zaterdag 9 juli 2016

Phát hiện hơn 1.200 hành tinh mới có thể là Trái Đất thứ hai + Hành trình tìm ra 'Trái Đất thứ hai' của tàu vũ trụ Kepler

Thứ tư, 11/5/2016 | 01:52 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ tư, 11/5/2016 | 01:52 GMT+7

Phát hiện hơn 1.200 hành tinh mới có thể là Trái Đất thứ hai

Kính viễn vọng vũ trụ Kepler của NASA tìm thấy 1.284 hành tinh mới giống Trái Đất, trong đó nhiều hành tinh có thể là ngôi nhà của sự sống.

phat-hien-hon-1200-hanh-tinh-moi-co-the-la-trai-dat-thu-hai
Các nhà khoa học NASA tìm thấy thêm 9 hành tinh nằm trong khu vực thuận lợi cho sự sống tính từ ngôi sao mẹ. Ảnh: NASA.
Vào 13 giờ EDT ngày 10/5 (tức 0 giờ ngày 11/5 theo giờ Việt Nam), Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tổ chức họp báo công bố khám phá mới nhất của kính viễn vọng Kepler. Theo đó, các nhà thiên văn học của NASA tiến hành phân tích danh mục ứng viên hành tinh tháng 7/2015 của kính viễn vọng Kepler, bao gồm 4.302 hành tinh tiềm năng.
Họ xác nhận 1.284 ứng viên có khả năng là hành tinh thực sự với độ chắc chắn trên 99%. Trong khi đó, 1.327 ứng viên có thể là hành tinh, nhưng mức độ chắc chắn chưa đến 99% và cần nghiên cứu thêm. Hơn 700 ứng viên còn lại thuộc hiện tượng vật lý thiên văn khác, theo NASA.
"Con số công bố lần này lớn gấp đôi số lượng hành tinh đã được xác nhận thông qua Kepler. Điều này mở ra hy vọng ở nơi nào đó ngoài kia, quanh một ngôi sao gần giống Mặt Trời, chúng ta có thể phát hiện Trái Đất mới", Ellen Stofan, Giám đốc khoa học tại trụ sở chính của NASA ở Washington, chia sẻ.
"Trước khi phóng kính viễn vọng vũ trụ Kepler, chúng tôi không biết hành tinh ngoài hệ Mặt Trời rất hiếm hay phổ biến trong vũ trụ. Nhờ Kepler và cộng đồng nghiên cứu, chúng tôi biết có nhiều hành tinh hơn các ngôi sao. Hiểu biết này giúp ích cho những sứ mệnh trong tương lai để khám phá câu hỏi liệu chúng ta có đơn độc trong vũ trụ", Paul Hertz, Giám đốc Phòng vật lý thiên văn của NASA, cho biết.
Kepler thu tín hiệu rời rạc của những hành tinh xa xôi với độ sáng giảm khi hành tinh đi ngang qua trước ngôi sao chủ. Tuy nhiên, phát hiện mới nhất dựa trên phương pháp phân tích thống kê có thể áp dụng đồng thời với nhiều ứng viên.
Timothy Morton, nhà nghiên cứu ở Đại học Princeton, New Jersey, ứng dụng kỹ thuật gán cho mỗi ứng viên một tỷ lệ phần trăm biểu thị khả năng sở hữu cấu trúc hành tinh. Trong số các hành tinh được công nhận, gần 550 là hành tinh đá giống Trái Đất, dựa trên kích thước. Ngoài ra, 9 hành tinh quay trong khu vực thuận lợi cho sự sống tính từ ngôi sao mẹ, với nhiệt độ bề mặt cho phép nước lỏng tồn tại.
Trong tổng số gần 5.000 ứng viên hành tinh được tìm thấy từ trước tới nay, hơn 3.200 hành tinh được công nhận và 2.325 hành tinh là phát hiện của Kepler. Phóng lên vũ trụ vào tháng 3/2009, Kepler là nhiệm vụ tìm kiếm hành tinh có kích thước bằng Trái Đất với tiềm năng sinh sống đầu tiên của NASA.
Trong 4 năm, Kepler theo dõi 150.000 ngôi sao ở một vùng vũ trụ. Năm 2018, vệ tinh Exoplanet Survey Satellite sẽ sử dụng phương pháp tương tự để theo dõi 200.000 ngôi sao ở lân cận và tìm những hành tinh khác với kích thước cỡ Trái Đất hoặc siêu Trái Đất.
Phương Hoa
72
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên google+ Email cho bạn bè
http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/phat-hien-hon-1-200-hanh-tinh-moi-co-the-la-trai-dat-thu-hai-3400860.html

Thứ ba, 10/5/2016 | 14:20 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ ba, 10/5/2016 | 14:20 GMT+7

Tối nay NASA công bố phát hiện mới về sự sống ngoài hành tinh

Trong buổi công bố tối nay, NASA sẽ công bố những phát hiện mới quan trọng của kính viễn vọng vũ trụ Kepler, nhiều khả năng liên quan đến sự sống trên hành tinh khác.

toi-nay-nasa-cong-bo-phat-hien-moi-ve-su-song-ngoai-hanh-tinh
Hành tinh Kepler 452-b (phải) được xem như Trái Đất thứ hai. Ảnh: NASA.
Vào 13 giờ EDT ngày 10/5 (tức 0 giờ ngày 11/5 theo giờ Việt Nam), Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ họp báo công bố khám phá mới nhất của kính viễn vọng Kepler trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, Parent Herald đưa tin.
Buổi họp báo có sự tham gia của các thành viên: Paul Hertz, Giám đốc Vật lý thiên văn tại trụ sở NASA ở Washington D.C, Timothy Morton, nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton ở New Jersey, Natalie Batalha, nhà khoa học nghiên cứu sứ mệnh Kepler tại Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA ở Moffett Field, California và Charlie Sobeck, người chỉ đạo sứ mệnh Kepler/K2 tại Ames.
Theo Express, Ellen Stofan, Giám đốc khoa học của NASA, từng đề cập đến việc con người sắp tìm ra sự thật về người ngoài hành tinh. "Chúng ta sắp khám phá ra thứ từng khiến loài người băn khoăn suốt thiên niên kỷ. Chúng ta sẽ biết nếu có sự sống trên những thiên thể khác ngoài hệ Mặt Trời", Stofan khẳng định. Ông cũng nhấn mạnh các phát hiện sẽ tác động đến đời sống trên Trái Đất.
Khi kính viễn vọng Kepler được phóng lên vũ trụ năm 2009, các nhà khoa học không biết nhiều về những hành tinh ngoài hệ Mặt Trời. Nhờ kho dữ liệu của Kepler, giới thiên văn tin chắc có ít nhất một hành tinh quay quanh mỗi ngôi sao trên bầu trời.
toi-nay-nasa-cong-bo-phat-hien-moi-ve-su-song-ngoai-hanh-tinh-1
Kính viễn vọng vũ trụ Kepler chuyên nghiên cứu những hành tinh ngoài hệ Mặt Trời. Ảnh: NASA.
Kepler hoàn thành nhiệm vụ năm 2012 và tiếp tục thu thập dữ liệu thêm một năm nữa. Năm 2014, chiếc tàu vũ trụ bắt đầu sứ mệnh mới mang tên K2, hướng đến nghiên cứu các hành tinh ngoài hệ Mặt Trời, những ngôi sao trẻ, vụ nổ siêu tân tinh và nhiều hiện tượng vũ trụ khác.
Năm 2015, kính viễn vọng Kepler phát hiện Kepler 452b, hành tinh được xem như Trái đất thứ hai. Đây là phát hiện mang tính lịch sử trong ngành thiên văn học. Các thông báo của NASA vào tháng 10 năm ngoái cũng làm sáng tỏ thêm về đặc điểm, nhiệt độ, điều kiện khí quyển của hành tinh này.
Nhiều ý kiến suy đoán họp báo tối nay của NASA có thể sẽ công bố về một hành tinh khác có khả năng tồn tại sự sống hoặc một hành tinh từng tồn tại sự sống.
Phương Hoa

http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/toi-nay-nasa-cong-bo-phat-hien-moi-ve-su-song-ngoai-hanh-tinh-3399132.html?utm_source=detail&utm_medium=box_relatedtop&utm_campaign=boxtracking

Thứ hai, 27/7/2015 | 16:09 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ hai, 27/7/2015 | 16:09 GMT+7

Hành trình tìm ra 'Trái Đất thứ hai' của tàu vũ trụ Kepler

Tàu vũ trụ Kepler trị giá 600 triệu USD được phóng lên vũ trụ từ tháng 3/2009, được thiết kế cho nhiệm vụ săn tìm hành tinh giống Trái Đất ngoài hệ Mặt Trời.
Tên lửa Delta II chở tàu thăm dò vũ trụ Kepler của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) rời khỏi bệ phóng hôm 6/3/2009 từ căn cứ không quân Canaveral ở Florida, Mỹ. Ảnh: NASA
 


Kepler là tàu thiên văn vũ trụ đầu tiên của NASA, được thiết kế cho nhiệm vụ săn tìm hành tinh giống Trái Đất trong thời gian ba năm rưỡi, trị giá 600 triệu USD. Video: NASA
 
Các nhà khoa học giả thiết, ngoài hệ Mặt Trời, trong vũ trụ có vô số hành tinh kiểu địa cầu có quỹ đạo bay quanh một ngôi sao như Trái Đất quay quanh Mặt Trời. Tuy nhiên, rất khó để phát hiện ra những hành tinh này.

Tàu vũ trụ Kepler được thiết kế để xác định những hành tinh kiểu Trái Đất, có quỹ đạo bay trong vùng thích hợp (habitable zone) quanh một ngôi sao giống như Mặt Trời. Vùng thích hợp là khoảng cách lý tưởng từ hành tinh đến ngôi sao, nơi nhiệt độ không quá nóng, cũng không quá lạnh để có thể tồn tại nước ở dạng lỏng.
 
Tàu vũ trụ Kepler có một bộ cảm quang cực kỳ nhạy sáng. Để phát hiện một hành tinh có kích cỡ tương đương Trái Đất, quang kế phải có khả năng cảm nhận sự thay đổi ánh sáng ở mức 0,01%. Điều này giống như phát hiện ánh đèn pha ôtô mờ đi trong chớp mắt, khi có một con ruồi bay qua. Đồ họa: NASA
 
 
Trường nhìn của tàu vũ trụ Kepler (chùm ô vuông). Đồ họa: NASA
Khu vực mà Kepler quan sát có khoảng 150.000 ngôi sao giống Mặt Trời. Nó tập trung tìm kiếm và đo lượng ánh sáng phát ra từ những ngôi sao trong chòm Lyra và Cygnus.
 
Kepler tìm kiếm dấu hiệu sụt giảm ánh sáng (dip) của một ngôi sao khi có hành tinh bay qua nó. Sau đó, truyền dữ liệu về Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA tại Moutain View (California).
Máy tính tại đây sẽ vẽ lại đồ thị ánh sáng của những ngôi sao đó, dựa trên dữ liệu Kepler thu nhận. Nếu những dấu hiệu sụt giảm ánh sáng này thể hiện liên tục trên biểu đồ, có nghĩa là Kepler đã phát hiện ra một ngôi sao có hành tinh bay quanh. Ảnh: NASA
 
Sơ đồ hoạt động của tàu vũ trụ Kepler ngoài không gian.
Mặt Trời cung cấp năng lượng cho tàu vũ trụ Kepler thông qua các tấm pin mặt trời. Bởi vì bộ cảm quang của Kepler rất nhạy, nên cần chú ý không được chĩa nó về hướng Mặt Trời.
Một khi Kepler phát hiện những hành tinh giống Trái Đất, các nhà thiên văn học sẽ chuyển hướng kính viễn vọng đặt ở Trái Đất, theo dấu những ngôi sao Kepler chỉ ra để tìm hiểu thêm.
 
Tổng cộng, Kepler phát hiện 4.661 ứng cử viên hành tinh, trong đó có 1.028 hành tinh được các nhà khoa học xác nhận.
Kepler-22b được công bố tháng 12/2011, ba hành tinh còn lại công bố hôm 18/4/2013. Tất cả đều có thể tồn tại sự sống, nhưng con người vẫn chưa xác định được cấu tạo và khí quyển của chúng. Đồ họa: NASA
 
Tuy nhiên, chỉ 12 trong số đó, có kích thước gần gấp đôi Trái Đất, bay theo quỹ đạo quanh sao mẹ ở khoảng cách phù hợp.
Sau nhiều năm tìm kiếm, NASA tuần trước tuyên bố đã tìm ra "Trái Đất thứ hai" là Kepler-452b, cách chúng ta khoảng 1.400 năm ánh sáng, trong chòm sao Cygnus.
"Kepler-452b là một bước nhỏ trong hành trình tìm kiếm câu trả lời chúng ta có phải là hành tinh duy nhất có sự sống trong vũ trụ không," John Grunsfeld, chuyên gia NASA nói.

(Video) 

Hành trình phát hiện Kepler-452b. Video: NASA
 

Hồng Hạnh - Phương Hoa (theo NASA)

http://vnexpress.net/photo/khoa-hoc/hanh-trinh-tim-ra-trai-dat-thu-hai-cua-tau-vu-tru-kepler-3254583.html?utm_source=detail&utm_medium=box_relatedtop&utm_campaign=boxtracking

Geen opmerkingen:

Een reactie posten