Du khách đang đổ về thủ đô Washington ngắm cảnh đẹp vô song của những cây anh đào nở rộ quanh một cái hồ của thành phố. Nhiều người biết những cây hoa này có nguồn gốc từ Nhật, nhưng ít ai biết đằng sau vẻ đẹp này, cách hồ này không xa, là một đài tưởng niệm lòng yêu nước của người Mỹ gốc Nhật.
Thủ đô Hoa Kỳ luôn luôn là điểm đến được du khách ưa chuộng, nhưng thành phố còn hấp dẫn hơn nữa vào thời điểm này. Lễ Hội Hoa Anh Đào đang nở rộ, và còn được thiên nhiên góp sức. Những chùm hoa màu hồng tươi đẹp đua nở trên cây vòng quanh hồ Tidal bên sông Potomac.
Trong lúc nhiều du khách chen chúc trên những lối đi, vẫn còn khoảng 100 gốc anh đào rất già. Những cây này là lớp còn lại trong số 3.000 cây mà Nhật đã tặng Mỹ vào năm 1912, cách đây 100 năm, như một cử chỉ hữu nghị.
Vì những cây anh đào đợt đầu chết dần mòn trong những năm giữa thập niên 1960, Nhật lại tặng thêm một đợt nữa gồm 3.800 cây mới.
Nằm giữa chùm cây cả mới lẫn cũ này, là một chiếc đèn lồng cổ bằng đá, chạm theo hình một ngôi chùa, cũng được gửi từ Nhật sang vào năm 1954, được thắp sáng mỗi năm vào dịp này.
Điều mà nhiều khách ngắm hoa không biết rõ, là còn có một di tích liên quan đến người Nhật, mới mẻ hơn trong thành phố này, được dựng lên cũng gần đó vào năm 2000 trong một công viên nhỏ nằm đối diện khuôn viên Quốc Hội Hoa Kỳ.
Được thiết kế như là một nơi để suy tư và học tập, Đài Kỷ Niệm Lòng Yêu Nước người Mỹ gốc Nhật nói về hai câu chuyện.
Một, là câu chuyện kiêu hùng đáng tự hào về chiến công của những người Mỹ gốc Nhật chiến đấu cho Hoa Kỳ trong Thế Chiến thứ 2.
Chuyện kia là một câu chuyện đáng hổ thẹn.
Có 10 cái tên được ghi trên một bức tường. Đó là tên của những trại giữ người, mà những người phê bình khắc nghiệt nhất gọi là một thứ trại tập trung của Mỹ. Tại những nơi này, 120.000 người Mỹ gốc Nhật, tất cả đều là công dân Mỹ, đã bị quản chế trong cùng một cuộc chiến.
Chính Giám đốc Điều hành đài Kỷ Niệm này, bà Cherry Tsutsumida, một công chức y tế liên bang lâu năm, là một trong những trẻ em bị đẩy vào một trại quản như vậy. Bà sống chen chúc cùng gia đình tại một trại ở khu vực sa mạc Arizona. Bà nói với VOA:
“Dù cha tôi chỉ là một nông gia, nhưng họ cứ cho rằng ông có tất cả những đặc tính của những người Nhật xấu bên Nhật lúc đó. Hậu quả là chúng tôi, những đứa con, đã bị chụp cái nón người Mỹ phản bội. Một số bạn người Trung Hoa của chúng tôi phải mang những tấm bảng trên người có ghi dòng chữ ‘chúng tôi không phải là người Nhật,’ khiến chúng tôi càng bị cô lập và mang cảm giác mình phạm lỗi về một cái gì đó mà chúng tôi không hiểu nổi.”
Trong một động thái chưa từng có, Quốc Hội Hoa Kỳ năm 1988 đã chính thức công khai xin lỗi và bồi thường 20.000 đôla cho mỗi người bị đưa vào trại quản chế hồi đó vẫn còn sống. Những người ủng hộ Đài Tưởng Niệm người Mỹ gốc Nhật nói rằng đó là một điều nhắc nhở cho một quốc gia tự do là đừng bao giờ chấp nhận tước bỏ các quyền cá nhân của những công dân tuân thủ luật pháp.
http://www.voanews.com/vietnamese/news/us/japanese-american-memorial-03-23-12-143997596.html
Trong lúc nhiều du khách chen chúc trên những lối đi, vẫn còn khoảng 100 gốc anh đào rất già. Những cây này là lớp còn lại trong số 3.000 cây mà Nhật đã tặng Mỹ vào năm 1912, cách đây 100 năm, như một cử chỉ hữu nghị.
Vì những cây anh đào đợt đầu chết dần mòn trong những năm giữa thập niên 1960, Nhật lại tặng thêm một đợt nữa gồm 3.800 cây mới.
Nằm giữa chùm cây cả mới lẫn cũ này, là một chiếc đèn lồng cổ bằng đá, chạm theo hình một ngôi chùa, cũng được gửi từ Nhật sang vào năm 1954, được thắp sáng mỗi năm vào dịp này.
Điều mà nhiều khách ngắm hoa không biết rõ, là còn có một di tích liên quan đến người Nhật, mới mẻ hơn trong thành phố này, được dựng lên cũng gần đó vào năm 2000 trong một công viên nhỏ nằm đối diện khuôn viên Quốc Hội Hoa Kỳ.
Được thiết kế như là một nơi để suy tư và học tập, Đài Kỷ Niệm Lòng Yêu Nước người Mỹ gốc Nhật nói về hai câu chuyện.
Một, là câu chuyện kiêu hùng đáng tự hào về chiến công của những người Mỹ gốc Nhật chiến đấu cho Hoa Kỳ trong Thế Chiến thứ 2.
Chuyện kia là một câu chuyện đáng hổ thẹn.
Có 10 cái tên được ghi trên một bức tường. Đó là tên của những trại giữ người, mà những người phê bình khắc nghiệt nhất gọi là một thứ trại tập trung của Mỹ. Tại những nơi này, 120.000 người Mỹ gốc Nhật, tất cả đều là công dân Mỹ, đã bị quản chế trong cùng một cuộc chiến.
Chính Giám đốc Điều hành đài Kỷ Niệm này, bà Cherry Tsutsumida, một công chức y tế liên bang lâu năm, là một trong những trẻ em bị đẩy vào một trại quản như vậy. Bà sống chen chúc cùng gia đình tại một trại ở khu vực sa mạc Arizona. Bà nói với VOA:
“Dù cha tôi chỉ là một nông gia, nhưng họ cứ cho rằng ông có tất cả những đặc tính của những người Nhật xấu bên Nhật lúc đó. Hậu quả là chúng tôi, những đứa con, đã bị chụp cái nón người Mỹ phản bội. Một số bạn người Trung Hoa của chúng tôi phải mang những tấm bảng trên người có ghi dòng chữ ‘chúng tôi không phải là người Nhật,’ khiến chúng tôi càng bị cô lập và mang cảm giác mình phạm lỗi về một cái gì đó mà chúng tôi không hiểu nổi.”
Trong một động thái chưa từng có, Quốc Hội Hoa Kỳ năm 1988 đã chính thức công khai xin lỗi và bồi thường 20.000 đôla cho mỗi người bị đưa vào trại quản chế hồi đó vẫn còn sống. Những người ủng hộ Đài Tưởng Niệm người Mỹ gốc Nhật nói rằng đó là một điều nhắc nhở cho một quốc gia tự do là đừng bao giờ chấp nhận tước bỏ các quyền cá nhân của những công dân tuân thủ luật pháp.
http://www.voanews.com/vietnamese/news/us/japanese-american-memorial-03-23-12-143997596.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten