-noi-tro-han-quoc
Con mồi của họ dĩ nhiên cũng là những kẻ phạm pháp, không thuộc loại sừng sỏ, chỉ vặt vãnh thôi, nhưng hành vi ‘phạm pháp’ ảnh hưởng không ít đến đời sống của họ. Việc săn mồi này thực hiện ra sao ? Jung Ha-Won, nhà báo Hàn Quốc, làm việc cho hãng tin AFP, đã theo gót một người, bà Jennifer Chung, 54 tuổi, ở Seoul. Mỗi sáng sau khi chồng đi làm con đi học, bà Chung bắt đi tìm’ mồi’, tố cáo nhũng hành vi phạm pháp... và lãnh thưởng.
Bà Chung đặc biệt nhắm vào các trường dậy tư, nhà hàng, phòng uốn tóc, sửa sắc đẹp. Bà giải thích là nhiều trường đòi giá học phí quá cao, cao hơn mức mà nhà nước ấn định, nhà hàng phạm luật khi không nêu xuất xứ sản phẩm trên thực đơn, còn phòng sửa sắc đẹp đôi khi có những dịch vụ không được phép, vì mang tính chất giải phẩu.
Những điều này không đúng với luật hiện hành, nhưng tố cáo thì phải có bằng chứng. Như một nhà do thám hiện đại, bà luôn có một chiếc camera thu hình đặt trong túi xách có một lỗ thủng nhỏ. Bà đóng vai khách hàng đến các nơi nói trên thu âm thu hình và gởi bằng chứng đến những cơ quan hữu trách. Những tháng ‘được mùa’ bà nhận đến 2 triệu won tiền thưởng (hơn 1200 euro).
Theo nhà báo Jung Ha-won những nhà trừ gian này thường là những bà nội trợ trung niên khoảng tuổi 40 - 60. Số liệu những người lao vào việc này là bao nhiều, thì hiện chưa được xác định nhưng có lẻ không phải là ít, vì đã xuất hiện những trường chuyên nghiệp đào tạo họ. Vì không phải ngày một hai mà có thể trở thành người ‘lành nghề’ như bà Chung. Bà đã qua một khoá đào tạo : rình mò, quay phim như thế nào, phản ứng ra sao khi bị nghi ngờ, bị lộ tẩy. Như bà Chung giải thích có khi bà phải tạm trốn vào nhà vệ sinh một trường học ban tối, đợi lúc thuận lợi để ra tay, lấy bằng chứng là trường phạm pháp vì dậy quá giờ quy định.
Ông Moon Seung - OK, một giám đốc loại trường đào tạo này, trường Mismiz, cho đạy là một việc làm thu hút nhiều người và họ xem như là công việc chính. Hiện nay có hai quan điểm đối chọi nhau về nghề mới này của các bà nội trợ Hàn Quốc. Những người chống đối cho là những kẻ săn mồi này không có lương tâm, tấn công vào những ‘kẻ yếu’ như những công ty nhỏ đang gặp khó khăn, gây nhiều thiệt hại : nhiều trường học tư đã phải đóng cửa vì những mách lẻo được thưởng này. Theo giáo sư Oh Chang- Soo, đại học Jeju việc làm này tạo tình hình đáng ngại vì nó không khuyến khích ý thức công dân hay ý thức pháp luật. Những người săn mồi này theo vị giáo sư thường gài bẫy và chờ con mồi của họ phạm luật. Làm như thế chỉ gây sự ghi ngờ lẫn nhau.
Những người tán đồng thì cho là những kẻ phạm pháp phải bị trừng trị. Không thể để cho những kiếm tiền bằng cách bẻ cong luật pháp, lừa gạt người khác tiếp tục ung dung làm giàu. Phạm luật thì phải bị vạch mặt chỉ tên. Theo ông Moon Seung - OK, giám đốc trường đào tạo những nhà thám tử này thì đây là một việc làm có ích cho xã hội và được.. thưởng công. Ông thường hay khuyên những ‘học sinh ‘ của ông phải can đảm, không nản chí trước những lời chỉ trích.
Tuy nhiên nếu nhìn danh sách những hành vi liệt vào trái luật và dễ bị tố cáo, người ta cũng có thể nghĩ là bị rình mò xách nhiễu : danh sách của ông Moon Seung - OK bao gồm những hành vi từ mãi dâm, gian lận tiền nong trong bảo hiểm cho đến rác rưởi bỏ không đúng thùng hay tàn thuốc lá vứt ngoài đường.
Nhưng mồi béo bở nhất là nhũng lớp dậy tư ban đêm. Phụ huynh học sinh Hàn Quốc với nổ ám ảnh thành công trong học vấn luôn thúc con em mình đi học đến kiệt sức. Các trường có lớp dậy tối phải theo những quy định khá khắt khe, từ giờ dậy không được quá khuya cho đến học phí. Và thường khi các trường đều phạm quy tắc.
Bộ giáo dục Hàn Quốc cho biết là đã chi tổng cộng là 3, 4 tỷ won tiền thưởng cho những người tố cáo các sai trái từ khi hình thức tố cáo và thưởng này đươc thông qua vào tháng 7/2009.
http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20111027-san-bat-ke-bat-luong-nghe-moi-cua-cac-ba-noi-tro-han-quoc
Geen opmerkingen:
Een reactie posten