Giám đốc trung tâm nghiên cứu ASEAN: ‘Nên loại bỏ Cambodia’
LÀO (NV) – Chuyện “thông cáo chung” của Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN lần thứ 49 phớt lờ phán quyết về Biển Ðông làm gia tăng cả lo ngại về sự lũng đoạn của Trung Quốc lẫn sự bất bình đối với Cambodia.
Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN vừa diễn ra tại Lào là lần đầu tiên ngoại trưởng các quốc gia Ðông Nam Á gặp nhau sau khi Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc công bố phán quyết vụ Philippines kiện yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Ðông.
Bởi Biển Ðông liên quan trực tiếp đến 4/10 thành viên của ASEAN (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) và yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đe dọa xâm hại cả chủ quyền của Indonesia ở vùng biển Natuna nên lẽ ra ASEAN phải nêu “quan điểm chung” đối với phán quyết về Biển Ðông, tuy nhiên Ngoại trưởng các quốc gia Ðông Nam Á hết sức chật vật mới ra được “thông cáo chung.”
Lý do là Cambodia phản đối đề nghị của Philippines: ASEAN phải nêu “quan điểm chung” đối với phán quyết về Biển Ðông.
Vì ASEAN chỉ có thể nêu “quan điểm chung” về một vấn đề nào đó nếu tất cả các thành viên cùng tán thành, thành ra ASEAN sẽ không thể nói gì nếu Cambodia phản đối.
Năm 2012, cũng vì Cambodia phản đối “quan điểm chung” về Biển Ðông, Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN lúc đó từng kết thúc mà không có “thông cáo chung.”
Tháng 6 vừa qua, sau hội nghị thượng đỉnh giữa ASEAN và Trung Quốc, phát hành “thông cáo chung” nhấn mạnh rằng các quốc gia Ðông Nam Á hết sức lo ngại về diễn biến tại Biển Ðông vì chúng khiến căng thẳng gia tăng và gây nguy hại cho hòa bình cũng như sự ổn định trong khu vực. Ngay sau đó, ASEAN thu hồi “thông cáo chung” này cũng vì Cambodia phản đối!
Lần này vì không thể để xảy ra tình trạng kết thúc một hội nghị thượng đỉnh mà không có “thông cáo chung” như năm 2012, giờ chót, các ngoại trưởng của ASEAN đành thỏa hiệp với nhau: Philippines rút yêu cầu nêu “quan điểm chung” đối với phán quyết về Biển Ðông. Cambodia gật đầu để “thông cáo chung” ghi rằng: ASEAN lo ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Ðông đang gây tổn hại niềm tin vào nhau.
Trung Quốc đã và đang dùng các dự án đầu tư, những khoản vay ưu đãi và viện trợ để biến Cambodia, Lào trở thành công cụ lũng đoạn nội bộ ASEAN. Trong khi Lào hành xử thận trọng hơn vì ngại tai tiếng thì Cambodia bất chấp chuyện bị xem là tác nhân gây rối nội bộ ASEAN. Kiềm chế khối quốc gia Ðông Nam Á có những hành động gây bất lợi cho Trung Quốc.
Ðây cũng là lý do khiến uy tin của ASEAN bị giảm sút nghiêm trọng. Các chuyên gia an ninh-quốc phòng, nghiên cứu Châu Á, giới quan sát thời sự và truyền thông quốc tế liên tục khẳng định, khi ASEAN còn loay hoay tìm kiếm sự đồng thuận trong việc ứng xử với Trung Quốc thì ASEAN sẽ khó có thể cùng nhau đối đầu với những thách thức khác vốn rất đa dạng của khu vực Ðông Nam Á cũng như của thế giới.
Tuy nhiên chiến thắng của Trung Quốc thể hiện qua “thông cáo chung” của Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN lần thứ 49 dường như là giọt nước cuối cùng. Ly nhẫn nại đã tràn.
Ông Tang Siew Mun, giám đốc trung tâm nghiên cứu ASEAN, thuộc viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore vừa đề nghị ASEAN xem lại cái gọi là yêu cầu đồng thuận tuyệt đối.
Ông Tang bảo rằng, tính chất của sự kiện “thông cáo chung” do Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN lần thứ 49 phát hành không đề cập đến phán quyết về Biển Ðông nghiêm trọng hơn nhiều so với sự kiện Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN năm 2012 không ra được “thông cáo chung” hay việc phải rút lại “thông cáo chung” hồi tháng trước. Theo ông Tang, việc lên tiếng đối với phán quyết về Biển Ðông là cách để khẳng định ASEAN tôn trọng luật pháp cũng như các chuẩn mực quốc tế. Không thể chấp nhận ASEAN phớt lờ yếu tố quan trọng này chỉ vì Cambodia không đồng ý.
