Hương vị đồ ăn 'không được bảo hộ bản quyền'
Hương vị đồ ăn không thể được bảo hộ bản quyền, cơ quan pháp lý cao nhất của Liên minh châu Âu đã phán quyết trong một trường hợp liên quan đến loại phô mai của Hà Lan.
Tòa án Công lý châu Âu nói rằng hương vị đồ ăn quá ''chủ quan và thường thay đổi'' để có thể đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ bản quyền.Tòa được yêu cầu phán quyết trường hợp sản phẩm Heksenkaas, một loại phô mai với thảo dược được sản xuất bởi hãng Levola.
Levola cho rằng một loại phô mai khác có tên Witte Wievenkaas, đã vi phạm bản quyền với loại kem của hãng này.
Hãng này cho rằng Heksenkaas là một sản phẩm đã được bảo hộ bản quyền.
Levola đã đề nghị tòa án Hà Lan yêu cầu Smilde, những nhà sản xuất của Witte Wievenkaas, phải dừng sản xuất và kinh doanh loại phô mai này.
Tòa án Công lý của Liên minh châu Âu được yêu cầu từ tòa án Hà Lan phải phán quyết xem liệu hương vi đồ ăn có thể được bảo hộ bản quyền theo luật Copyright Directive.
Loại pho mai tuyệt vời của Ba Lan
Sô cô la và rau củ: Đồ ăn nào thải nhiều khí CO2 hơn?
Ngồi với bạn khiến ta ăn uống nhiều hơn
Kit Kat, đậu phụ và rượu sâm banh
Theo phán quyết, Tòa án châu Âu cho rằng, để đủ điều kiện bảo hộ bản quyền, hương vị đồ ăn phải có khả năng xếp loại như một ''công việc'' và cần đáp ứng hai tiêu chí, đó là:- Một sáng tạo trí tuệ nguyên bản.
- Hay một ''biểu hiện'' của tính sáng tạo, qua đó sản phẩm ''có thể nhận diện được với độ chính xác và tính khách quan''.
Tòa cho hay hương vị đồ ăn ''về cơ bản được xác định dựa trên cảm giác và trải nghiệm vị giác trong khi hai yếu tố này thường khá chủ quan và thường thay đổi''.
Tuổi tác, sở thích ăn uống và thói quyên tiêu thụ là những ví dụ có thể ảnh hưởng đến người nếm.
''Theo đó, tòa kết luận rằng hương vị đồ ăn không thể được phân loại như một 'công việc' và do vậy không đủ điều kiện cho việc bảo hộ bản quyền.''
Văn hoá các nước qua bữa ăn trưa
Lươn con: món ăn nhạt nhẽo có giá ngàn euro
Kỳ lạ người Nhật ăn Giáng Sinh với gà rán KFC
Tại sao ta ghiền món ăn cay?
Heksenkaas ban đầu được tạo nên từ một nhà sản xuất rau người Hà Lan năm 2007 và sau đó được bán cho Levola vào năm 2011.
Smilde bắt đầu sản xuất Witte Wievenkaas vào năm 2014 cho một chuỗi siêu thị Hà Lan.
Đây không phải là lần đầu tiên Tòa án Công lý châu Âu phải ra phán quyết về thực phẩm và đồ uống.
- Vào tháng 7 năm 2018, tòa cho rằng sản phẩm Kit Kat không xứng đáng với việc bảo hộ, kéo theo một trận chiến pháp lý lâu dài của Nestle trong việc đăng ký nhãn hiệu cho thanh sô cô la này.
- Vào tháng 6/2017, tòa phán quyết các thực phẩm thực vật chẳng hạn như đậu phụ không thể dán nhãn các điều khoản giống như sữa động vật.
- Vào tháng 12/ 2017, tòa phản đối một nhóm vận động hành lang rượu Champagne, nói rằng một cửa hàng giảm giá của Đức có thể dán nhãn sản phẩm Champagner Sorbet vì nó có chứa 12% rượu sâm banh.
Tin liên quan
- Sa-kê, loài quả dẫn đến cuộc binh biến huyền thoại
- Đi đâu, ăn gì, nếu bạn chỉ có vài ngày ở Jakarta?
- Người Iceland sinh tồn bằng xác động vật thối rữa
https://www.bbc.com/vietnamese/business-46195580
Geen opmerkingen:
Een reactie posten