|
Cỏ lyu xin có khả năng hút khí CO2 tốt hơn cây xanh. Ảnh: Xinhua.
|
Cỏ lyu xin có thể mọc cao 5 m trong hai tháng và hoạt động như một miếng mút hút cacbon, hấp thụ lượng khí CO2 nhiều hơn cây xanh, theo Lei Xuejun, giám đốc Trung tâm nghiên cứu chu kỳ cacbon tại Đại học Lâm nghiệp và Công nghệ Central South ở Hồ Nam, Trung Quốc.
Theo Xinhua, Lei trồng cỏ lyu xin lần đầu tiên năm 2013 và bắt đầu tiến hành nghiên cứu về nó. Thành phố Trường Sa thuộc Hà Nam nhanh chóng nhận ra tiềm năng hạ thấp lượng CO2 trong không khí của loài cỏ. Trong hơn hai năm qua, Trường Sa trồng hơn 20 ha cỏ và cung cấp ngân sách cho nhóm nghiên cứu của Lei để họ tối ưu hóa loài cỏ lai này.
Có hình dáng tương tự cây mía hoặc cao lương, cỏ lyu xin mọc lại nhanh chóng sau khi cắt và có thể trồng 3 - 5 vụ một năm. Cây thu hoạch có thể đem nghiền và xử lý để cho ra đời những sản phẩm như giấy, vật liệu xây dựng và phân bón. Cỏ lyu xin chịu nhiệt độ cao và hạn hán cũng như phát triển tốt ở nơi đất cằn.
Mỗi hecta cỏ có thể hấp thụ và cô đặc hơn 200 tấn CO2 một năm trong khi cây xanh chỉ hút được 15 tấn/ha, theo Trung tâm kiểm định chất lượng Trung Quốc. Xu Heping đến từ Bộ Khoa học cho biết, cỏ lyu xin có thể hạ thấp chi phí hút và lưu trữ cacbon, giảm mật độ CO2 trong không khí.
|
Khói mù ô nhiễm ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: China News.
|
Trường Sa hy vọng bằng cách mở rộng diện tích trồng cỏ, thiết lập hệ thống trao đổi cacbon và giảm lượng thải khí CO2, thành phố công nghiệp này sẽ đạt mục tiêu không sản sinh cacbon, theo Yang Yiwen, chủ tịch hội đồng thành phố.
Chính quyền địa phương cũng lên kế hoạch đưa các sản phẩm từ cỏ ra thị trường, cho phép những công ty gây ô nhiễm mua sản phẩm xanh để bù lại lượng thải khí.
Tuy nhiên, cỏ lyu xin cũng làm dấy lên nhiều ý kiến nghi ngờ. Wang Guangjun, giáo sư sinh thái học và đồng nghiệp của Lei, nhận định tốc độ tăng trưởng của loài cỏ này tạo ra ảnh hưởng tiêu cực, làm mất cân bằng hệ sinh thái.
Tan Xiaofeng, một nhà thực vật học chuyên về cây gỗ, nhấn mạnh cần kiểm tra trong thời gian dài để xác định hiệu quả hút cacbon thực sự của cỏ lyu xin.
Phương Hoa
http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/moi-truong/loai-co-co-the-la-nieu-thach-sanh-hut-co2-3321634.html
Thông tin tuyệt vời. Ở Việt Nam có thể nghiên cứu trồng tre để hút khí CO2. Cây tre chỉ cần 1 tuần là có thể phát triển bằng cây trưởng thành cao 20m.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten