vrijdag 5 juli 2019

Đức : Cháy chợ Đồng Xuân "hà...lội" ở Berlin... lần thứ hai [... em..e..ế..cháy luôn ! ... nhớ đóng bảo hiểm, đừng trông vào... sứ quán việt cộng ! ]

Kho hàng tại chợ Đồng Xuân Berlin vẫn cháy qua đêm

Cháy chợ Đồng Xuân ở Berlin - đôi điều muốn nói




Chợ Đồng Xuân Berlin Bản quyền hình ảnh Other
Image caption Hàng trăm nhân viên cứu hỏa Đức được triển khai ở Trung tâm thương mại Đồng Xuân tại Berlin hôm 04/7/2019

Lửa lại bốc lên ngùn ngụt tại Trung tâm thương mại Đồng Xuân ở Berlin, CHLB Đức vào trưa thứ Năm, 04/07/2019 - nơi người Việt ưa gọi là "Chợ Đồng Xuân".
"Bà hỏa" thăm khu chợ này lần thứ hai, khiến cái tên Đồng Xuân lại xuất hiện trên báo Đức sau khi đã được nêu nhiều trên truyền thông Đức gần đây. Theo nhân viên cứu hỏa Đức, lửa xuất phát từ một container đã theo gió bén sang một kho hàng lớn chừng 5.000 mét vuông của khu chợ Đồng Xuân.
Kho này chứa những mặt hàng người Việt nơi đây thường bán buôn cho những người bán lẻ mang đi nơi khác tiêu thụ như: quần áo, giày dép, quà tặng, vật dụng gia đình và đặc biệt các nguyên vật liệu cung cấp cho nghề nail vốn đang khá phổ biến ở Đức và châu Âu. Đó là những thứ dễ cháy và một khi đã cháy thì khó dập và sự độc hại của chúng đối với con người và môi trường là không nhỏ.




Cảnh sát Berlin đã phong tỏa khu vực, một số phố bị chặn, một vài tuyến tàu điện gần đó phải tạm dừng di chuyển, nhường đường cho xe cứu hỏa.
Những người dân sống gần hoặc trùng với hướng gió được khuyên nhủ đóng các cửa sổ, tắt các máy quạt gió, máy điều hòa để tránh khí độc... Hình ảnh cột khói đen xì bốc cao lừng lững lên bầu trời Berlin, thủ đô của nước Đức (vốn không hề có các tòa nhà chọc trời) lại càng được nhìn thấy rõ, gây ái ngại hơn, cho dù có ai đó đứng cách xa đám cháy hàng chục km để quan sát và xuất hiện đầy trên các mặt báo và trên truyền hình Berlin ngày 05/07.
Ngọn lửa đã được lực lượng cứu hỏa Berlin với khoảng 200 người khống chế lây lan vào chiều tối cùng ngày, nhưng việc dập tắt lửa hoàn toàn đã phải tiếp tục diễn qua cả đêm và chỉ kết thúc vào buổi trưa hôm sau, 5/07. Cảnh sát và cứu hỏa Đức tuyên bố không nhận thấy có thiệt hại về người. Một số người Việt thông thạo buôn bán trong chợ ước đoán thiệt hại về hàng hóa có thể lên tới năm hay sáu triệu euro.
Liệu khu nhà kho và hàng hóa của nhiều người sở hữu nơi đây có được bảo hiểm hay không? Nguyên nhân cháy do đâu, do vô tình hay cố ý... vẫn còn để ngỏ. Cảnh sát và cứu hỏa Berlin vẫn có người đang túc trực nơi đây để giữ an toàn và điều tra để tìm ra nguyên nhân vụ cháy.

Sao chợ Việt hay cháy thế?




Cháy chợ Đồng Xuân Berlin Bản quyền hình ảnh Other
Image caption Ước tính thiệt hại vụ cháy có thể lên tới 5 hay 6 triệu Euro, theo tác giả

Không kể vụ cháy này, trong vòng vài năm gần đây đã xảy ra ít nhất hai vụ cháy lớn tại chợ Đồng Xuân. Tháng 5/2016 một kho hàng tương tự cũng đã bốc cháy ngùn ngụt do sự bất cẩn của thợ hàn khi sửa chữa kho, thiệt hại được tính tới con số vài triệu.
Một tòa nhà lớn cần được sửa chữa thành một khu văn hóa mới trong chợ cũng bỗng dưng bốc cháy đùng đùng cách đây ít lâu, khiến phương án khôi phục tòa nhà này phải thay đổi theo.




Cư dân mạng xã hội lại có dịp nhốn nháo: "Sao các chợ người Việt ở châu Âu hay cháy thế?" Và cũng có lác đác dăm bình luận bâng quơ gây nghi ngờ theo kiểu: "Chỗ nào cần cháy cho ai đó là sẽ cháy thôi"...
"Bà hỏa" rõ ràng đã lại "đến thăm" chợ Đồng Xuân không phải lúc.
Mới cách đây chừng hai tuần, chợ Đồng Xuân bỗng trở thành điểm nóng ở Đức bởi trên báo chí Đức xuất hiện thông tin nói về "Các đường dây đưa người, buôn bán các trẻ em vị thành niên từ Việt Nam sang Đức dưới hình thức đi xin tỵ nạn, rồi các em này bỗng biến mất khỏi các trại tỵ nạn và trở thành nô lệ, bị bóc lột lao động tại nhiều hàng quán, tiệm Nail và thậm chí trong nhà chứa".
Chợ Đồng Xuân đã bị báo chí Đức nhắc đến như là một trạm trung chuyển cho các hoạt động phạm pháp này.
Thực hư ra sao còn phải tiếp tục điều tra làm rõ, nhưng những ý kiến nói với phóng viên Đức của nhân viên điều tra Đức, cảnh sát Đức, cán bộ sở ngoại kiều, một số cơ quan tiếp nhận, giúp đỡ người tỵ nạn đến từ Việt Nam... đã thực sự gây sốc chẳng những cho dân Đức mà cả cộng đồng người Việt quan tâm đến thời cuộc nơi đây.

'Đủ lời khen chê'




Cháy chợ Đồng Xuân Berlin Bản quyền hình ảnh Other
Image caption Nhiều chợ của người Việt ở Đức từng gặp hỏa hoạn, theo tác giả

Mô hình chợ Đồng Xuân Berlin với đủ lời khen chê, khen rằng chợ đã tạo ra bao công ăn việc làm cho người lao động (không chỉ riêng cho người Việt), đóng góp khá lớn cho công quỹ của Berlin, là một điểm thu hút khách du lịch tới thăm Berlin, tạo cho Berlin một khuôn mặt cởi mở, đa văn hóa.
Ý kiến chê thì chê rằng chợ Đồng Xuân là một xã hội khép kín của người Việt, là nơi xuất phát nhiều tiêu cực, sản sinh nhiều tội phạm hình sự, không giúp ích cho tốc độ hội nhập của một số lượng không nhỏ người Việt Nam sinh sống, làm ăn buôn bán nơi đây, vân vân và vân vân.
Và đây đã từng là đề tài thảo luận sôi nổi của không ít tổ chức, hội đoàn Đức - Việt thời gian qua.
Trong cuộc gặp gỡ liên hoan hôm 21/06/2019 giữa chủ chợ Đồng Xuân, ông Nguyễn Văn Hiền, cùng các "phóng viên cộng đồng" người Việt ở Berlin, với sự tham dự của Đại sứ Việt Nam Nguyễn Minh Vũ, nhân dịp "Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam", ông Hiền đã bày tỏ sự bất bình trước những đánh giá tiêu cực do báo chí Đức nêu ra nhắm vào khu Trung tâm thương mại Đồng Xuân của ông.




Ông Hiền kêu gọi sự đoàn kết và nỗ lực phản biện của các nhà báo cộng đồng người Việt (mà phần đông rất yếu ngoại ngữ, không đủ khả năng viết được dù chỉ là một mẩu tin ngắn bằng tiếng Đức) trước các "Fake News" từ phía Đức này.
Cái nóng hè 2019 bất thường những ngày qua tại Đức dường như càng gây bức bối thêm cho người Việt nơi đây với những thông tin không hay ho lắm cho hình ảnh Việt Nam và cộng đồng người Việt trên mặt báo chí Đức.
Thời tiết Berlin thì đã tự thay đổi, trời mát trở lại. "Bà hỏa" không mời cứ đến thăm chợ Đồng Xuân đã bị lực lượng cứu hỏa cùng cảnh sát Berlin "đẩy" đi nơi khác chơi.
Vậy còn tiếng tăm chợ Đồng Xuân, của cộng đồng người Việt ở Berlin, ở Đức, ý muốn của ông Hiền, hình ảnh Việt Nam trong con mắt người Đức sẽ tiếp tục ra sao?
Làm thế nào để cải thiện điều đó? Trông chờ vào phản ứng của cơ quan đại diện Việt Nam là Đại sứ quán VN tại Berlin, các bài báo "phản pháo" của báo chí cộng đồng người Việt (cần phải viết bằng tiếng Đức cho báo chí Đức) ư? Đến giờ phút này vẫn chưa thấy tăm hơi.
Bài viết thể hiện văn phong và phản ánh quan điểm riêng của tác giả, một nhà báo tự do đang sinh sống tại Berlin, CHLB Đức


https://www.bbc.com/vietnamese/forum-48884862

Bà Trần Phương Hoa: ‘Nhiều người Việt ở Đức còn sống cứ như ở VN’

  • 24 tháng 12 2018




Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

'Người nước ngoài học nhạc dân tộc VN nghiêm túc'

'Người nước ngoài học nhạc dân tộc VN nghiêm túc'

Trong phỏng vấn với BBC trong một chuyến thăm London, bà Trần Phương Hoa, nghệ sĩ và giảng viên nhạc cụ dân tộc Việt Nam tại Berlin, nói về đời sống vẫn đầy thách thức với người Việt tại quốc gia trung tâm châu Âu này.
Là người Hà Nội và đã từng theo học tại trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam), bà Trần Phương Hoa tới Đức cách đây hơn 20 năm.
"Cuộc sống hiện tại của tôi đã thay đổi rất nhiều. Thời cuộc nay đã khác và sự hội nhập của tôi cũng đã khác đi.



Bà Trần Phương Hoa dạy nhạc cụ dân tộc Việt Nam tại Berlin.
Image caption Bà Trần Phương Hoa dạy nhạc cụ dân tộc Việt Nam tại Berlin.
Bà cho biết về sự đa dạng, phức tạp của cộng đồng Việt nhập cư qua nhiều giai đoạn vào Đức:
"Có rất nhiều người Việt sinh sống tại Đức, đặc biệt là Berlin. Họ thuộc nhiều nhóm người khác nhau, bao gồm thuyền nhân, người lao động, sinh viên thời Cộng hòa Dân chủ Đức, người vượt biên, du học sinh và người tị nạn. Chính vì vậy, cộng đồng người Việt tại Berlin rất đa dạng và phức tạp.
"Một số người rất thành đạt nhưng một số người vẫn phải đi bán quần áo, bán đồ ăn...do gánh nặng 'cơm, áo, gạo, tiền'. Một số sang đây mà không có giấy tờ thì họ đi làm chui, ví dụ như đi trông trẻ.
Hội nhập thì rất yếu
Khi được hỏi về mức độ hội nhập nói chung của người Việt tại Đức, bà Trần Phương Hoa nói:



Berlin
Image caption Bà Trần Phương Hoa dạy nhạc cụ dân tộc Việt Nam ở ba điểm tại Đức với học sinh nhỏ tuổi nhất là bốn tuổi và lớn nhất là 77 tuổi
Berlin Bản quyền hình ảnhTran Phuong Hoa
Image caption Trẻ em VN tại Đức học nhạc cụ dân tộc
"Đặc biệt, sự hội nhập của thế hệ lớn tuổi còn yếu vì đến bây giờ họ vẫn chưa hiểu tiếng Đức, mặc dù đã sống ở đây hơn mấy chục năm. Đấy là một điều đáng buồn, vì nếu không biết tiếng thì sẽ không tự chủ được cuộc sống của mình".
"Ngoại trừ các bạn sinh viên, vẫn còn rất nhiều người Việt chưa thể hội nhập với cuộc sống ở Đức. Điều đó thể hiện qua cách họ ứng xử với nhau từ gia đình ra ngoài xã hội.
Người Việt Nam có câu 'nhập gia tuỳ tục', nhưng tôi nhận thấy họ chỉ mới 'nhập gia' mà chưa 'tuỳ tục'. Nhiều người vẫn ứng xử như khi còn ở Việt Nam."
"Ví dụ, ở Đức có chế độ giảm 50% học phí cho các gia đình có thu nhập thấp, với điều kiện họ có giấy chứng minh có thu nhập thấp từ cơ quan nhà nước ở đây.
Nhiều người Việt không nộp giấy này khi có yêu cầu mặc dù nhà trường đã gửi giấy hẹn nhiều lần, nhưng sau đó lại làm ầm lên khi nhà trường không giảm học phí".
Vì sao tôi bỏ tiền túi dựng nhạc kịch Kiều ở Paris?
Đức dựng vở kịch về gia đình tỵ nạn Việt



Bà Hoa nói chế độ an sinh xã hội ở Đức rất tốt và người mẹ được tạo mọi điều kiện tốt nhất để nuôi con.
Image caption Bà Hoa nói chế độ an sinh xã hội ở Đức rất tốt và người mẹ được tạo mọi điều kiện tốt nhất để nuôi con.
Bà cho biết chế độ an sinh xã hội ở Đức rất tốt và người mẹ được tạo mọi điều kiện tốt nhất để nuôi con.
"Nếu người mẹ không đủ tài chính thì chính phủ sẽ trợ cấp tiền nuôi con. Người Việt ở Đức hiểu rất rõ lợi ích này," bà Hoa nói.
Bà Hoa cho biết bà dạy nhạc cụ dân tộc Việt Nam ở ba điểm tại Đức với học sinh nhỏ tuổi nhất là bốn tuổi và lớn nhất là 77 tuổi.
"Tôi nhận thấy người nước ngoài không học chơi, mà học có mục đích. Họ đi học đúng giờ và luôn nghiên cứu, tìm tòi và hỏi rất kỹ các thông tin mà họ cần. Vì vậy, tôi luôn chú trọng giải thích cho học sinh của mình về nội dung và đặc điểm vùng miền của các bản nhạc dân ca.



Bà Hoa nói chế độ an sinh xã hội ở Đức rất tốt và người mẹ được tạo mọi điều kiện tốt nhất để nuôi con.
Image caption Bà Trần Thị Phương Hoa và cháu ngoại ở Berlin
"Chúng tôi lưu diễn rất nhiều nơi ở Châu Âu và luôn được chào đón nồng nhiệt. Khán giả ở đây rất trân trọng âm nhạc dân tộc Việt Nam.
Tôi thường nhận được rất nhiều câu hỏi về các nhạc cụ hay sự khác biệt giữa âm nhạc dân tộc Việt Nam với Thái Lan, Trung Quốc và các nước phương Tây.
"Nhờ sống ở Châu Âu lâu năm, tôi có điều kiện thưởng thức và tham gia các chương trình của các nghệ sĩ nổi tiếng.
Gần đây, tôi được làm việc chung với một ban nhạc đứng thứ năm thế giới và một trong những nhạc trưởng tài ba nhất hiện nay. Mặc dù là những nghệ sĩ giỏi và nổi tiếng, họ rất khiêm tốn và hoà đồng.
Đấy là điều đáng để tôi học hỏi," bà Hoa nói với BBC News Tiếng Việt.
Bài nằm trong chuyên đề Người Việt toàn cầu của BBC. Quý vị biết về các gương mặt, những câu chuyện đáng quan tâm về người Việt Nam trên thế giới, xin chia sẻ với Ban Biên tập ở địa chỉ vietnamese@bbc.co.uk.
Xem thêm:
Đức chuyển biến và người Việt cần lên tiếng
Ola Nguyễn đoạt giải MasterChef Ba Lan 2018
Người Việt 'tự vẫn' trong trại ở Nhật?
Will Nguyễn: ‘Mẹ là thần tượng trong mọi ý nghĩa của thần tượng’
Jenny Đỗ: 'Ung thư khiến tôi rõ hơn sứ mệnh của mình'
Bangkok: Thăm người Việt Nam ở trại Suan Phlu

https://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-46529212

Geen opmerkingen:

Een reactie posten