8 bí mật của trái cây Trung quốc mà chỉ dân buôn mới biết
Saturday, 08/04/2017 13:58
Thời gian vừa qua chắc chắn các chị em đều nghe và hoảng sợ vì hàng trung quốc rẻ bèo- hàng độc hại,…nhưng các chị em có biết lý do vì sao hàng TQ lại vào VN nhiều và rẻ đến vậy chưa? Có biết vì sao hàng TQ lại đẹp -bền -giống hàng việt và hàng ngoại thế chưa? Bài này sẽ phân tích những điều đó.
Ảnh minh họa
1. Vì sao trái cây Trung Quốc tồn tại ngày này qua tháng nọ mà đa dạng phong phú không ai lường trước được?Trái cây Trung Quốc vào VN và được bán dưới nhiều hình thức nên người ta không thể né được. Chẳng hạn như
_Thứ 1. Trái cây Trung quốc núp bóng trái Việt Nam
Hết xoài tí hon đến “dưa hoàng kim miền Tây”, “mận giòn Hà Nội”, “mận tím Sa Pa”, “nhãn lồng Hưng Yên”, vải thiều, Cam Canh…
_Thứ 2.Trái cây Trung Quốc đội lốt hàng ngoại. Điển hình là cherry nè, nho đen không hạt, quýt, lựu, táo, cam Mỹ, Kiwi Newzealand,….
2. Vì sao trái cây Trung Quốc có kích thước đều và đẹp đến vậy?
Theo kinh nghiệm của những người bán trái cây lâu năm ở Huế, những loại trái cây của Trung Quốc do được sử dụng nhiều chất kích thích nên có kích thước đều. Và họ còn bật mí thêm là trái cây Trung Quốc được tẩm hóa chất công phu nên hoa quả có độ láng bóng, đẹp, bắt mắt, thời gian lưu trữ lâu từ 3-7 ngày ở nhiệt độ bình thường. Cao hơn cả những hoa quả bình thường.
Lấy ví dụ từ quả cherry đi. Trong 1 thử nghiệm, người ta ra siêu thị ở mỹ mua 3 ký cherry gói giấy báo cẩn thận và gửi về VN. Về VN tầm 1-2 ngày, bỏ trong tủ lạnh vài ngày nữa mở ra thì thấy cherry cuống đã rụng và da nhăn. Vậy thì cherry hàng Mỹ 100% không có hóa chất thì rất dễ héo, nhưng hàng bán ngoài đường trưng phơi nắng gắt,thậm chí để tới mấy ngày mà vẫn tươi thì dĩ nhiên là hóa chất chắc rồi.
3. Trái cây TQ lúc là trái thật lúc là trái giả
Chắc mọi người còn nhớ vể vụ trái xoài giả nhỉ. Loại xoài tí hon màu vàng vàng. Sự kiện này rầm rộ luôn vì ban đầu mọi người cứ tin là xoài Việt. Nhưng sau đó lại có người tung clip quả xoài có miếng nhựa, đó là xoài giả làm cho nhiều người hoang mang.
Rồi chưa hết hoang mang thì lại có nhiều bài báo cho thấy clip đó chỉ là giả….Rồi tới sau này khá lâu cơ quan chức năng, các chợ đầu mối khẳng định mỗi ngày có hàng trăm tấn xoài tí hon TQ đổ vào nước ta thì mọi người mới té ngửa lâu nay đã mua nhầm.
Thiệt ra là không thể nào biết được tin nào thật, tin nào giả để mà lường vì ma trận tung ra đủ kiểu.
4.Trái cây Trung quốc luôn đi trước thời đại
Theo thông tin mình đọc được đâu đó từ 1 chủ buôn chia sẻ liên quan vụ nhãn lồng Hưng Yên bị hàng TQ giả bán tràn lan là: “Phải đến đầu tháng 8, nhãn lồng Hưng Yên mới vào vụ thu hoạch nhưng từ đầu tháng 7 vừa qua, nhãn từ TQ gắn mác nhãn lồng nổi tiếng của nước ta đã bán khắp thị trường”.
Phải nói là Trung Quốc rất cao tay, không biết bằng cách nào mà trái cây Việt mình chưa tới mùa thu hoạch nhưng bên đó họ đã có trái cây và tung về VN.
5. Hàng TQ nhập khẩu lời không tưởng
TQ giá nhập về chỉ 1 đồng nhưng bán ra có khi gấp hơn chục lần.
Cụ thể, theo Cục Hải quan tỉnh Lạng Sơn, chỉ tính từ đầu tháng 2 đến hết tháng 7 vừa qua đã có 4.800 tấn xoài từ TQ nhập qua cửa khẩu Tân Thanh. Giá khai báo hải quan mặt hàng này rất rẻ, chỉ 160 USD một tấn.
Với mức giá này, nếu quy đổi theo tỉ giá, mỗi kg xoài nhập từ TQ chỉ khoảng 3.570 đồng. Thế nhưng tại TP.HCM, xoài tí hon TQ núp bóng xoài Việt bán với giá 30.000-40.000 đồng/kg, gấp cả chục lần so với giá nhập khẩu.
Như vậy, tính trên góc độ dân buôn thì cứ mỗi ngày chỉ cần bán 100 ký trừ đi chi phí sẽ lời 2 triệu. Chịu khó nhập bán 1 tuần lễ là đã lời 14 triệu. Sau đó chuyển sang kinh doanh trái khác.
6.Trái cây Trung Quốc làm giả bằng cách phù phép tinh vi từ hình thức cho tới nội dung
Họ mua thùng trái cây TQ về (đặc điểm nhận dạng là thùng có in hình trái cây của Trung Quốc). Họ dán tem lên trái lê, táo, nho, bằng tem Mỹ, Australia, NewZeland… Tôi hỏi họ nói, họ mua bộ tem này ở vựa trái cây chợ đầu mối bán cho và về họ tự dán lên”. Thế là đạt chuẩn về hình thức.
Còn về nội dung, tức là trái cây thì lấy ví dụ điển hình là nho Ninh Thuận đi. Trước đây trái nho TQ nhập vào nước ta rất dễ nhận dạng vì trái nho TQ to, giá rẻ hơn nhiều so với nho thật ở VN. Nhưng hiện nay các chợ nhập về rất nhiều nho của TQ có hình dáng, màu sắc, kích cỡ giống hệt nho Ninh Thuận.
7. Số lượng kinh khủng mà người tiêu dùng không bao giờ đoán được
Thật ra thì cửa khẩu hải quan còn không kiểm soát được, dân buôn có người còn bị lầm tin huống hồ là người tiêu dùng.
Bạn nên biết là trung bình mỗi ngày, chợ đầu mối Thủ Đức và chợ đầu mối Hóc Môn nhập về gần 6.000 tấn rau, củ, trái cây và thịt heo để cung cấp cho người dân thành phố. “Trái cây TQ chủ yếu vào nước ta bằng đường tiểu ngạch, được miễn thuế nên giá rẻ, dễ dàng vào các chợ đầu mối rồi phân tán ra các chợ nhỏ lẻ, tràn khắp thị trường. Cơ quan chức năng không thể đủ lực lượng để lấy mẫu kiểm tra”
8. Lý do nguồn trái Trung Quốc giá vốn quá rẻ
Với đủ các loại khí hậu trải dài khắp đất nước, vì thế nông nghiệp Trung Quốc phát triển khá mạnh.
Vì dụ như dù đang vào mùa đông của các địa phương phía Bắc Trung Quốc tại Bắc Kinh, tính phong phú hay đa dạng về chủng loại của các loại trái cây tại Trung Quốc, lại cộng với nhân lực nhiều, nhân công rẻ, kỹ thuật ,….khiến cho trái cây ở bên đó rẻ.
Nhưng đó chỉ là lý do tích cực và chỉ phù hợp để giải thích cho lý do của những trái cây xuất sang các quốc gia khác trên thế giới. Còn đối với VN thì bởi vì mức sống thấp, nên TQ không coi chúng ta là nguồn thu chính đâu, họ xuất sang các nước kia mà có vấn đề gì thì gom lại chung với những trái cây lỗi hỏng, trái cây loại tệ cấp 3-4, hàng dạt,…tuồn về VN để khỏi phải tiêu hủy, mặt khác là có thêm nguồn thu.
Như vậy, đây chính là 8 hiện tượng của trái cây Trung Quốc mà mình tổng hợp lại để cho mọi người nắm đượctình hình chung như thế. Có 3 điều tôi khuyên:
_Đừng chấp nhận mà hãy tẩy chay hàng rẻ. Trong khi hàng TQ gớm thì mọi người mua ào ào, còn hàng VN thì đang ế dài như Thanh long, dưa hấu Long an,…
_Thứ 2, nếu đã chấp nhận mua ngoài và thích mua giá rẻ thì bắt buộc phải chuẩn bị tâm lý bị ăn phải hàng dỏm và đừng kêu than gì nữa nhé
_Thứ 3, , đừng đổ lỗi cho người bán, người mua cũng có góp phần vào đấy vì có cầu mới có cung mà.
Nguồn: webtretho
http://vntinnhanh.info/8-bi-mat-cua-trai-cay-trung-quoc-ma-chi-dan-buon-moi-biet.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten