Nga: Gần 80% cử tri ủng hộ ý cải tổ Hiến pháp
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Trưng cầu dân ý về cải tổ Hiến pháp Nga, để cho phép ông Putin cầm quyền thêm hai nhiệm kỳ, đã kết thúc hôm 01/07/2020. Theo kết quả chính thức được công bố, gần 80 % cử tri ủng hộ. Điện Kremlin chào mừng « thắng lợi », đối lập lên án cuộc bỏ phiếu « lừa đảo ».hoạch cải tổ Hiến pháp được 77,92% cử tri ủng hộ, tỉ lệ tham gia khoảng 65%, và chỉ có một vùng của nước Nga phản đối việc cải tổ Hiến pháp (vùng Nenetsia thưa thớt dân cư ở Bắc cực, 55,25% cử tri bỏ phiếu chống). Theo các nhà quan sát, kết quả nói trên là hoàn toàn không có gì bất ngờ. Thông tín viên RFI Daniel Vallot từ Matxcơva cho biết thêm :
« Số lượng cử tri bỏ phiếu ủng hộ là áp đảo và tỉ lệ ủng hộ cao hơn 50%. Kết quả nói trên phù hợp với điều mà chính quyền trông đợi, trong cuộc bỏ phiếu được tổ chức ngay trong kỳ dịch bệnh Covid-19 này. Mục tiêu chủ yếu của cuộc trưng cầu dân ý là cho phép ông Vladimir Putin đảm nhiệm chức vụ tổng thống thêm hai nhiệm kỳ nữa, và ở lại nắm quyền, nếu muốn, cho đến năm 2036.
Trong giai đoạn vận động bỏ phiếu, vấn đề rất quan trọng này ít khi được đề cập đến, ngược lại những người cổ vũ cho việc cải tổ Hiến pháp nhấn mạnh nhiều đến các giá trị bảo thủ truyền thống, kể từ giờ sẽ được đưa vào Hiến pháp.
Về phần mình, những người phản kháng cuộc cải cách dĩ nhiên là phẫn nộ. Sự phẫn nộ được thể hiện tối hôm qua. Tại Quảng trường Puskin, thủ đô Matxcơva, hàng trăm người tập hợp. Một trong những người biểu tình cho biết cuộc bỏ phiếu này là « bất hợp pháp », và bày tỏ hy vọng sẽ có các cuộc xuống đường đông đảo sau mùa hè. Hiện tại, theo người phụ nữ này, rất khó biểu tình tại thủ đô nước Nga, do dịch virus corona và do việc biểu tình vẫn bị cấm, cho dù đã có quyết định dỡ bỏ phong tỏa ».
Cuộc trưng cầu dân ý cải tổ Hiến pháp Nga cũng liên quan cả đến nước Pháp, sau khi một nhóm 5 nghị sĩ châu Âu thuộc đảng cực hữu Tập hợp Quốc gia Pháp (RN) đến bán đảo Crimée, với tư cách « quan sát viên », theo lời mời của chính phủ Nga, hôm thứ Ba, 30/06/2020. Bộ Ngoại Giao Ukraina yêu cầu nước Pháp có phản ứng chính thức về việc này. Bán đảo Crimée (của Ukraina) bị Nga xâm chiếm năm 2014. Kể từ đó, các nước phương Tây áp đặt nhiều trừng phạt với Matxcơva để phản đối hành động này.
Về quan hệ Nga – Mỹ, chính quyền Mỹ hôm qua tái khẳng định Washington sẽ cứng rắn với Matxcơva trong vấn đề Afghanistan, sau khi truyền thông Mỹ loan tin về việc Nga thưởng tiền cho chiến binh Taliban giết được lính Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ cũng cho biết tiếp tục để ngỏ khả năng mời Nga tham gia thượng đỉnh G7 mở rộng.
Geen opmerkingen:
Een reactie posten