Nhà đối lập Aung San Suu Kyi , ngày 10/12/2011.
REUTERS/Soe Zeya Tun
Liên đoàn Quốc gia Vì Dân chủ của nhà đối lập Aung San Suu Kyi thay thế chiếc nón tre bình dị bằng hình ảnh chiến đấu của con công và ngôi sao cách mạng. Báo chí chính thức loan báo tin này vài tuần sau khi giải Nobel hòa bình 91 thông báo ý định tranh cử Quốc hội bổ sung.
Từ nay, Liên đoàn Quốc gia Vì dân chủ không còn dùng biểu tượng chiếc nón tre mà thay thế bằng một huy hiệu mới mang tính chiến đấu và cách mạng. Huy hiệu mới đã được báo chí Miến Điện đăng tải vào hôm nay 12/12/2011.
Trả lời câu hỏi của AFP tại Rangun, ông Win Htein, một cán bộ của phong trào đối lập giải thích « ngôi sao trắng là biểu tượng cách mạng trong lịch sử Miến Điện » và hình ảnh « con công chiến đấu đã từng được phong trào sinh viên thanh niên sử dụng trong cuộc nổi dậy chống chính quyền quân sự năm 1988 ».
Ngày 8/8/88 ghi dấu khởi điểm cuộc tổng nổi dậy thu hút hàng trăm ngàn dân. Sau sáu tháng lung lay, chế độ quân phiệt đem quân từ các vùng biên giới về thủ đô đàn áp giới trẻ làm thiệt mạng hơn 3.000 người.
Tình hình này làm cho bà Aung San Suu Kyi, mới từ Luân Đôn hồi hương chăm sóc mẹ già bị bệnh nặng, đã bước vào cuộc tranh đấu. Chỉ hơn một năm sau, Liên đoàn Quốc gia Vì Dân chủ do bà lãnh đạo giành chiến thắng vẻ vang trong cuộc bầu cử Quốc hội dân chủ đầu tiên, gây bất ngờ cho phe quân đội.
Nhưng tập đoàn tướng lãnh từ chối không chuyển giao quyền lực. Hai mươi năm tiếp theo, như mọi người đã biết, bà Aung San Suu Kyi bị giam và quản thúc 15 năm.
Sau khi tập đoàn tướng lãnh già nua rút vào hậu trường qua bầu cử tháng 11 năm ngoái, các quyền tự do cơ bản từ từ được chính quyền « dân sự » thông báo phục hồi.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20111212-doi-lap-mien-dien-chon-huy-hieu-moi-con-cong-va-ngoi-sao-trang
Trả lời câu hỏi của AFP tại Rangun, ông Win Htein, một cán bộ của phong trào đối lập giải thích « ngôi sao trắng là biểu tượng cách mạng trong lịch sử Miến Điện » và hình ảnh « con công chiến đấu đã từng được phong trào sinh viên thanh niên sử dụng trong cuộc nổi dậy chống chính quyền quân sự năm 1988 ».
Ngày 8/8/88 ghi dấu khởi điểm cuộc tổng nổi dậy thu hút hàng trăm ngàn dân. Sau sáu tháng lung lay, chế độ quân phiệt đem quân từ các vùng biên giới về thủ đô đàn áp giới trẻ làm thiệt mạng hơn 3.000 người.
Tình hình này làm cho bà Aung San Suu Kyi, mới từ Luân Đôn hồi hương chăm sóc mẹ già bị bệnh nặng, đã bước vào cuộc tranh đấu. Chỉ hơn một năm sau, Liên đoàn Quốc gia Vì Dân chủ do bà lãnh đạo giành chiến thắng vẻ vang trong cuộc bầu cử Quốc hội dân chủ đầu tiên, gây bất ngờ cho phe quân đội.
Nhưng tập đoàn tướng lãnh từ chối không chuyển giao quyền lực. Hai mươi năm tiếp theo, như mọi người đã biết, bà Aung San Suu Kyi bị giam và quản thúc 15 năm.
Sau khi tập đoàn tướng lãnh già nua rút vào hậu trường qua bầu cử tháng 11 năm ngoái, các quyền tự do cơ bản từ từ được chính quyền « dân sự » thông báo phục hồi.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20111212-doi-lap-mien-dien-chon-huy-hieu-moi-con-cong-va-ngoi-sao-trang
Geen opmerkingen:
Een reactie posten