Ông Tang nhận định, lẽ ra ASEAN nên nhận thêm một “vết nhơ” vì Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN lần thứ 49 không đạt được sự đồng thuận để phát hành một “thông cáo chung” hơn là thỏa hiệp để rồi ra một “thông cáo chung” mà không đả động gì đến phán quyết về Biển Ðông.
Ông Tang cho rằng phải xem lại “tiêu chí đồng thuận tuyệt đối” bởi rõ ràng là ASEAN không thể để tình trạng một thành viên khăng khăng bảo vệ của riêng mình mà ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả khối. Những trục trặc do “tiêu chí đồng thuận tuyệt đối” đang khiến người ta nghi ngờ về khả năng thực hiện các định hướng chiến lược của ASEAN trong tương lai.
Giám đốc trung tâm nghiên cứu ASEAN, thuộc viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore lên án Cambodia xem thường các thành viên trong khối và rất thiển cận khi không nhận ra tác động mà hành vi gây rối của mình tạo ra đối với lợi ích chiến lược của ASEAN – một tổ chức giữ vai trò giải quyết các nhu cầu và thách thức ở Ðông Nam Á. Ông Tang khuyến cáo Cambodia nên suy nghĩ về tương lai của mình, hoặc đồng hành với ASEAN hoặc “sang ngang” bước theo “gã hàng xóm giàu có.”
Tuy Hiến Chương ASEAN không đề cập một cách rõ ràng về việc loại bỏ hay để một thành viên rút lui nhưng ông Tang cho rằng, đã đến lúc phải xem lại chuyện có nên dung dưỡng Cambodia như một thành viên chuyên gây rối và tạo ra đủ thứ nguy hại cho lợi ích chung. Ông Tang nhấn mạnh, trong bối cảnh như hiện nay, cố gắng “duy trì tình đoàn kết” và “giữ thể diện” chỉ là “trò hề.” (G.Ð)
http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/giam-doc-trung-tam-nghien-cuu-asean-nen-loai-bo-cambodia/
Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN vừa diễn ra tại Lào là lần đầu tiên ngoại trưởng các quốc gia Ðông Nam Á gặp nhau sau khi Tòa Trọng Tài về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc công bố phán quyết vụ Philippines kiện yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền tại Biển Ðông.
Bởi Biển Ðông liên quan trực tiếp đến 4/10 thành viên của ASEAN (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) và yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đe dọa xâm hại cả chủ quyền của Indonesia ở vùng biển Natuna nên lẽ ra ASEAN phải nêu “quan điểm chung” đối với phán quyết về Biển Ðông, tuy nhiên Ngoại trưởng các quốc gia Ðông Nam Á hết sức chật vật mới ra được “thông cáo chung.”
Lý do là Cambodia phản đối đề nghị của Philippines: ASEAN phải nêu “quan điểm chung” đối với phán quyết về Biển Ðông.
Vì ASEAN chỉ có thể nêu “quan điểm chung” về một vấn đề nào đó nếu tất cả các thành viên cùng tán thành, thành ra ASEAN sẽ không thể nói gì nếu Cambodia phản đối.
Năm 2012, cũng vì Cambodia phản đối “quan điểm chung” về Biển Ðông, Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN lúc đó từng kết thúc mà không có “thông cáo chung.”
Tháng 6 vừa qua, sau hội nghị thượng đỉnh giữa ASEAN và Trung Quốc, phát hành “thông cáo chung” nhấn mạnh rằng các quốc gia Ðông Nam Á hết sức lo ngại về diễn biến tại Biển Ðông vì chúng khiến căng thẳng gia tăng và gây nguy hại cho hòa bình cũng như sự ổn định trong khu vực. Ngay sau đó, ASEAN thu hồi “thông cáo chung” này cũng vì Cambodia phản đối!
Lần này vì không thể để xảy ra tình trạng kết thúc một hội nghị thượng đỉnh mà không có “thông cáo chung” như năm 2012, giờ chót, các ngoại trưởng của ASEAN đành thỏa hiệp với nhau: Philippines rút yêu cầu nêu “quan điểm chung” đối với phán quyết về Biển Ðông. Cambodia gật đầu để “thông cáo chung” ghi rằng: ASEAN lo ngại về những diễn biến gần đây ở Biển Ðông đang gây tổn hại niềm tin vào nhau.
Trung Quốc đã và đang dùng các dự án đầu tư, những khoản vay ưu đãi và viện trợ để biến Cambodia, Lào trở thành công cụ lũng đoạn nội bộ ASEAN. Trong khi Lào hành xử thận trọng hơn vì ngại tai tiếng thì Cambodia bất chấp chuyện bị xem là tác nhân gây rối nội bộ ASEAN. Kiềm chế khối quốc gia Ðông Nam Á có những hành động gây bất lợi cho Trung Quốc.
Ðây cũng là lý do khiến uy tin của ASEAN bị giảm sút nghiêm trọng. Các chuyên gia an ninh-quốc phòng, nghiên cứu Châu Á, giới quan sát thời sự và truyền thông quốc tế liên tục khẳng định, khi ASEAN còn loay hoay tìm kiếm sự đồng thuận trong việc ứng xử với Trung Quốc thì ASEAN sẽ khó có thể cùng nhau đối đầu với những thách thức khác vốn rất đa dạng của khu vực Ðông Nam Á cũng như của thế giới.
Tuy nhiên chiến thắng của Trung Quốc thể hiện qua “thông cáo chung” của Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN lần thứ 49 dường như là giọt nước cuối cùng. Ly nhẫn nại đã tràn.
Ông Tang Siew Mun, giám đốc trung tâm nghiên cứu ASEAN, thuộc viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore vừa đề nghị ASEAN xem lại cái gọi là yêu cầu đồng thuận tuyệt đối.
Ông Tang bảo rằng, tính chất của sự kiện “thông cáo chung” do Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN lần thứ 49 phát hành không đề cập đến phán quyết về Biển Ðông nghiêm trọng hơn nhiều so với sự kiện Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN năm 2012 không ra được “thông cáo chung” hay việc phải rút lại “thông cáo chung” hồi tháng trước. Theo ông Tang, việc lên tiếng đối với phán quyết về Biển Ðông là cách để khẳng định ASEAN tôn trọng luật pháp cũng như các chuẩn mực quốc tế. Không thể chấp nhận ASEAN phớt lờ yếu tố quan trọng này chỉ vì Cambodia không đồng ý.
Ông Tang nhận định, lẽ ra ASEAN nên nhận thêm một “vết nhơ” vì Hội Nghị Ngoại Trưởng ASEAN lần thứ 49 không đạt được sự đồng thuận để phát hành một “thông cáo chung” hơn là thỏa hiệp để rồi ra một “thông cáo chung” mà không đả động gì đến phán quyết về Biển Ðông.
Ông Tang cho rằng phải xem lại “tiêu chí đồng thuận tuyệt đối” bởi rõ ràng là ASEAN không thể để tình trạng một thành viên khăng khăng bảo vệ của riêng mình mà ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả khối. Những trục trặc do “tiêu chí đồng thuận tuyệt đối” đang khiến người ta nghi ngờ về khả năng thực hiện các định hướng chiến lược của ASEAN trong tương lai.
Giám đốc trung tâm nghiên cứu ASEAN, thuộc viện nghiên cứu ISEAS-Yusof Ishak ở Singapore lên án Cambodia xem thường các thành viên trong khối và rất thiển cận khi không nhận ra tác động mà hành vi gây rối của mình tạo ra đối với lợi ích chiến lược của ASEAN – một tổ chức giữ vai trò giải quyết các nhu cầu và thách thức ở Ðông Nam Á. Ông Tang khuyến cáo Cambodia nên suy nghĩ về tương lai của mình, hoặc đồng hành với ASEAN hoặc “sang ngang” bước theo “gã hàng xóm giàu có.”
Tuy Hiến Chương ASEAN không đề cập một cách rõ ràng về việc loại bỏ hay để một thành viên rút lui nhưng ông Tang cho rằng, đã đến lúc phải xem lại chuyện có nên dung dưỡng Cambodia như một thành viên chuyên gây rối và tạo ra đủ thứ nguy hại cho lợi ích chung. Ông Tang nhấn mạnh, trong bối cảnh như hiện nay, cố gắng “duy trì tình đoàn kết” và “giữ thể diện” chỉ là “trò hề.” (G.Ð)
http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/giam-doc-trung-tam-nghien-cuu-asean-nen-loai-bo-cambodia/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten