2011-12-28
Nhân còn vài ngày nữa là bước sang Tân Niên Dương lịch 2012, RFA điểm qua một số sự kiện nổi bật trên nhật ký mạng, tức các trang blog, trong năm 2011.Bình mới rượu cũ
Cách nay gần 1 năm, vào thời điểm năm cũ 2010 vừa nhường bước cho Năm Mới Dương Lịch 2011, người dân Việt hẳn hy vọng và mong mỏi về những đổi thay tốt đẹp, nhất là lúc đó chỉ còn vài ngày nữa sẽ xuất hiện thành phần lãnh đạo mới của VN để đảm nhận trọng trách lèo lái con thuyền dân tộc, vận mạng quốc gia.
Nhưng rải rác đó đây trong những trang nhật ký trên mạng, người ta thấy những bài viết tựa đề như “Năm Mới Có Hy Vọng Gì Mới?”, “VN Cuối Năm, Đầu Năm Có Gì Lạ?”, “Ngoái Nhìn Năm Cũ Mà…Kinh”… bày tỏ nhiều nỗi bất an và mất tin tưởng về triển vọng cho tương lai quê hương VN. Blog Dân chủ Nhân quyền cho VN, ngay ngày đầu Tân Niên 2011, phổ biến một bài thơ của Lê Thánh Thư với những dòng mở đầu như sau:
Năm mới
Chào lời nói dối cũ
Chào nụ cười thịt mỡ
Chào ánh mắt dưa hành
Chào diễn văn nhai lại
Chào lời nói dối cũ
Chào nụ cười thịt mỡ
Chào ánh mắt dưa hành
Chào diễn văn nhai lại
Có lẽ trong năm mới nhưng vì “Người ngợm cũ, mãi không có gì để mới” như nhà thơ Lê Thánh Thư vừa mô tả khiến blogger Sự thật và Công Lý không có hy vọng gì ở sự đổi thay tốt đẹp cho quê hương:
"Tôi không hy vọng gì đối với những người cầm quyền và những người sắp sửa thay thế cầm quyền luân phiên nhau của đảng CSVN. Nhưng tôi hy vọng vào nhân dân VN, lớp trẻ VN và bạn bè thế giới. Tất cả những lực lượng đó mới có thể giúp mang lại đổi thay cho VN. Chứ đừng bao giờ hy vọng ở những người đang giữ đặc quyền, đặc lợi chịu từ bỏ quyền lợi của người ta."
Giữa lúc vận nước đang gặp nhiều trắc trở, nhất là nguy cơ ngày càng lộ liễu từ Phương Bắc nên người dân rất cần tới giới lãnh đạo tài giỏi và cương nghị để lèo lái con thuyền quốc gia, nên, theo nhận xét của GS Nguyễn Hưng Quốc, thì “Hình như, với nhiều người, chút hy vọng chỉ le lói ở một điểm: Đại hội đảng lần thứ 11. Nhưng nhiều nguồn tin đáng tin cậy, thậm chí từ nơi “cung cấm” ở Hà Nội, tiết lộ về thành phần lãnh đạo mới trong tình trạng - nói theo nhà thơ Huy Cận - “Quanh quẩn mãi giữa vài ba dáng điệu, tới hay lui vẫn chừng ấy mặt người”.
Rồi thực tế đã cho thấy như vậy. Ông Nguyễn Phú Trọng, đương kim Chủ tịch Quốc Hội, lên nắm chức Tổng bí thư thay thế Nông Đức Mạnh; ông Trương Tấn Sang thay Nguyễn Minh Triết làm Chủ tịch nước, ông Nguyễn Sinh Hùng lên làm Chủ tịch Quốc Hội, và ông Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục giữ chức Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa. Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc nhận xét:
Không có ai trong bốn người ấy có khả năng làm được điều gì mới mẻ. Thứ nhất, họ đều là sản phẩm thuần thành của chế độ hiện tại. Thứ hai, trong suốt sự nghiệp khá dài của họ, chưa bao giờ họ cho thấy bất cứ cách suy nghĩ táo bạo nào cả.
Giáo sư Nguyễn Hưng Quốc
"Không có ai trong bốn người ấy có khả năng làm được điều gì mới mẻ. Thứ nhất, họ đều là sản phẩm thuần thành của chế độ hiện tại. Thứ hai, trong suốt sự nghiệp khá dài của họ, chưa bao giờ họ cho thấy bất cứ cách suy nghĩ táo bạo nào cả."
Ngay ngày đầu Đại hội Đảng hôm thứ Hai tuần này, Đảng CSVN không chấp nhận việc từ bỏ thể chế độc đảng. Ông Đinh Thế Huynh, Chủ tịch Hội Nhà Báo VN và là Uỷ viên Uỷ ban Trung Ương Đảng, khi trả lời phóng viên nước ngoài, đã khẳng định rằng VN không có nhu cầu đa nguyên, đa đảng và dứt khoát không đa nguyên, đa đảng. Lời tuyên bố đó được blogger Tô Hải theo dõi sát, và Blogger Tô Hải có nhận xét như sau:
Blogger Tô Hải: "Đối với tôi, khi nói là muôn năm sẽ là chủ nghĩa cộng sản – một cách ảo tưởng nhé – và muôn năm sẽ là ông Mắc ông Lê ngồi sừng sững ở nước VN mà lẽ ra phải nhường chỗ cho Bà Trưng, Bà Triệu, thì tôi đã phản đối nhiều lần rồi, nhưng vô ích."
Khát vọng dân chủ
Cuộc nổi dậy của người dân ở Tunisia hồi cuối năm 2010 khiến nhà độc tài Zine el-Abidine Ben Ali cùng gia đình phải rời nước lưu vong sau 23 năm cai trị xứ Bắc Phi này. Và biến cố ấy – còn gọi là “Cuộc Cách Mạng Hoa Lài”- khiến làm sụp đổ uy quyền 30 năm của Tổng thống Hosni Mubarak ở Ai Cập. Rồi tới tháng 10 năm 2011, nhà độc tài Moammar Gaddafi đã tử thương sau 42 năm cai trị độc đoán tại xứ Libya khá phong phú dầu hỏa ở Bắc Phi.
Blog "Yêu Việt Nam" có bài đề cập tới sự lan tỏa của “Tinh Thần Cách Mạng Hoa Lài”, nhận xét rằng “tuy không tin vào hệ quả domino, nhưng các nhà phân tích chắc chắn một điều là sẽ có những thay đổi lớn. Bởi vì người dân đã ý thức được quyền lợi và sức mạnh của mình, các nhà cầm quyền sẽ buộc phải thực sự quan tâm đến khát vọng của dân chúng”.
Blogger Người Buôn Gió từ Hà Nội nhận xét qua bài tựa đề “Bài Ca Chế Độc Độc Tài”, khẳng định:
"Những chế độ độc tài sớm hay muộn đều bị diệt vong, bởi chúng đi ngược lại với quyền lợi chính đáng của dân tộc."
Hồi cuối tháng 3 năm nay, cư dân Tokyo lặng lẽ đón mùa hoa Anh Đào khi vô vàn đoá hoa sắc trắng nhuốm hồng hồn nhiên nở rộ kéo dài khoảng 1 tuần trong khung trời “chỉ thấy hoa đào cợt gió đông”, giữa lúc tâm trạng bi thương của người dân Xứ Phù Tang tiếp tục trĩu nặng theo hậu quả thiên tai động đất, sóng thần khiến hàng chục ngàn người tử vong và mất tích. Và nhất là tình trạng rò rỉ chất phóng xạ từ những lò phản ứng nguyên tử tiếp diễn ngày càng đáng ngại. Giữa lúc cảnh điêu tàn, đổ nát, nguy cơ nhiễm phóng xạ cao độ tiếp tục hoành hành nạn nhân thiên tai như vậy thì nhiều câu chuyện cảm động xen lẫn tinh thần dũng cảm, kỷ luật, đức tính hy sinh, bất khuất…tiếp tục gây xúc động nhân tâm, khuất phục lòng người.
“Bài Học Nhật Bản” trên Blog Quê Choa cũng đề cập tới chính thảm cảnh ở xứ Phù Tang, về phương diện nào đó, đã “làm cho thế giới ngạc nhiên và khâm phục là người Nhật đã giữ được sự bình tĩnh lạ kỳ trước thảm hoạ có thể so với Ngày Tận Thế”
Vụ án Cù Huy Hà Vũ
Tòa án Nhân dân TP Hà Nội hôm mùng 4 tháng Tư vừa rồi phán quyết 7 năm tù 3 năm quản chế dành cho TS luật Cù Huy Hà Vũ về tội gọi là “tuyên truyền chống nhà nước XHCNVN”. Án quyết nặng nề phi lý đó càng gây thêm căm phẫn trong công luận. Chẳng hạn như, GS Phạm Toàn từ trong nước lên án "đó là một phiên tòa lưu manh, ô nhục."
Lên tiếng với đài ACTD ngay sau phiên xử kết thúc, LS Nguyễn Thị Dương Hà, vợ TS Cù Huy Hà Vũ, cho biết:
"Chồng tôi nói “Đây là vụ án mà tôi biết rằng đây là vụ án dàn dựng lên để chống lại tôi”, cho nên tôi rất là xót xa và đau lòng, tôi rất buồn bởi vì thực chất mà nói nếu hành xử theo đúng pháp luật thì chồng tôi hoàn toàn không có tội, mà thậm chí lại có công trong việc bảo vệ pháp luật, luôn luôn làm những điều tốt đẹp nhất cho chính quyền, cho nhân dân, cho tổ quốc, cho nên tôi rất là xót xa, rất là đau lòng trước việc chồng tôi bị đối xử như vậy."
Và hôm mùng 2 tháng Tám vừa qua, TS Cù Huy Hà Vũ, một người từng hành động cụ thể cho dân tộc và đất nước, bị y án sơ thẩm 7 năm tù và 3 năm quản chế tại phiên xử phúc thẩm của Tòa án Nhân dân Tối cao Hà Nội.
Những dòng cập nhật của nhiều mạng nhật ký từ trong nước cho biết xuất hiện tại phiên tòa phúc thẩm lần này, “TS luật Cù Huy Hà Vũ tõ ra mạnh mẽ, can trường”. Ngay khi bước vào phiên tòa, TS Hà Vũ đã giơ tay nói lớn, “Vì Tổ Quốc và Nhân Dân, tôi chấp nhận tất cả”.
Nỗi xót xa, đau lòng đó có lẽ không riêng ở người vợ của nạn nhân của chế độ, mà xem chừng như còn lan tỏa tới tha nhân, nhất là giới viết nhật ký trên mạng. Chẳng hạn như blogger GS Hà Văn Thịnh bày tỏ nỗi niềm của ông trước tình cảnh tù tội của TS Cù Huy Hà Vũ, và rồi buồn cho đất nước, dân tộc:
"Thứ nhất là buồn cho Cù Huy Hà Vũ. Thứ hai là buồn cho dân tộc này, đất nước này bởi vì nếu như cứ tồn tại những bất công như vậy thì đến bao giờ dân tộc mới ngóc đầu lên được, đến bao giờ Việt Nam mới đứng thẳng được như hy vọng của mọi người?"
Theo Blogger Hà Sỹ Phu thì “đòn xử tù nặng với TS Hà Vũ là đòn thù của những ‘con sâu bự’ đầy quyền lực với người đã vạch tội họ trước bàn dân thiên hạ. Nhưng trong những phút nghiêm trọng nặng trĩu oan khiên, TS Hà Vũ vẫn không nhìn vụ việc của mình dưới con mắt cá nhân thường tình ấy. TS Hà Vũ hiểu đây là mâu thuẫn giữa một quyền lực cố tình cưỡng lại việc thực hiện một Nhà nước Việt Nam pháp quyền và một bên là tất cả những tiếng nói đòi xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền”. TS Hà Sỹ Phu cũng không quên lưu ý rằng “Gốc rễ sâu xa của CNCS là không thích luật, không cần luật”.
Thứ nhất là buồn cho Cù Huy Hà Vũ. Thứ hai là buồn cho dân tộc này, đất nước này bởi vì nếu như cứ tồn tại những bất công như vậy thì đến bao giờ dân tộc mới ngóc đầu lên được, đến bao giờ Việt Nam mới đứng thẳng được...
GS Hà Văn Thịnh
Giữa lúc Trung Quốc tiếp tục xâm lấn đáng ngại VN về hầu như mọi lãnh vực, nhất là lãnh hải, thì một diễn tiến có thể mang tầm cỡ “lịch sử” vừa qua đã thể hiện lòng yêu nước sâu sắc cuả người dân Việt từ Hà Nội và Sàigòn chống lại hành động của phương Bắc, dù bị giới cầm quyền trong nước nặng tay đàn áp.
Trong bối cảnh từng tái diễn tình trạng “tàu lạ” từ Phương Bắc xâm nhập hải phận VN, đánh đập, bắt bớ, làm tiền, bắn giết nhiều ngư dân Việt, rồi rừng đầu nguồn của quê hương đang trong tay ngoại bang, Tây Nguyên bị đe doạ, những dự án lớn rơi vào tay TQ tạo điều kiện cho lao động Phương Bắc hiện diện khắp quê hương VN…thì hôm 26 tháng 5 vưà rồi, hàng triệu triệu người dân Việt yêu nước, dù ở bất cứ nơi đâu, đều sôi sục phẫn nộ rồi lại băn khoăn cho vận nước, rồi dạt dào thêm lòng ái quốc, thậm chí kêu gọi mở ngay “Hội Nghị Diên Hồng”, sau khi 3 tàu hải giám TQ đã ngang nhiên tái diễn hành động vi phạm lãnh hải VN - ngay trong phạm vi thềm lục địa 200 hải lý của VN – tại nơi cách mũi Đại Lãnh thuộc tỉnh Phú Yên khoảng 120 hải lý.
Đàn áp người biểu tình
Diễn biến đó khiến người dân Hà Nội và Saigòn xuống đường bày tỏ lòng yêu nước – mà nói theo lời nhà báo Huy Đức, “Họ không chỉ đòi lại đoạn cáp thứ hai bị chính quyền hải tặc Trung Quốc cắt trong vòng chỉ hơn một tuần. Họ muốn nói với người phương Bắc, cho dù lịch sử có trải thêm mấy nghìn năm, cho dù bị lừa phỉnh bởi “tình láng giềng, đồng chí”, người Việt Nam vẫn hiểu Trung Quốc là ai và bảo vệ chủ quyền là ý chí không có gì lay chuyển được”.
Nhưng “ý chí không có gì lay chuyển được” đó lại gặp lắm chông gai khi an ninh “dằn mặt” rồi nặng tay với người biểu tình ở cả TP Hà Nội lẫn Saigòn khiến khí thế thể hiện lòng ái quốc ở Saigòn chỉ hừng hực có 2 Chủ Nhật kể từ đầu tháng Sáu và rồi bị dập tắt, trong khi phong trào biểu tình chống TQ ở Hà Nội trải qua được 10 Chủ nhật cũng lắm gian nguy.
Có lẽ hành động của giới cầm quyền đối với người dân yêu nước như thế khiến nhà thơ Đỗ Trung Quân không tránh khỏi bất nhẫn, thốt lên rằng:
Cái gì cũng tù mù
Nhưng
Trấn áp
Thì công khai.
Bóp cổ , khiêng vác, chửi thề, đánh nóng, đánh nguội rất minh bạch.
Hỡi những người anh em
Đánh đồng bào mình có vui không ?
Bắt đồng bào mình có sướng không ?
Rong tảo Hoàng Sa không xanh nữa
San hô Hoàng Sa đỏ màu máu
Nhưng
Trấn áp
Thì công khai.
Bóp cổ , khiêng vác, chửi thề, đánh nóng, đánh nguội rất minh bạch.
Hỡi những người anh em
Đánh đồng bào mình có vui không ?
Bắt đồng bào mình có sướng không ?
Rong tảo Hoàng Sa không xanh nữa
San hô Hoàng Sa đỏ màu máu
Những chế độ độc tài sớm hay muộn đều bị diệt vong, bởi chúng đi ngược lại với quyền lợi chính đáng của dân tộc."
Blogger Người Buôn Gió
Sau đợt người dân Saigòn, Hà Nội xuống đường bày tỏ lòng yêu nước trước hiểm họa Bắc Triều, công luận lưu ý rằng không phải chờ cho tới 10 Chủ nhật “lịch sử” vừa qua – tức từ đầu tháng 6 cho tới tháng 8 năm 2011, mà ngay từ cuối năm 2007, trước Lãnh Sự Quán TQ tại Sàigòn, những người yêu nước, trong đó có blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, đã chứng tỏ cho Phương Bắc thấy rõ lòng ái quốc cuả người dân Việt, nhưng họ đã bị nhà cầm quyền VN ngăn chận để ra sức củng cố “4 tốt” và “16 chữ vàng”.
Và nhân còn vài ngày nữa bước sang Năm Mới Dương lịch 2012, Thanh Quang kính chúc quý vị cùng người thân được mọi điều an lành.
Theo dòng thời sự:
- Bầu cử cho dân hay cho Đảng?
- "Đảng cử dân bầu": dân chủ đảo ngược?
- "Sự thật" thuộc về kẻ mạnh
- Khi tòa án vi phạm pháp luật
- Một tháng sau thảm họa ở Nhật
- Người Nhật đáng kính- người Việt?
- Khi những người yêu nước bị biến thành tội phạm
- Nhìn lại các cuộc biểu tình chống Trung Quốc
- Giới trẻ hải ngoại nghĩ gì về Cách mạng Hoa Lài
- "Cách mạng Hoa Lài" ám ảnh Việt Nam
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/bloggers-on-events-2011-tq-12282011123627.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten