Biển Đông : Trung Quốc hoàn tất sân bay vũ trụ trên đảo Hải Nam
Hỏa tiễn Trường Chinh 2F của Trung Quốc được phóng lên từ căn cứ Tửu Tuyền (Jiuquan) tỉnh Cam Túc ngày 11/06/2013. Hình ảnh này có thể được thấy săp tới đây trên đảo Hải Nam với việc hoàn tất căn cứ Văn Xương.Reuters
Trung Quốc đã hoàn tất công trình xây dựng căn cứ phóng phi thuyền thứ tư trên đảo Hải Nam. Theo báo chí Trung Quốc hôm nay 18/10/2014, đây là một căn cứ siêu hiện đại có thể phóng những hỏa tiễn nặng hơn, dành cho những chương trình kỹ thuật cao.
Trung tâm vũ trụ Văn Xương (Wenchang) nằm xa nhất ở phía Nam so với các trung tâm khác, có thể gởi lên những vệ tinh địa tĩnh mà quỹ đạo nằm trên đường xích đạo. Vị trí khu vực xích đạo cũng giúp gia tăng đáng kể trọng tải được phóng đi. Đây là yếu tố mấu chốt cho những chương trình vũ trụ có phi hành gia, các phi vụ thám hiểm ở khoảng cách thật xa, và việc xây dựng các trạm vũ trụ - mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc.
Căn cứ này có thể giúp tiết kiệm 15% lượng nhiên liệu tiêu thụ so với các hỏa tiễn phóng đi từ căn cứ Tây Xương (Xichang) ở Tứ Xuyên. Chuyên gia Bàng Chi Hạo (Pang Zhihao), được China Daily trích lời cho biết, với căn cứ Văn Xương, việc dùng đường biển vận chuyển đến đây các bộ phận của hỏa tiễn Trường Chinh 5 trong tương lai sẽ trở thành hiện thực. Trường Chinh 5 có khả năng mang theo trọng tải tương tự với hỏa tiễn Ariane 5 của châu Âu.
Hơn nữa, việc phóng hỏa tiễn trên Biển Đông giúp giảm nhẹ các rủi ro liên quan đến việc các tầng của tên lửa bị rơi xuống. Tại Trung Quốc, các bộ phận của hỏa tiễn hay mảnh vỡ động cơ rớt xuống các khu vực dân cư, phá hủy nhà cửa, không phải là chuyện hiếm hoi. Những thiệt hại loại này từ lâu bị giữ bí mật, các nạn nhân bị gây áp lực để không tiết lộ một điều gì.
Nhân dân Nhật báo hôm qua khẳng định, căn cứ Văn Xương « sẵn sàng đi vào hoạt động », nhưng không nói rõ bao giờ sẽ khai trương.
Tại Văn Xương, nơi một khu vui chơi giải trí sẽ đón tiếp khách đến tham quan các bệ phóng. Nơi đây sẽ trở thành một ưu thế du lịch mới của đảo Hải Nam, hiện đang có các bãi biển thu hút cả giới trung lưu lẫn thượng lưu Trung Quốc.
Bắc Kinh dành nhiều tỉ đô la cho việc chinh phục vũ trụ, được coi là biểu tượng cho sức mạnh mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy vậy một phần lớn chương trình được dành cho những thử nghiệm đã được người Mỹ và người Nga thực hiện từ ba chục năm trước.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141018-bien-dong-trung-quoc-hoan-tat-san-bay-vu-tru-tren-dao-hai-nam/
Căn cứ này có thể giúp tiết kiệm 15% lượng nhiên liệu tiêu thụ so với các hỏa tiễn phóng đi từ căn cứ Tây Xương (Xichang) ở Tứ Xuyên. Chuyên gia Bàng Chi Hạo (Pang Zhihao), được China Daily trích lời cho biết, với căn cứ Văn Xương, việc dùng đường biển vận chuyển đến đây các bộ phận của hỏa tiễn Trường Chinh 5 trong tương lai sẽ trở thành hiện thực. Trường Chinh 5 có khả năng mang theo trọng tải tương tự với hỏa tiễn Ariane 5 của châu Âu.
Hơn nữa, việc phóng hỏa tiễn trên Biển Đông giúp giảm nhẹ các rủi ro liên quan đến việc các tầng của tên lửa bị rơi xuống. Tại Trung Quốc, các bộ phận của hỏa tiễn hay mảnh vỡ động cơ rớt xuống các khu vực dân cư, phá hủy nhà cửa, không phải là chuyện hiếm hoi. Những thiệt hại loại này từ lâu bị giữ bí mật, các nạn nhân bị gây áp lực để không tiết lộ một điều gì.
Nhân dân Nhật báo hôm qua khẳng định, căn cứ Văn Xương « sẵn sàng đi vào hoạt động », nhưng không nói rõ bao giờ sẽ khai trương.
Tại Văn Xương, nơi một khu vui chơi giải trí sẽ đón tiếp khách đến tham quan các bệ phóng. Nơi đây sẽ trở thành một ưu thế du lịch mới của đảo Hải Nam, hiện đang có các bãi biển thu hút cả giới trung lưu lẫn thượng lưu Trung Quốc.
Bắc Kinh dành nhiều tỉ đô la cho việc chinh phục vũ trụ, được coi là biểu tượng cho sức mạnh mới của đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy vậy một phần lớn chương trình được dành cho những thử nghiệm đã được người Mỹ và người Nga thực hiện từ ba chục năm trước.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141018-bien-dong-trung-quoc-hoan-tat-san-bay-vu-tru-tren-dao-hai-nam/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten