Palestine trở thành thành viên Tòa án Hình sự Quốc tế
Ramalllah, ngày 31/12/2014. Chủ tịch Palestine Mahmoud Abbas ký hiệp định gia nhập CPI.REUTERS/Osama Falah/Palestinian President Office
Kể từ hôm nay, 01/04/2015, Palestine chính thức là thành viên Tòa án Hình sự Quốc tế. Lễ đón nhận thành viên mới được tổ chức tại trụ sở Tòa án tại La Haye. Từ cuối năm 2014, Palestine đã quyết định gia nhập định chế tư pháp quốc tế này, nhằm đưa các lãnh đạo Israel ra xét xử về tội ác chiến tranh hoặc các tội ác xẩy ra trong quá trình chiếm đóng lãnh thổ Palestine.
Từ Jérusalem, thông tín viên RFI Murielle Paradon gửi về bài tường trình.
"Sau khi chính thức trở thành thành viên Tòa án Hình sự Quốc tế, Palestine có thể tiến hành các thủ tục với hy vọng đưa ra các lãnh đạo Israel ra xét xử trước định chế này. Phía Palestine sẽ phải trình bày với Tòa án về tình hình, thông báo cho Tòa các tội ác mà Israel gây ra, ví dụ trong cuộc xung đột gần đây nhất ở dải Gaza.
Tiếp theo, Chưởng lý của Tòa án Hình sự Quốc tế sẽ quyết định có mở điều tra hay không. Các thủ tục cần phải làm để Tòa xét xử những lãnh đạo Israel sẽ rất lâu và không có gì là chắc chắn cả. Tuy nhiên, rất phẫn nộ về các cuộc chiến triền miên và bị Israel chiếm đóng nhiều thập niên, phía Palestine đã quyết định đưa vấn đề này ra trước tư pháp quốc tế. Mặt khác, họ cũng ít có hy vọng thành lập được một Nhà nước Palestine.
Về phần mình, Israel đã phản đối việc Palestine gia nhập Tòa án Hình sự Quốc tế và đã quyết định ban bố các trừng phạt tài chính nhắm vào Cơ quan quyền lực Palestine. Thế nhưng, ngày 27/03 vừa qua, Tel Aviv đã bãi bỏ các trừng phạt này. Trong khi đó, quan hệ giữa các lãnh đạo Palestine và Israel vẫn rất xấu".
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150401-palestine-tro-thanh-thanh-vien-toa-an-hinh-su-quoc-te/
"Sau khi chính thức trở thành thành viên Tòa án Hình sự Quốc tế, Palestine có thể tiến hành các thủ tục với hy vọng đưa ra các lãnh đạo Israel ra xét xử trước định chế này. Phía Palestine sẽ phải trình bày với Tòa án về tình hình, thông báo cho Tòa các tội ác mà Israel gây ra, ví dụ trong cuộc xung đột gần đây nhất ở dải Gaza.
Tiếp theo, Chưởng lý của Tòa án Hình sự Quốc tế sẽ quyết định có mở điều tra hay không. Các thủ tục cần phải làm để Tòa xét xử những lãnh đạo Israel sẽ rất lâu và không có gì là chắc chắn cả. Tuy nhiên, rất phẫn nộ về các cuộc chiến triền miên và bị Israel chiếm đóng nhiều thập niên, phía Palestine đã quyết định đưa vấn đề này ra trước tư pháp quốc tế. Mặt khác, họ cũng ít có hy vọng thành lập được một Nhà nước Palestine.
Về phần mình, Israel đã phản đối việc Palestine gia nhập Tòa án Hình sự Quốc tế và đã quyết định ban bố các trừng phạt tài chính nhắm vào Cơ quan quyền lực Palestine. Thế nhưng, ngày 27/03 vừa qua, Tel Aviv đã bãi bỏ các trừng phạt này. Trong khi đó, quan hệ giữa các lãnh đạo Palestine và Israel vẫn rất xấu".
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150401-palestine-tro-thanh-thanh-vien-toa-an-hinh-su-quoc-te/
Palestine muốn gia nhập CPI, Mỹ phản ứng gay gắt
Trụ sở Tòa án Hình sự Quốc tế ( CPI) tại La Haye, Hà Lan.Wikimédia
Tổng thống Palestine Mahmoud Abas vào hôm qua 31/12/2014 đã ký đơn xin cho Palestine gia nhập Công ước về Tòa án Hình sự Quốc tế - CPI. Một khi là thành viên của khối này, Palestine có thể kiện lãnh đạo, sĩ quan Israel về ‘tội ác chiến tranh’ trong chiến dịch đánh vào các vùng đất Palestine.
Động thái của Palestine tuy nhiên đã gặp phản ứng rất gay gắt từ phía Mỹ. Từ Washington, thông tín viên RFI Jean Louis Pourtet phân tích :
Bộ Ngoại giao Mỹ đã không nhẹ tay chút nào. Sau khi xác định thái độ vô cùng quan ngại của Mỹ về hành động của Palestine, phát ngôn viên Jeffrey Rathke lên án « một hành động leo thang phản tác dụng, không mang lại gì cho nguyện vọng của người dân Palestine muốn có được một Nhà nước có chủ quyền và độc lập ».
Người phát ngôn bộ Ngoai giao Mỹ đánh giá là hành động trên của Palestine không thể tạo ra không khí tốt cho một thỏa thuận với những người mà Palestine muốn làm lành. Ông cũng nhắc là Washington phản đối những hành động có thể phá hủy sự tin tưởng lẫn nhau.
Thông cáo của bộ Ngoại giao còn cảnh báo : « Mỗi một tháng trôi qua mà không có cam kết tích cực từ cả hai bên thì chỉ khiến quan điểm các bên thêm cứng rắn và mở đường cho những hành động gây bất ổn định. »
Thật ra phản ứng gay gắt của Mỹ không có gì đáng ngạc nhiên. Hoa Kỳ luôn chống đối mọi hành động đơn phương của Palestine hướng tới các tổ chức quốc tế. Washington đánh giá là tranh chấp Israel-Palestine chỉ có thể được giải quyết qua đàm phán trực tiếp mà thôi, cho dù là đàm phán hai bên đã ngưng từ tháng Tư năm vừa qua.
Riêng ngoại trưởng John Kerry thì vẫn nuôi hy vọng thúc đẩy trở lại tiến trình hòa bình.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150101-palestine-muon-gia-nhap-cpi-my-phan-ung-gay-gat/
Bộ Ngoại giao Mỹ đã không nhẹ tay chút nào. Sau khi xác định thái độ vô cùng quan ngại của Mỹ về hành động của Palestine, phát ngôn viên Jeffrey Rathke lên án « một hành động leo thang phản tác dụng, không mang lại gì cho nguyện vọng của người dân Palestine muốn có được một Nhà nước có chủ quyền và độc lập ».
Người phát ngôn bộ Ngoai giao Mỹ đánh giá là hành động trên của Palestine không thể tạo ra không khí tốt cho một thỏa thuận với những người mà Palestine muốn làm lành. Ông cũng nhắc là Washington phản đối những hành động có thể phá hủy sự tin tưởng lẫn nhau.
Thông cáo của bộ Ngoại giao còn cảnh báo : « Mỗi một tháng trôi qua mà không có cam kết tích cực từ cả hai bên thì chỉ khiến quan điểm các bên thêm cứng rắn và mở đường cho những hành động gây bất ổn định. »
Thật ra phản ứng gay gắt của Mỹ không có gì đáng ngạc nhiên. Hoa Kỳ luôn chống đối mọi hành động đơn phương của Palestine hướng tới các tổ chức quốc tế. Washington đánh giá là tranh chấp Israel-Palestine chỉ có thể được giải quyết qua đàm phán trực tiếp mà thôi, cho dù là đàm phán hai bên đã ngưng từ tháng Tư năm vừa qua.
Riêng ngoại trưởng John Kerry thì vẫn nuôi hy vọng thúc đẩy trở lại tiến trình hòa bình.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150101-palestine-muon-gia-nhap-cpi-my-phan-ung-gay-gat/
Tòa hình sự quốc tế xét đơn kiện của Palestine về tội ác chiến tranh
An ninh được tăng cường tại Jerusalem: Israel phản đối quyết định của Tòa án hình sự quốc tế xét đơn kiện của Palestine - REUTERS /Ammar Awad
Hôm qua 16/01/2015, văn phòng công tố của Tòa án hình sự quốc tế (CPI), có trụ sở tại La Haye tuyên bố đang tiến hành giai đoạn xem xét ban đầu về « tình hình » tại các vùng đất của người Palestine.
Thủ tục chính thức đầu tiên này có thể dẫn đến việc mở ra vụ án về tội ác chiến tranh tại Gaza. Phía Palestine hài lòng, trong khi đó Israel phản đối kịch liệt quyết định của CPI. Thông tín viên Murielle Paradon tường trình từ Jerusalem,
Dù đây chỉ là một sự xem xét ban đầu, nhưng đối với người Palestine, điều này rất quan trọng. Đây là dấu hiệu cho thấy cỗ máy bắt đầu khởi động. Tòa hình sự quốc tế sẽ xem xét liệu có tồn tại « một cơ sở hợp lý » - theo các thuật ngữ của tòa – để mở ra một cuộc điều tra về các tội ác có thể xảy ra tại các vùng đất Palestine, kể từ ngày 13/06.
Ngày này tương ứng với thời điểm Tel Aviv khởi sự chiến dịch bắt bớ và đàn áp tại Cisjordani, ngay sau vụ mất tích của ba thanh niên Israel. Chiến dịch này đạt tới đỉnh điểm với cuộc chiến tại Gaza, mùa hè năm ngoái, khiến hơn 2.200 người chết.
Palestine đã gia nhập Tòa án hình sự quốc tế CPI vào đầu tháng 1/2015, với niềm tin là tòa án này sẽ mở một cuộc điều tra về tội ác chiến tranh và sẽ trừng phạt các thủ phạm. Về phần mình, Israel lên án đây là một vụ scandal. Đối với Ngoại trưởng Israel, Avigdor Lieberman, Israel chỉ « tự vệ chống lại quân khủng bố ». Theo ông, « quân đội Israel là quân đội đạo đức nhất thế giới ».
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jeff Rathke đánh giá quyết định trên là một điều kỳ quặc tức cười, vì « Israel – quốc gia phải đối mặt với hàng nghìn đạn pháo khủng bố nhắm vào dân thường và các khu dân sự - lại trở thành đối tương điều tra của Tòa hình sự quốc tế ».
Theo AFP, quyết định xem xét theo yêu cầu của Palestine nói trên là hệ quả gần nhất của chiến dịch phản công ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc của chính quyền Palestine. Tòa hình sự quốc tế có thể mở điều tra từ ngày 01/04/2015. Vẫn theo Ngoại trưởng Israel, Tel Aviv không nằm trong số 123 quốc gia tham gia Công ước Roma, vì thế nước này không thể hợp tác với Tòa hình sự quốc tế.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Amnesty International hoan nghênh quyết định của CPI, cho phép « chấm dứt tình trạng kẻ làm ác không bị trừng phạt, khiến vòng xoáy tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại tiếp diễn không thôi ».
Trong quá khứ, Palestine từng đề nghị Tòa án CPI can thiệp, nhưng không được chấp nhận, vì Palestine không có cương vị tại Liên Hiệp Quốc. Cuối 2012, Palestien đã được công nhận « quy chế quốc gia quan sát viên » tại Liên Hiệp Quốc. Điều này cho phép Palestine được gia nhập nhiều công ước và định chế quốc tế, trong đó có Tòa án hình sự quốc tế.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150117-toa-hinh-su-quoc-te-xet-don-kien-cua-palestine-ve-toi-ac-chien-tranh-tai-gaza/
Dù đây chỉ là một sự xem xét ban đầu, nhưng đối với người Palestine, điều này rất quan trọng. Đây là dấu hiệu cho thấy cỗ máy bắt đầu khởi động. Tòa hình sự quốc tế sẽ xem xét liệu có tồn tại « một cơ sở hợp lý » - theo các thuật ngữ của tòa – để mở ra một cuộc điều tra về các tội ác có thể xảy ra tại các vùng đất Palestine, kể từ ngày 13/06.
Ngày này tương ứng với thời điểm Tel Aviv khởi sự chiến dịch bắt bớ và đàn áp tại Cisjordani, ngay sau vụ mất tích của ba thanh niên Israel. Chiến dịch này đạt tới đỉnh điểm với cuộc chiến tại Gaza, mùa hè năm ngoái, khiến hơn 2.200 người chết.
Palestine đã gia nhập Tòa án hình sự quốc tế CPI vào đầu tháng 1/2015, với niềm tin là tòa án này sẽ mở một cuộc điều tra về tội ác chiến tranh và sẽ trừng phạt các thủ phạm. Về phần mình, Israel lên án đây là một vụ scandal. Đối với Ngoại trưởng Israel, Avigdor Lieberman, Israel chỉ « tự vệ chống lại quân khủng bố ». Theo ông, « quân đội Israel là quân đội đạo đức nhất thế giới ».
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Jeff Rathke đánh giá quyết định trên là một điều kỳ quặc tức cười, vì « Israel – quốc gia phải đối mặt với hàng nghìn đạn pháo khủng bố nhắm vào dân thường và các khu dân sự - lại trở thành đối tương điều tra của Tòa hình sự quốc tế ».
Theo AFP, quyết định xem xét theo yêu cầu của Palestine nói trên là hệ quả gần nhất của chiến dịch phản công ngoại giao tại Liên Hiệp Quốc của chính quyền Palestine. Tòa hình sự quốc tế có thể mở điều tra từ ngày 01/04/2015. Vẫn theo Ngoại trưởng Israel, Tel Aviv không nằm trong số 123 quốc gia tham gia Công ước Roma, vì thế nước này không thể hợp tác với Tòa hình sự quốc tế.
Tổ chức bảo vệ nhân quyền Amnesty International hoan nghênh quyết định của CPI, cho phép « chấm dứt tình trạng kẻ làm ác không bị trừng phạt, khiến vòng xoáy tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại tiếp diễn không thôi ».
Trong quá khứ, Palestine từng đề nghị Tòa án CPI can thiệp, nhưng không được chấp nhận, vì Palestine không có cương vị tại Liên Hiệp Quốc. Cuối 2012, Palestien đã được công nhận « quy chế quốc gia quan sát viên » tại Liên Hiệp Quốc. Điều này cho phép Palestine được gia nhập nhiều công ước và định chế quốc tế, trong đó có Tòa án hình sự quốc tế.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150117-toa-hinh-su-quoc-te-xet-don-kien-cua-palestine-ve-toi-ac-chien-tranh-tai-gaza/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten