woensdag 13 mei 2015

Tổng thống Obama nhắc tới Việt Nam trong bài phát biểu về TPP

Thứ năm, 14/05/2015


Tin tức / Việt Nam

Tổng thống Obama nhắc tới Việt Nam trong bài phát biểu về TPP

Tổng thống Obama phát biểu tại công ty Nike ở bang Oregon, ngày 8/5/2015. Tổng thống Obama nói rằng theo thỏa thuận đang được bàn thảo, Việt Nam sẽ 'lần đầu tiên phải nâng các tiêu chuẩn về lao động'.
Tổng thống Obama phát biểu tại công ty Nike ở bang Oregon, ngày 8/5/2015. Tổng thống Obama nói rằng theo thỏa thuận đang được bàn thảo, Việt Nam sẽ 'lần đầu tiên phải nâng các tiêu chuẩn về lao động'.
Nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ mới đề cập tới Việt Nam trong bài phát biểu dài liên quan tới Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương, TPP.
Phát biểu tại công ty Nike ở tiểu bang Oregon hôm 8/5 vừa qua, ông Obama nói rằng theo thỏa thuận đang được bàn thảo, Việt Nam sẽ “lần đầu tiên phải nâng các tiêu chuẩn về lao động”.
“Nước này cũng phải đặt ra mức lương tối thiểu, phải thông qua các luật liên quan tới nơi làm việc an toàn để bảo vệ công nhân, cũng như thậm chí sẽ lần đầu tiên phải bảo vệ quyền được tự do lập nghiệp đoàn của công nhân. Đó là một sự khác biệt lớn.”
Người đứng đầu Nhà Trắng nói thêm rằng nếu Việt Nam hay bất kỳ một nước nào khác tham gia thỏa thuận thương mại này không đáp ứng các yêu cầu, họ sẽ phải đối mặt với các hệ quả rõ ràng”.
“Nếu một quốc gia muốn tham gia thỏa thuận này, họ sẽ phải đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn. Nếu không, họ sẽ bị loại. Nếu họ phá vỡ các luật lệ, sẽ có các hệ quả cụ thể,” ông Obama nói tiếp.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động Tom Malinowski nói những gì đạt được vẫn mong manh, và vẫn còn 'các vấn đề rất lớn'.Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động Tom Malinowski nói những gì đạt được vẫn mong manh, và vẫn còn 'các vấn đề rất lớn'.
x
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động Tom Malinowski nói những gì đạt được vẫn mong manh, và vẫn còn 'các vấn đề rất lớn'.
Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động Tom Malinowski nói những gì đạt được vẫn mong manh, và vẫn còn 'các vấn đề rất lớn'.
Ba ngày sau đó, các hãng tin cho biết một nhà ngoại giao cấp cao của Mỹ nói tại Hà Nội rằng Việt Nam đã cho thấy tiến bộ về nhân quyền, nhưng cần phải chứng tỏ cam kết mạnh mẽ hơn nữa để lấy lòng các nhà lập pháp Mỹ vẫn còn lưỡng lự và có thể làm phức tạp thêm việc nước này gia nhập TPP.
Trong chuyến thăm Việt Nam, ông Tom Malinowski, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ đặc trách dân chủ, nhân quyền  và lao động, nói rằng năm nay đã thấy Việt Nam kiềm chế hơn vì có ít các tù nhân chính trị hơn và không có thêm các vụ truy tố mới nào nhắm vào những người bất đồng chính kiến.
Tuy nhiên, ông Malinowski nói những gì đạt được vẫn mong manh, và vẫn còn “các vấn đề rất lớn”.
“Các nhà hoạt động thuộc xã hội dân sự, các blogger và các nhà báo độc lập hay những người chỉ trích chính phủ vẫn thường bị sách nhiễu, đe dọa và thậm chí là bạo lực, vì đã thực thi các quyền cơ bản được quốc tế công nhận”.
Trong khi ông Malinowski vẫn chưa kết thúc chuyến thăm Việt Nam, hôm qua đã xảy ra một vụ hành hung nhắm vào blogger Anh Chí mà nhiều nhà bất đồng chính kiến nghi ngờ rằng có sự dính líu của chính quyền.
Những người hoạt động xã hội chúng tôi thừa biết những người đứng đằng sau những vụ tấn công như thế. Kể cả giang hồ hay xã hội đen đi chăng nữa, không phải vô cớ mà người ta đánh, hay chém giết một người không vì một xích mích gì. Chúng tôi thừa biết đằng sau đấy là ai.
Blogger này cho VOA Việt Ngữ biết một số người đã dùng “hung khí tấn công” ông ở nơi cách nhà không xa.
Nhà hoạt động xã hội từng nhiều lần xuống đường biểu tình chống Trung Quốc cũng như dự án chặt cây xanh ở Hà Nội cho biết rằng ông không có “xích mích gì với hàng xóm láng giềng,” và “không có xung đột về mối quan hệ giữa người với người”.
Nhưng thời gian qua, ông cho biết ông và gia đình nhiều lần bị sách nhiễu.
Khi được hỏi ai có thể đứng sau vụ hành hung trên, blogger này nói: “Những người hoạt động xã hội chúng tôi thừa biết những người đứng đằng sau những vụ tấn công như thế. Kể cả giang hồ hay xã hội đen đi chăng nữa, không phải vô cớ mà người ta đánh, hay chém giết một người không vì một xích mích gì. Chúng tôi thừa biết đằng sau đấy là ai.”
VOA Việt Ngữ chưa thể liên lạc được với chính quyền nơi blogger Anh Chí cư ngụ.
Việt Nam muốn sớm hoàn tất việc thương thảo Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương với các đối tác, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Nhưng vấn đề nhân quyền, nhất là quyền của người lao động, được coi là một trong các yếu tố chính khiến một số dân biểu Mỹ phản đối việc Washington đàm phán với Việt Nam về TPP.
Trong khi đó, từ trước tới nay, Việt Nam vẫn luôn phủ nhận các cáo buộc về vi phạm nhân quyền.

http://www.voatiengviet.com/content/tong-thong-obama-nhac-toi-vietnam-trong-bai-phat-bieu-ve-tpp/2764236.html

Hệ quả khi TPP bị Thượng viện Mỹ cản trở?

  • 13 tháng 5 2015
Dự luật quyền đàm phán nhanh lẽ ra sẽ cho phép Tổng thống Barack Obama xúc tiến đàm phán về TPP với các nước châu Á
Thượng viện Mỹ hôm 12/5 vừa bỏ phiếu chống lại việc thảo luận dự luật đàm phán nhanh (TPA), lẽ ra cho phép Tổng thống Barack Obama xúc tiến nhiều thỏa thuận thương mại quan trọng, trong đó có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trả lời BBC ngày 13/5, chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa, từ California, nói quyết định của Thượng viện Mỹ là 'thất bại nhỏ của Tổng thống Barack Obama' và là "thất bại lớn" của nước Mỹ.
Ông cũng cho rằng Hoa Kỳ đang đối mặt với "mâu thuẫn nội bộ" và "không có tầm nhìn chiến lược".
Dự luật, vốn lẽ ra cho phép chính phủ Tổng thống Barack Obama sớm chốt lại đàm phán TPP với nhiều quốc gia châu Á, nhận được 52 phiếu thuận, 45 phiếu chống.
Dự luật cần đủ 60 phiếu thuận để vượt qua được vòng bỏ phiếu ở Thượng viện để đưa ra thảo luận tại Quốc hội.
BBC: Ông có thể giải thích rõ hơn về TPA và nguyên nhân dẫn đến quyết định của Thượng viện Hoa Kỳ hôm 12/5?
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa: Từ năm 1974 thì Hoa Kỳ có một đạo luật cho phép bên hành pháp thảo luận đàm phán về các hiệp ước thương mại theo thủ tục nhanh gọn.
Sau khi đàm phán xong trọn gói thì mới trình cho Quốc hội, thay vì để cho Quốc hội kiểm soát và xem xét từng chút một trong tiến trình đàm phán.
Điều ngạc nhiên là người ta cho là dự luật sẽ gặp khó khăn ở phía Hạ, vì phải đạt được ủng hộ từ đa số, tức là 218 dân biểu.
Một số đảng viên Cộng hòa thì họ đồng ý với nguyên tắc tự do thương mại, nhưng không muốn trao quá nhiều quyền cho Tổng thống Barack Obama vì ông đã sử dụng quyền hành pháp trong một số lĩnh vực khác.
Vì vậy, nhiều người cho rằng trở ngại là sẽ từ phía Hạ viện.
Nhưng Thượng viện bất ngờ kèm vào dự luật đó 3, 4 điều kiện khác nhau và cuối cùng thì TPA bên Thượng viện không đạt được 60 phiếu và bị bác.
Đây là thất bại trước mắt là cho Tổng thống Barack Obama. Ngay cả lãnh đạo đảng Cộng hòa cũng không ngờ phía Dân chủ gài vào các thủ tục lắt léo như vậy.
Điều này làm đình hoãn việc thảo luận dự luật TPA. Và nếu khai thông được TPA thì mới khai thông được TPP.
Có thể trong vài ngày tới tại Hoa Kỳ sẽ có những trận đánh tương tự trong nội bộ của phe Cộng hòa lẫn Dân chủ tại Thượng viện.
Nhìn toàn cảnh thì người ta thấy là hiệp ước TPP rất quan trọng cho Hoa Kỳ và 11 quốc gia đã tham gia thảo luận hơn 20 vòng đàm phán và sắp sửa kết thúc.
Thế nhưng nội bộ nước Mỹ lại cãi nhau vì những lý do cục bộ, làm người ta thấy nước Mỹ không lãnh đạo được nền kinh tế toàn cầu và các vấn đề lớn.
Trong khi đó Trung Quốc cũng có một dự án tương tự và kêu gọi 15 quốc gia tham gia với họ.
Đây là thất bại nhỏ của ông Barack Obama, nhưng là thất bại lớn của nước Mỹ.
Rõ ràng là nước Mỹ không có một tầm nhìn chiến lược.
BBC: Trong số các thượng nghị sỹ Dân chủ bỏ phiếu chống hôm 12/5 có cả những người ủng hộ chính sách thương mại của ông Obama. Theo ông thì việc này thể hiện điều gì?
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa: Mỗi từng nhóm có các lý do cục bộ của họ để bảo vệ cử tri, những người bỏ phiếu cho họ và bảo vệ cho việc tái tranh cử cho tương lai chứ không nhìn xa.
Ông Obama đã gọi điện thoại từng người một, vận động trong suốt tuần qua mà vẫn không xong.
Nội bộ Đảng Dân chủ có những chuyện phân hóa như vậy, vì mỗi người chỉ nhìn thấy khía cạnh của mình.
Người ta cho rằng hiệp định như vậy sẽ dẫn đến việc gia tăng các khoản đầu tư ra ngoài, làm người Mỹ mất công ăn việc làm.
Đó là nhìn nhận sai về kinh tế thuần túy.
Nước Mỹ đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất và cũng nhận đầu tư từ nước ngoài nhiều nhất.
Đa số đầu tư của Mỹ ra nước ngoài không phải đi tìm nhân công rẻ ở các nước nghèo mà là ở những nước như Nhật Bản, vốn có môi trường đầu tư thông thoáng, có thị trường phát triển.
Các hãng Hàn Quốc hay Nhật Bản khi đầu tư vào Hoa Kỳ cũng không đi tìm nhân công rẻ nên lý luận đó là sai và phản tiến hóa.
Nước Mỹ không có tầm nhìn lớn và không giải quyết được vấn đề khá chiến lược.
Trong khi đó, Hoa Kỳ cũng yêu cầu Việt Nam phải thay đổi về điều kiện lao động, vấn đề nhân quyền và công đoàn tự do.
Thế nhưng chính thay đổi từ Đảng Dân chủ đang làm cho những đòi hỏi đó trở nên vô nghĩa.
Một trong các yêu cầu với Việt Nam khi gia nhập TPP là đảm bảo quyền lợi cho người lao động và cho phép công đoàn độc lập được hoạt động
BBC: Trở lại vấn đề Việt Nam. Trong một phát biểu gần đây ông Obama đã nói Việt Nam sẽ bị loại khỏi TPP nếu không đáp ứng được các yêu cầu được quy định, trong đó có công đoàn tự do. Ông nghĩ như thế nào về khả năng đáp ứng từ phía Việt Nam?
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là rất khó.
Có thể họ sẽ thoái thác, đưa ra một số điều kiện như khi thương thuyết để gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, xin hoãn ít lâu và tìm cách luồn lách.
Giờ đây khi thấy Hoa Kỳ gặp khó khăn trở ngại trong nội bộ về TPA để đi đến TPP thì tôi cho rằng những thành phần bảo thủ ở Hà Nội đang thấy rất mừng.
BBC: Ông có nghĩ TPP có thể được chốt lại trong năm nay như nhiều giới chuyên gia đã nhận định?
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa: Nước Mỹ đang gặp nhiều khó khăn bên trong và chưa có được sự nhất trí.
Ngay sau khi nhìn thấy sáng kiến của 4 nước ban đầu thì Tổng thống Bush đã chụp lấy và khai thác ngay. Trong khi đó, ông Obama do dự suốt 9 tháng sau khi nhậm chức mới thấy được lợi ích của nó để bắt đầu thúc đẩy.
Ông Obama đã đặt ra tiêu chí là năm 2010-2011, vậy mà giờ đến 2015 rồi vẫn không thành.
Cái quan trọng nhất là gây thất vọng cho phía Nhật Bản, là một đối tác lớn và có nhiều ảnh hưởng về kinh tế tại vùng Đông Á.
Không hiểu từ giờ tới cuối năm họ có giải quyết được vấn đề đó hay không.
Ông Obama muốn là 20/5 đã có thể đưa TPA ra thảo luận và thông qua tại cả Thượng viện và Hạ viện.
Tôi cho rằng hy vọng này sẽ bất thành vì nơi dễ là Thượng viện mà còn có trục trặc, thì huống hồ Hạ viện.
Thế nên có thể tiêu chí hoàn tất TPP trong năm nay theo tôi là sẽ tiếp tục bị đình hoãn, và điều này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín, danh dự và quyền lợi của nước Mỹ.

Geen opmerkingen:

Een reactie posten