maandag 15 augustus 2016

Kỷ niệm Thế Chiến II kết thúc, Nhật và Hàn quốc tỏ ý hòa dịu + thỏa thuận về vấn đề « nô lệ tình dục »

Kỷ niệm Thế Chiến II kết thúc, Tokyo và Seoul tỏ ý hòa dịu

mediaKỷ niệm Thế Chiến II kết thúc, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye kêu gọi 'hướng tới tương lai' với Nhật Bản. Ảnh ngày 15/08/2016.Reuters
Ngày 15/08/2016, Nhật Bản tổ chức kỷ niệm chấm dứt Thế Chiến II tại châu Á-Thái Bình Dương. Cách đây đúng 71 năm, Nhật hoàng Hirohito tuyên bố đầu hàng vô điều kiện chỉ vài ngày sau khi quân đội Hoa Kỳ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki.
Trong buổi lễ tưởng niệm tổ chức tại Tokyo, Nhật hoàng Akihito, con trai Nhật hoàng Hirohito, phát biểu : « Khi nhìn lại quá khứ của đất nước chúng ta và cảm thấy hối hận sâu sắc, tôi chân thành mong rằng không bao giờ còn những trận tàn phá của chiến tranh nữa ». Cụm từ « hối hận sâu sắc » được Nhật Hoàng Akihito phát biểu lần đầu tiên vào năm 2015, nhân kỷ niệm 70 năm chấm dứt chiến tranh.
Còn thủ tướng Shinzo Abe khẳng định : « Chúng ta phải hành động để những tội ác chiến tranh sẽ không bao giờ lặp lại. Đây là lời cam kết chắc chắn mà chúng ta phải duy trì để đóng góp vào quá trình xây dựng hòa bình và ổn định ».
Hãng tin AFP nhận định, dường như cả Tokyo và Seoul tỏ ra hòa giải hơn nhân lễ kỷ niệm năm nay. Trong khi thủ tướng Shinzo Abe lên án « nỗi kinh hoàng chiến tranh », thì tổng thống Park Geun Hye kêu gọi « hướng tới tương lai » với Nhật Bản trong bài diễn văn đọc tại lễ kỷ niệm 71 năm « bán đảo được giải phóng khỏi ách thực dân Nhật Bản ».
Cùng trong bài diễn văn trên, tổng thống Hàn Quốc kêu gọi Bình Nhưỡng chấm dứt ngay chương trình hạt nhân và những hành động khiêu khích chống lại Seoul. Theo bà, những động thái trên chỉ khiến Bắc Triều Tiên trở nên cô lập hơn và dẫn đến những khó khăn về kinh tế.
Vẫn theo AFP, cũng trong ngày 15/08, nhiều quan chức Nhật Bản, gồm bộ trưởng Nội Vụ, Sanae Takaichi, bộ trưởng phụ trách Thế Vận Hội Tokyo, Tamayo Murakawa, cùng với gần 70 nghị sĩ và nhân vật nổi tiếng đã đến viếng đền thờ Yasukuni, nơi tưởng niệm 2,5 triệu tử sĩ Nhật Bản, trong đó có 4 tướng bị quân đồng minh kết án tội phạm chiến tranh.
Từ năm 2012, thủ tướng Nhật Bản luôn tránh đến ngôi đền. Năm nay, ông lại gửi đồ phúng viếng như những dịp khác. Trong suốt hơn 3 năm, ông chỉ đến đền Yasukuni một lần vào tháng 12/2013 để đánh dấu sự trở lại nắm quyền. Sự kiện này đã khiến cả Bắc Kinh và Seoul tức giận, còn Washington thì « thất vọng ».
Từ khi lên kế nghiệp vào năm 1989, Nhật Hoàng Akihito, năm nay 82 tuổi, không ngừng cố gắng thể hiện một nước Nhật hòa bình và phổ biến bản Hiến pháp năm 1947. Tuy nhiên, rất nhiều nhà bảo vệ hòa bình lên án thủ tướng thuộc phe dân túy đang cố thay đổi bản Hiến pháp chủ hòa.

http://vi.rfi.fr/chau-a/20160815-the-chien-ii-nhat-ban-len-an-%C2%AB-toi-ac-%C2%BB-han-quoc-keu-goi-%C2%AB-huong-toi-tuong-lai-%C2%BB-voi

Quyền lợi chiến lược Nhật - Hàn qua thỏa thuận « nô lệ tình dục »

Quyền lợi chiến lược Nhật - Hàn qua thỏa thuận « nô lệ tình dục »
 
Hồ sơ gái giải sầu luôn là cái gai trong quan hệ Nhật-Hàn.REUTERS/Kim Hong-Ji

    Vì quyền lợi chiến lược, lãnh đạo Nhật-Hàn phải lật qua một trang sử hận thù do đế quốc Phù tang gây ra trong thể kỷ 20. Ngày 28/12/2015, hai nước hòa giải trên hồ sơ « gái giải sầu ». Chính sách « nô lệ tình dục » do quân đội Thiên hoàng lập ra trong thế chiến thứ hai khi bán đảo Triều Tiên bị Đông Kinh đô hộ.

    Trong số 200.000 nạn nhân, 80% là người Triều Tiên và Trung Hoa, còn lại là người Indonesia, ba nước Đông Dương. Hiện nay còn 46 người sống sót tại Hàn Quốc. Ngày 28/12/2015, Asahi Shimbum, nhật báo cánh tả của Nhật thông báo bằng tựa lớn : Nhật Bản và Hàn Quốc « đạt được thỏa thuận vĩnh viễn và không thể đảo ngược trên hồ sơ gái giải sầu ». Tại Seoul, báo Joong Ang khẳng định : bài bác một láng giềng thân thiết như Nhật Bản là điều tai hại vì Nhật là bạn hữu, là chế độ có cùng giá trị dân chủ tự do như Hàn Quốc, là một trong ba cột trụ trong liên minh Mỹ-Nhật-Hàn.
    Ngoài số tiền một tỷ yen, chính phủ Nhật công khai nhìn nhận trách nhiệm của quân đội Thiên hoàng đã tạo ra một « mạng lưới gái điếm » cưỡng bách. Chính phủ hiện giờ « ý thức trách nhiệm này », theo tuyên bố của ngoại trưởng Fumio Kishida sau cuộc hội đàm và ký kết thỏa thuận với đồng cấp Hàn Quốc Yun Byung Se tại Seoul.
    Vì quyền lợi chiến lược, lãnh đạo hai nước phải lật qua một trang sử hận thù do đế quốc Phù tang gây ra trong thể kỷ 20 và từ khi thế chiến kết thúc đã trở thành chiếc gai trong quan hệ giữa hai đồng minh của Mỹ tại châu Á.
    Chiến lược « xoay trục » của Mỹ để đối phó với đe dọa của Trung Quốc không thể hiệu nghiệm nếu hai đồng minh châu Á này không giúp nhau khi cần thiết vì hệ quả lịch sử tồn đọng.
    Theo nhận định của giới phân tích Tây phương, cũng như của báo chí Hàn quốc, vì áp lực quần chúng và nhu cầu an ninh quốc phòng mà chính phủ hai nước Nhật-Hàn phải lật qua trang sử xung khắc.
    Trước hết, đòi hỏi công lý của Hàn Quốc không bao giờ giảm sút. Khi nhậm chức vào năm 2013, Tổng thống Park Geun Hye tuyên bố « bất đồng về hồ sơ phụ nữ giải sầu »« cản lực lớn nhất » để cải thiện quan hệ với Tokyo.
    Người dân Hàn Quốc, quyên góp tài chính, làm bức tượng đồng một thiếu nữ nét mặt u buồn, ngồi trên ghế đá nhìn vào toà đại sứ Nhật ở Seoul như trách móc kẻ gây ra oán hờn muôn thuở.
    Phía Nhật, xã hội công dân cũng góp phần gây sức ép. Tháng 5/2015, ba tháng trước khi thủ tướng Shinzo Abe đọc diễn văn kỷ niệm ngày Nhật Bản đầu hàng ngày 15/08/1945, hàng trăm sử gia Nhật đã ký một bản tuyên bố kêu gọi đất nước hãy « thật tâm » nhìn vào sự khổ đau đã gây ra cho « các phụ nữ giải sầu » bị « cưỡng bách làm nô lệ tình dục, bị chà đạp nhân phẩm ». Chính áp lực từ dân chúng Nhật này đã góp phần gây niềm tin cho Hàn Quốc, làm giảm căng thẳng Nhật-Hàn và cùng lúc khuyến khích thủ tướng Shinzo Abe mạnh mẽ hơn chống lại ảnh hưởng của bộ phận dân tộc chủ nghĩa quá khích trong cánh hữu bảo thủ.
    Bên cạnh áp lực dân chúng còn có lý do sâu xa hơn.
    Phóng viên Noah Feldman của hãng tin Bloomberg nhận định : « Nguyên nhân sâu xa làm cho Shinzo Abe phải giảng hoà với Hàn Quốc là nhu cầu an ninh quốc phòng. Chính sách bá quyền của Bắc Kinh là lý do chính. Mặc khác, viễn ảnh Hoa Kỳ không còn là một cường quốc bảo vệ Nhật như trước đây cũng là lý do không kém quan trọng… »
    Hệ quả lịch sử, khó khăn nội bộ của hai chính phủ Nhật-Hàn và nhu cầu hợp tác của hai nước sẽ được nhà báo Lưu Tường Quang, từ Sydney, Úc phân tích trong phần phỏng vấn sau đây.
    Nhà báo Lưu Tường Quang : « Tổng thống Park Geun Hye của Hàn Quốc và thủ tướng Nhật Shinzo Abe có tầm nhìn giống nhau nhưng mỗi người gặp công luận khác nhau ở mỗi nước. Cả hai đều thấy nhu cầu hợp tác an ninh quốc phòng. Vì vấn đề khó khăn giữa Seoul và Tokyo nên việc trao đổi thông tin tình báo phải qua trung gian Hoa Kỳ… »

    Nhà báo Lưu Tường Quang-Sydney 21/01/2016 Nghe


    Cùng chủ đề

    • NHẬT BẢN - HÀN QUỐC

      Nhật - Hàn sẽ họp về vấn đề "phụ nữ giải sầu"
    • NHẬT - HÀN QUỐC

      Tokyo xin lỗi các phụ nữ Hàn Quốc, nạn nhân nô lệ tình dục của quân đội Nhật

    •  http://vi.rfi.fr/chau-a/20160121-quyen-loi-chien-luoc-nhat-han-qua-thoa-thuan-%C2%AB-no-le-tinh-duc-%C2%BB

    Geen opmerkingen:

    Een reactie posten