Ở Việt Nam, mỗi khi có giải phóng mặt bằng mà người sống trên mặt bằng không chịu di dời thì nhà nước cưỡng chế. Ở Mỹ, nếu chủ đất không muốn giải phóng thì vất vả đấy, chứ không đùa đâu.
Hình: AP
Trước khi xây dựng một khu chung cư hoặc khu thương mại lớn, công ty phát triển bất động sản phải mua tất cả số đất trên đó các tòa nhà này sẽ mọc lên. Thông thường những vụ mua bán đó diễn ra một cách âm thầm vì nếu tin tức lọt ra ngoài, các chủ đất có thể tăng giá.
Thỉnh thoảng cũng có những người nhất định không chịu bán lại nhà đất của họ với bất cứ giá nào. Phần đông những người này được giới trong nghề gọi là những “ông bà già cổ hủ”, hoặc những “cái cọc gai”, hoặc “những người tử thủ.”
Họ là những người có quá nhiều kỷ niệm với căn nhà hoặc cửa hàng đang có đến độ không chịu nổi khi phải chia tay chúng. Họ bám chặt lấy chỗ của mình, nên người Mỹ có cụm từ “những căn nhà đinh” hoặc “ngoan cố như đã đóng đinh.”
Xin giới thiệu một ví dụ cổ điển:
Vào thập niên 1960, công ty giải trí Disney kín đáo mua lại 11 hecta đất tại giữa bang Florida để xây một khu giải trí lớn. Nhưng có hai gia đình nhất định không chịu bán lại những lô đất đầm lầy của họ. Công ty Disney phải vẽ lại một hệ thống kênh thoát nước vòng quanh các lô đất đó, và cả hai khu đất cá nhân sở hữu vẫn còn trụ và nằm lọt thỏm trong khu giải trí Disney cho đến bây giờ.
Và cách đây ít năm, một cư dân thủ đô Washington đã từ chối món tiền nhiều triệu để bán lại căn nhà hai tầng loại liền vách mà ông ta dùng làm văn phòng hành nghề kiến trúc. Công ty phát triển xây dựng phải dùng xe đào đất đào sâu xung quanh 3 mặt nhà của ông.
Người chủ đất này nói khi nào tòa nhà xây lên quanh nhà ông, ông sẽ mở một tiệm bán bánh pizza. Nhiều người chế nhạo ông, bảo rằng ông phải bán cả trăm ngàn bánh pizza mới bằng khoản tiền mà người ta đã đề nghị và ông đã từ chối. Cuối cùng ông chẳng mở tiệm pizza, và năm ngoái ông đã rao bán căn nhà với giá không bằng phân nửa số tiền mà công ty xây dựng đã đề nghị. Không rõ ông đã tìm ra người mua chưa.
Ở Mỹ, người phát triển nhà đất có thể dùng biện pháp gì đối với những chủ nhà đất cứng đầu đó? Một vài người nhờ tới chính quyền địa phương, để họ xếp dự án của mình vào loại “tái phát triển đô thị.” Bằng cách đó, các giới chức được trao thẩm quyền, theo luật gọi là “vùng quan trọng”, thường áp dụng trong những trường hợp xây dựng những khu công ích như đường xá... buộc người sở hữu nhà đất phải bán và dọn đi chỗ khác.
Nhưng nếu người phát triển nhà đất không vận động được chính quyền tham gia, thì cách kiện cáo đôi lúc cũng làm người chủ nhà bỏ cuộc. Lý do là người phát triển nhà đất thường có nhiều tiền để trả luật sư hơn là những cá nhân sở hữu nhà đất.
Thêm một điều nữa, rất nhiều công ty phát triển nhà đất cũng đã học được một điều, là mang một bà cụ già nhỏ nhắn ra trước tòa án chẳng phải là một ý tưởng hay ho gì, vì bà cụ và căn nhà nhỏ bướng bỉnh của bà nằm giữa khu nhà chọc trời có thể làm thẩm phán hoặc bồi thẩm đoàn mủi lòng và cho bà cụ thắng kiện.
Thỉnh thoảng cũng có những người nhất định không chịu bán lại nhà đất của họ với bất cứ giá nào. Phần đông những người này được giới trong nghề gọi là những “ông bà già cổ hủ”, hoặc những “cái cọc gai”, hoặc “những người tử thủ.”
Họ là những người có quá nhiều kỷ niệm với căn nhà hoặc cửa hàng đang có đến độ không chịu nổi khi phải chia tay chúng. Họ bám chặt lấy chỗ của mình, nên người Mỹ có cụm từ “những căn nhà đinh” hoặc “ngoan cố như đã đóng đinh.”
Xin giới thiệu một ví dụ cổ điển:
Vào thập niên 1960, công ty giải trí Disney kín đáo mua lại 11 hecta đất tại giữa bang Florida để xây một khu giải trí lớn. Nhưng có hai gia đình nhất định không chịu bán lại những lô đất đầm lầy của họ. Công ty Disney phải vẽ lại một hệ thống kênh thoát nước vòng quanh các lô đất đó, và cả hai khu đất cá nhân sở hữu vẫn còn trụ và nằm lọt thỏm trong khu giải trí Disney cho đến bây giờ.
Và cách đây ít năm, một cư dân thủ đô Washington đã từ chối món tiền nhiều triệu để bán lại căn nhà hai tầng loại liền vách mà ông ta dùng làm văn phòng hành nghề kiến trúc. Công ty phát triển xây dựng phải dùng xe đào đất đào sâu xung quanh 3 mặt nhà của ông.
Người chủ đất này nói khi nào tòa nhà xây lên quanh nhà ông, ông sẽ mở một tiệm bán bánh pizza. Nhiều người chế nhạo ông, bảo rằng ông phải bán cả trăm ngàn bánh pizza mới bằng khoản tiền mà người ta đã đề nghị và ông đã từ chối. Cuối cùng ông chẳng mở tiệm pizza, và năm ngoái ông đã rao bán căn nhà với giá không bằng phân nửa số tiền mà công ty xây dựng đã đề nghị. Không rõ ông đã tìm ra người mua chưa.
Ở Mỹ, người phát triển nhà đất có thể dùng biện pháp gì đối với những chủ nhà đất cứng đầu đó? Một vài người nhờ tới chính quyền địa phương, để họ xếp dự án của mình vào loại “tái phát triển đô thị.” Bằng cách đó, các giới chức được trao thẩm quyền, theo luật gọi là “vùng quan trọng”, thường áp dụng trong những trường hợp xây dựng những khu công ích như đường xá... buộc người sở hữu nhà đất phải bán và dọn đi chỗ khác.
Nhưng nếu người phát triển nhà đất không vận động được chính quyền tham gia, thì cách kiện cáo đôi lúc cũng làm người chủ nhà bỏ cuộc. Lý do là người phát triển nhà đất thường có nhiều tiền để trả luật sư hơn là những cá nhân sở hữu nhà đất.
Thêm một điều nữa, rất nhiều công ty phát triển nhà đất cũng đã học được một điều, là mang một bà cụ già nhỏ nhắn ra trước tòa án chẳng phải là một ý tưởng hay ho gì, vì bà cụ và căn nhà nhỏ bướng bỉnh của bà nằm giữa khu nhà chọc trời có thể làm thẩm phán hoặc bồi thẩm đoàn mủi lòng và cho bà cụ thắng kiện.
Tin liên hệ
- Nước Mỹ vẫn cần các xà lan chậm chạp
- Xài lại khăn trong khách sạn để bảo vệ môi trường
- Có đúng là dân Mỹ muốn ăn uống lành mạnh không?
- Các câu đố về Tổng thống Mỹ
Geen opmerkingen:
Een reactie posten