2012 : Năm ‘con giòng cháu giống’ lên lãnh đạo Đông Bắc Á
Bà Park Geun Hye vẫy chào những người ủng hộ tại Seoul ngày 19/12/2012.
REUTERS/Kim Hong-Ji
Theo nhiều nhà phân tích, thành phần xuất thân của bốn người này sẽ có một ảnh hưởng nhất định trên chính sách đối ngoại của quốc gia mà họ lãnh đạo, đặc biệt là trong bối cảnh giữa các nước này còn nhiều vết thương lịch sử chưa được chữa lành, những vết thương mà cha ông họ từng góp phần gây ra.
Kim Jong Un, tân lãnh đạo Bắc Triều Tiên, là cháu nội của Kim Il Sung, người sáng lập ra nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, nhân vật được ca ngợi như là đã đóng một vai trò quyết định trong việc giải phóng bán đảo Triều Tiên khỏi ách thực dân Nhật.
Tập Cận Bình, người hiện đã trở thành lãnh đạo số một của Trung Quốc, là con trai của Tập Trọng Huân, một ‘anh hùng cách mạng’ của đảng Cộng Sản Trung Quốc mà tính chính đáng bắt nguồn từ cuộc đấu tranh đánh đuổi Nhật Bản ra khỏi Trung Quốc.
Đối lập với hai người trên là Shinzo Abe, người vừa chính thức trở lại làm thủ tướng Nhật Bản vào hôm qua, 26/12, là cháu trai của Nobusuke Kishi, một bộ trưởng trong thời chiến đã từng tham gia vào việc cai trị vùng Mãn Châu bị Nhật chiếm đóng. Đây là một gia đình từ đời ông đến đời cháu, đều không ngần ngại biện minh cho nước Nhật thời đế quốc.
Riêng tại Hàn Quốc, tân Tổng thống vừa được bầu là bà Park Geun Hye, con gái của Park Chung Hee, cựu Tổng thống độc tài đã đưa đất nước vươn lên về mặt kinh tế, đã bình thường hóa bang giao với Nhật Bản vào năm 1965, nhưng bị ám sát chết vào năm 1979. Trước lúc qua đời, cha tân Tổng thống Hàn Quốc từng hai lần bị điệp viên Bắc Triều Tiên mưu sát, và trong một lần vào năm 1974, chính mẹ của bà Park Geun Hye bị trúng đạn tử thương.
Với bốn người cầm lái mới như trên, bang giao giữa các nước Đông Bắc Á cần phải được chú ý theo dõi, đặc biệt là quan hệ Nhật Hàn và Nhật Trung đang bị vấn đề tranh chấp biển đảo khuấy động. Nhìn rộng ra toàn khu vực, sự kiện đáng quan tâm nhất tuy nhiên lại là ý hướng của tân lãnh đạo Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh đang càng lúc càng tỏ rõ tham vọng độc chiếm Biển Đông bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng, từ Việt Nam, Philippines, cho đến Malaysia, Brunei.
Trong bài phỏng vấn dành cho RFI, ông Ngô Nhân Dụng, bình luận gia báo Người Việt tại California (Hoa Kỳ), ghi nhận là việc cha mẹ làm chính trị, rồi con cũng làm chính trị theo là điều phổ biến khắp nơi chứ không riêng ở châu Á. Có điều là ở các thể chế độc tài như Bắc Triều Tiên hay Trung Quốc, vấn đề ‘cha truyền con nối’ dễ dàng hơn là ở các nước dân chủ.
Đáng chú ý nhất trong các tân lãnh đạo Đông Bắc Á, theo ông Ngô Nhân Dụng, chính là bà Park Geun Huye, một con người được cho là rất bình dị, cho dù là con gái của một nhà cựu độc tài Hàn Quốc.
Điều đáng lo ngại nhất đối với Việt Nam tuy nhiên là sự kiện tân lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình lại là một người rất thân cận với giới tướng lãnh Trung Quốc, mà giới tướng lãnh này không ngần ngại gây sự với các nước láng giềng, để thúc đẩy lợi ích của họ.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121227-2012-nam-%E2%80%98con-giong-chau-giong%E2%80%99-len-lanh-dao-dong-bac-a
Kim Jong Un, tân lãnh đạo Bắc Triều Tiên, là cháu nội của Kim Il Sung, người sáng lập ra nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, nhân vật được ca ngợi như là đã đóng một vai trò quyết định trong việc giải phóng bán đảo Triều Tiên khỏi ách thực dân Nhật.
Tập Cận Bình, người hiện đã trở thành lãnh đạo số một của Trung Quốc, là con trai của Tập Trọng Huân, một ‘anh hùng cách mạng’ của đảng Cộng Sản Trung Quốc mà tính chính đáng bắt nguồn từ cuộc đấu tranh đánh đuổi Nhật Bản ra khỏi Trung Quốc.
Đối lập với hai người trên là Shinzo Abe, người vừa chính thức trở lại làm thủ tướng Nhật Bản vào hôm qua, 26/12, là cháu trai của Nobusuke Kishi, một bộ trưởng trong thời chiến đã từng tham gia vào việc cai trị vùng Mãn Châu bị Nhật chiếm đóng. Đây là một gia đình từ đời ông đến đời cháu, đều không ngần ngại biện minh cho nước Nhật thời đế quốc.
Riêng tại Hàn Quốc, tân Tổng thống vừa được bầu là bà Park Geun Hye, con gái của Park Chung Hee, cựu Tổng thống độc tài đã đưa đất nước vươn lên về mặt kinh tế, đã bình thường hóa bang giao với Nhật Bản vào năm 1965, nhưng bị ám sát chết vào năm 1979. Trước lúc qua đời, cha tân Tổng thống Hàn Quốc từng hai lần bị điệp viên Bắc Triều Tiên mưu sát, và trong một lần vào năm 1974, chính mẹ của bà Park Geun Hye bị trúng đạn tử thương.
Với bốn người cầm lái mới như trên, bang giao giữa các nước Đông Bắc Á cần phải được chú ý theo dõi, đặc biệt là quan hệ Nhật Hàn và Nhật Trung đang bị vấn đề tranh chấp biển đảo khuấy động. Nhìn rộng ra toàn khu vực, sự kiện đáng quan tâm nhất tuy nhiên lại là ý hướng của tân lãnh đạo Trung Quốc trong bối cảnh Bắc Kinh đang càng lúc càng tỏ rõ tham vọng độc chiếm Biển Đông bất chấp tuyên bố chủ quyền của các láng giềng, từ Việt Nam, Philippines, cho đến Malaysia, Brunei.
Đáng chú ý nhất trong các tân lãnh đạo Đông Bắc Á, theo ông Ngô Nhân Dụng, chính là bà Park Geun Huye, một con người được cho là rất bình dị, cho dù là con gái của một nhà cựu độc tài Hàn Quốc.
Điều đáng lo ngại nhất đối với Việt Nam tuy nhiên là sự kiện tân lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình lại là một người rất thân cận với giới tướng lãnh Trung Quốc, mà giới tướng lãnh này không ngần ngại gây sự với các nước láng giềng, để thúc đẩy lợi ích của họ.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121227-2012-nam-%E2%80%98con-giong-chau-giong%E2%80%99-len-lanh-dao-dong-bac-a
Geen opmerkingen:
Een reactie posten