dinsdag 28 oktober 2014

Tham nhũng làm suy yếu sức mạnh quân sự Trung Quốc

(Quốc tế) - Muốn con được nhập ngũ, phụ huynh phải ‘chạy’ khoảng 90.000 NDT (300 triệu đồng).


Tham nhũng làm suy yếu sức mạnh quân sự Trung Quốc
Ở Trung Quốc, muốn được nhập ngũ thì phải tốn bao nhiêu tiền?
Một công ty tuyển dụng ở tỉnh Giang Tây nước này cho biết: tỉ lệ được đi còn phụ thuộc vào “quan hệ”, nhưng cũng rơi vào tầm 90.000 NDT (khoảng 300 triệu đồng Việt Nam).
Đầu vào có hạn, lại thêm tỉ lệ trượt kỳ thi thể chất khá cao khiến các bậc phụ huynh phải dùng đến tiền để giành chỗ cho con trong mùa nhập ngũ kéo dài suốt tháng 9. Được vào quân đội là có công việc ổn định, đối với một số thành phần thì đây còn là con đường bước ra khỏi đói nghèo.
Một cán bộ tuyển dụng tại Giang Tây cho biết: “Giá trung bình vào khoảng 80.000 – 90.00080.000 – 90.000 NDT. Nếu có quan hệ thật tốt thì chỉ mất 50.000 – 60.00050.000 – 60.000 NDT cho mỗi suất mà thôi, còn quan hệ vừa phải thì ít cũng phải 100.000 NDT”.
Con số này phản ánh thách thức mà chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải đối mặt khi vừa phải tiêu diệt tham nhũng trong quân sự lại vừa phải tăng cường sức mạnh cho quân đội nước này. Mặc dù nhiều cán bộ cao cấp đã bị xử lý vi phạm, cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương Từ Tài Hậu mới đây cũng đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng Sản vì nhận hối lộ thì tình hình tham nhũng vẫn đang xuất hiện ở những vùng nông thôn, các thành thị nhỏ ngay cả lúc kỳ nhập ngũ còn chưa tới.
Tòng quân để thoát nghèo
Tòng quân là một cách giúp thanh niên thoát khỏi làng quê và có được nghề nghiệp ổn định. Ngay cả đối với lớp trẻ thành thị, con đường này cũng vô cùng hấp dẫn, nhất là với những ai đang gặp khó khăn khi tìm việc. Ông Tằng Chí Bình, phó chủ tịch Viện Công nghệ Nam Xương ở Giang Tây, nhận xét: Thời nay đi tòng quân càng ngày càng giống như một nghề kiếm sống chứ chẳng còn là biểu hiệu của lòng yêu nước. Mọi quyết định đều được người ta cân nhắc đưa ra trên góc độ kinh tế”.
Nhập ngũ không chỉ mang lại thu nhập ổn định mà còn cả các “khoản” sau đó nữa. Các cuộc thanh tra vào tháng 4 tại Bắc Kinh và Tế Nam cho biết, trong thăng tiến, xây dựng và phân bố công trình quân sự đều có sự “bất thường”, lạm dụng tài sản mà nhất là đất đai.
“Văn hóa quan hệ”
Thiếu tướng Từ Quang Dụ về hưu của nước này nhận định: “Không thể loại bỏ tham nhũng ở mức độ cơ bản bởi nó đã trở thành văn hóa. Lãnh đạo trung ương biết tham nhũng là kẻ thù số một mà quân đội đang phải đối mặt. Nếu không có các biện pháp cứng rắn thì quân đội sẽ không đủ sức chống lại một cuộc chiến tranh hiện đại”.
Theo Luật nghĩa vụ quân sự Trung Quốc, nam giới đủ 18 tuổi là có thể đi tòng quân, đây là việc hoàn toàn tự nguyện. Không kể là tham gia nghĩa vụ hai năm hay vào học viện Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, tất cả các ứng viên phải vượt qua kỳ thi học vấn lẫn thể chất cũng như đánh giá cam kết với Đảng.
Dù đã mạnh tay nhưng tham nhũng vẫn len lỏi
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết nhắm vào cả “hổ” lẫn “ruồi”, tức quan chức cao, và cả quan chức thấp trong cuộc chiến chống tham nhũng. Quân đội nước này đang nhằm mục tiêu khẳng định vị thế trong khu vực.
Quân đội Trung Quốc đã nới lỏng các tiêu chuẩn thể lực để thu hút những tân binh được ăn học đàng hoàng. Chiều cao cho nam giảm từ 1m8 xuống còn 1m6. Tiêu chuẩn thị lực cũng được nới lỏng vì 70% học sinh, sinh viên Trung Quốc bị cận thị. Việc này có thể làm giảm tham nhũng ở một mức độ ít ỏi nào đó. Nhưng dù các gia đình nông thôn dùng tiền để giành suất của những người đáp ứng đủ điều kiện hơn, thì đằng nào quân đội cũng phải chi thêm kinh phí để đào tạo về sau.
Quân đội nước này còn đang xem xét cải cách hệ thống đánh giá để tập trung vào năng lực, kiểm tra nhân sự để quyết định thăng chức hay cho về hưu. Nước này đã áp dụng hệ thống phân loại vi tính trong kỳ thi tuyển nghĩa vụ quân sự tại các tỉnh thành trong năm 2009. Tuy nhiên, ở nhiều vùng nông thôn, hối lộ vẫn chưa thể chặn đứng được hoàn toàn.
Tham nhũng làm suy yếu sức mạnh quân sự
Trong năm nay, ngân sách quân sự của Trung Quốc sẽ tăng 12,2%, kinh phí tập trung vào các loại vũ khí công nghệ cao và nâng cao tầm chiến đấu của hải quân, không quân. Chất lượng đào tạo, vũ khí, giám sát của quân đội nước này cũng đang được cải thiện nhằm mục tiêu triển khai được các cuộc tấn công tinh vi hơn so với Hoa Kỳ và các nước khác.
Tuy nhiên, ông Hứa Kỳ Lượng, Phó Chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc, đã nhận định rằng: “Mức độ tiên tiến của quân đội Trung Quốc vẫn còn đứng dưới những nước có nền quân sự mạnh nhất thế giới.” La Viện, một thiếu tướng về hưu của nước này, nhận xét: “Tham nhũng làm suy yếu sức mạnh quân đội.”
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng đã trích dẫn nhiều trường hợp khiếu nại về việc tuyển dụng tòng quân. Tờ Nhật Báo Nhân Dân nước này đã đăng tải trường hợp của Wang Qian, một học sinh tốt nghiệp trung học tại Hồ Nam vừa mới vượt qua kỳ thi đầu vào quân sự.
Văn phòng tuyển dụng địa phương yêu cầu em nộp 100.000 NDT. Khi em nói mình không có đủ tiền thì kết quả của em bị hủy bỏ. Các cán bộ ở đây lấy lý do sở dĩ Wang không được nhận nữa là vì gia đình em có dính dáng vào tranh chấp tài chính và sẽ gây ảnh hưởng xấu cho quân đội nếu em tham gia.
Ngay cả khi chính phủ đã kêu gọi phong trào chống tham nhũng, người ta thấy vẫn phải bắt buộc tuân theo những “luật bất thành văn” và dùng tiền để giải quyết.
(Theo Trí Thức Trẻ)
Bài viết, video, hình ảnh đóng góp cho chuyên mục vui lòng gửi về banbientap@nguyentandung.org

http://nguyentandung.org/tham-nhung-lam-suy-yeu-suc-manh-quan-su-trung-quoc.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten