Rượu vang sản xuất tại Trung Quốc
Reuters
Sau quần áo, xắc tay sang trọng và linh kiện điện tử đến lượt rượu vang của Pháp bị Trung Quốc làm giả. Nạn nhân là những nhãn hiệu danh tiếng của rượu Bordeaux mà từ hai năm nay là thức uống thời thượng của tầng lớp nhà giàu mới ở Hoa lục. Nhưng « kẻ cắp gặp bà già », cảnh sát điều tra của Pháp có cách phát hiện hàng nhái một cách dễ dàng, chỉ có dân Trung Quốc là phải bỏ hàng ngàn đôla để uống nước nho lên men pha đường.
Đối với 60 triệu nhà giàu mới tại Trung Quốc thì uống « rượu tây » là biểu hiểu của sự thành công và lịch lãm. Theo một nhà điều tra Pháp, thì trong năm qua số lượng rượu Bordeaux xuất khẩu trực tiếp sang Trung Quốc tăng gấp đôi so với 2009.
Giới « đại gia » sẵn sàng bỏ ra từ vài trăm, thậm chí hàng ngàn đôla để khui một chai Bordeaux danh tiếng.
Bắt mạch biết thành phần thích phô trương này không phân biệt được rượu ngon rượu dở, gian thương Trung Quốc thừa cơ lạm dụng tận tình.
Cũng theo các nhà điều tra Pháp thì để làm một chai rượu giả, gian thương mua vỏ chai thật, dán nhãn cóp bằng kỹ thuật vi tính, sau đó bơm rượu rẻ tiền, đóng nút và cứ thế mà tung ra thị trường.
Tại Trung Quốc, giới sành điệu rỉ tai nhau hiệu Bordeaux Château-Lafite năm 1982 là loại « xịn nhất ». Giá của một số chai rượu vang này lên đến 8 500 đôla, cao gấp 10 năm lương của một công nhân có tay nghề.
Romain Vandevoorde, một nhà nhập cảng rượu vang Pháp tại Bắc Kinh cho biết « số chai rượu Lafite 1982 trên thị trường Trung Quốc nhiều hơn là số chai sản xuất tại Pháp ».
Theo một viên chức hải quan của Pháp, sở dĩ nạn làm rượu giả tại Trung Quốc nẩy nở một phần là do người tiêu thụ kém hiểu biết. Ngày nào mà dân dùng rượu phân biệt được thế nào là rượu ngon rượu dở thì lúc đó công việc bài trừ nạn đánh cắp nhãn hiệu sẽ tiến một bước dài.
Tuy nhiên nếu « vỏ quýt dày sẽ gặp móng tay nhọn », cơ quan Pháp chống rượu giả, rượu pha trộn có một vũ khí rất giản dị và hiệu quả. Đây là công việc của một trung tâm hóa học nằm ở ngoại ô thành phố Bordeaux với khoảng 50 nhân viên chuyên về an toàn thực phẩm và đặc biệt là chống rượu không đúng nhãn hiệu.
Giám đốc Bernard Médina tuyên bố với báo chí một cách bông đùa : công việc của chúng tôi rất giản dị : mỗi năm vào mùa hái nho, hàng ngàn ký lô nho từ khắp vùng miền Tây nước Pháp được gởi về trung tâm này để được lên men và phân loại làm « mẫu dữ kiện căn bản ».
Do vậy bất cứ một hình thức làm giả nào cũng không thoát khỏi bửu bối trong kho trữ liệu càng ngày càng dồi dào.
Mỗi năm Viện phân tích chất lượng nhận khoảng 3 000 chai rượu Pháp cũng như từ nước ngoài gởi về xin phân chất.
Giới « đại gia » sẵn sàng bỏ ra từ vài trăm, thậm chí hàng ngàn đôla để khui một chai Bordeaux danh tiếng.
Bắt mạch biết thành phần thích phô trương này không phân biệt được rượu ngon rượu dở, gian thương Trung Quốc thừa cơ lạm dụng tận tình.
Cũng theo các nhà điều tra Pháp thì để làm một chai rượu giả, gian thương mua vỏ chai thật, dán nhãn cóp bằng kỹ thuật vi tính, sau đó bơm rượu rẻ tiền, đóng nút và cứ thế mà tung ra thị trường.
Tại Trung Quốc, giới sành điệu rỉ tai nhau hiệu Bordeaux Château-Lafite năm 1982 là loại « xịn nhất ». Giá của một số chai rượu vang này lên đến 8 500 đôla, cao gấp 10 năm lương của một công nhân có tay nghề.
Romain Vandevoorde, một nhà nhập cảng rượu vang Pháp tại Bắc Kinh cho biết « số chai rượu Lafite 1982 trên thị trường Trung Quốc nhiều hơn là số chai sản xuất tại Pháp ».
Theo một viên chức hải quan của Pháp, sở dĩ nạn làm rượu giả tại Trung Quốc nẩy nở một phần là do người tiêu thụ kém hiểu biết. Ngày nào mà dân dùng rượu phân biệt được thế nào là rượu ngon rượu dở thì lúc đó công việc bài trừ nạn đánh cắp nhãn hiệu sẽ tiến một bước dài.
Tuy nhiên nếu « vỏ quýt dày sẽ gặp móng tay nhọn », cơ quan Pháp chống rượu giả, rượu pha trộn có một vũ khí rất giản dị và hiệu quả. Đây là công việc của một trung tâm hóa học nằm ở ngoại ô thành phố Bordeaux với khoảng 50 nhân viên chuyên về an toàn thực phẩm và đặc biệt là chống rượu không đúng nhãn hiệu.
Giám đốc Bernard Médina tuyên bố với báo chí một cách bông đùa : công việc của chúng tôi rất giản dị : mỗi năm vào mùa hái nho, hàng ngàn ký lô nho từ khắp vùng miền Tây nước Pháp được gởi về trung tâm này để được lên men và phân loại làm « mẫu dữ kiện căn bản ».
Do vậy bất cứ một hình thức làm giả nào cũng không thoát khỏi bửu bối trong kho trữ liệu càng ngày càng dồi dào.
Mỗi năm Viện phân tích chất lượng nhận khoảng 3 000 chai rượu Pháp cũng như từ nước ngoài gởi về xin phân chất.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten