Bắc Kinh không úp mở : Biển Đông là sân nhà của Trung Quốc
Trong một cuộc họp báo ngày 08/03/2015 tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng Vương Nghị đã bác bỏ thẳng thừng những phản đối của nước khác về việc Trung Quốc đang đẩy mạnh các công trình bồi đắp đảo nhân tạo tại vùng quần đảo Trường Sa, nơi có tranh chấp với các láng giềng trong đó có Việt Nam. Ông Vương Nghị đã không ngần ngại khẳng định : Biển Đông là « nhà » và là « sân » của Trung Quốc.
Dựa theo câu hỏi của Tân Văn Xã (China News Service) - hãng tin chính thức thứ hai tại Trung Quốc sau Tân Hoa Xã - theo đó phải chăng là hoạt động bồi đắp các bãi đá và rạn san hô của Trung Quốc ở Biển Đông báo hiệu một sự thay đổi trong chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông và thậm chí đối với cả các láng giềng, ông Vương Nghị đã tại khẳng định là chính sách Trung Quốc không thay đổi.
Vấn đề là Ngoại trưởng Trung Quốc đã nhân dịp này đả kích các nước đã phản đối Trung Quốc và nói thẳng Bắc Kinh có quyền làm tất cả những gì mình muốn trong vùng lãnh thổ thuộc về mình. Giới quan sát đặc biệt ghi nhận lời khẳng định rằng khu vực đang xây dựng là « nhà » và « sân » của Trung Quốc.
Theo bản tin tiếng Anh trên trang web của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ông Vương Nghị nói nguyên văn : « Chúng tôi không giống như một số quốc gia khác đã xây dựng trái phép trong nhà của người khác. Và chúng tôi không chấp nhận những lời chỉ trích từ người khác khi mà chúng tôi chỉ xây dựng các cơ sở trên sân riêng của chúng tôi. »
Tuyên bố không úp mở của Ngoại trưởng Trung Quốc, tại một cuộc họp báo quốc tế, về quan điểm từng bị tố cáo là Bắc Kinh muốn biến Biển Đông thành ao nhà của mình, đã làm dấy lên nhiều chỉ trích. Trả lời phỏng vấn nhanh của RFI qua email, Giáo sư Thayer, chuyên gia tại Học viện Quốc phòng Úc. không che giấu thái độ sửng sốt trước một tuyên bố vừa « thô bạo - brazen », vừa « ngạo mạn - arrogant », vừa phản lịch sử vì chính Trung Quốc mới là nước chiếm đóng nhà của người khác.
Thayer : "Tôi vô cùng kinh ngạc khi đọc thấy ý kiến của Ngoại trưởng (Trung Quốc). Đưa ra (vài hôm) trước ngày kỷ niệm 27 năm cuộc tấn công của Hải quân Trung Quốc vào tàu hậu cần Việt Nam ở khu vực quanh Đá Gạc Ma (Johnson South Reef) ngày 14 tháng 3 năm 1988. Nhận xét của ông Vương Nghị vừa thô bạo, vừa ngạo mạn.
Cần phải nhớ lại rằng, vào thời điểm đó, không có sự hiện diện của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa. Hành động của Trung Quốc tấn công và tàn sát 64 thủy thủ Việt Nam phải bị coi là một hành vi xâm lược trắng trợn nhưng lại không bị cộng đồng quốc tế trừng phạt. Tàu chiến Trung Quốc khi ấy đã được phái đến nơi cùng với một hạm đội nhỏ mà nhiệm vụ trên danh nghĩa là thiết lập một trạm quan sát nhân danh Ủy ban Liên chính phủ về Hải dương học của UNESCO.
Sau trận hải chiến, Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng các rạn san hô và bãi ngầm khác trong quần đảo Trường Sa, một hành động được tiếp tục cho đến ngày nay. Có tin là chỉ huy của đội tàu Trung Quốc đã bị khiển trách vì sử dụng võ lực mà không được lệnh. Tuy nhiên, Trung Quốc đã hoàn toàn sẵn sàng khẳng định chủ quyền trên các thực thể mà họ đã chiếm bằng vũ lực, vi phạm luật lệ quốc tế. Trong thực tế, Trung Quốc đã chiếm « nhà của người khác ».
Tuyên bố của ông Vương Nghị là một ví dụ về việc Trung Quốc sử dụng chiến tranh thông tin nhằm bóp méo sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế".
RFI : Đây có phải là lần đầu tiên mà một quan chức Trung Quốc cao cấp như vậy cho rằng Biển Đông là « nhà » và « sân » - hay nói cách khác là « ao nhà » - của Trung Quốc ?
Thayer : "Nếu tôi nhớ không lầm thì đây là lần đầu tiên Trung Quốc mô tả các thực thể địa lý ở Biển Đông như là « nhà » của họ. Cách dùng từ ngữ này cho thấy là Trung Quốc đã leo thang trong hành động biện minh cho các hành động của họ, chuyển từ việc khẳng định « chủ quyền lịch sử » đối với các đảo và « vùng biển tiếp giáp », sang việc tuyên bố quyền sở hữu không hơn không kém đối với với các thực thể như đảo đá, rạn san hô hay các bãi ngầm khác".
RFI : Với kiểu khẳng định như kể trên, liệu Trung Quốc có sẽ chủ động hơn trong các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông COC với ASEAN hay không ? Bởi vì điều đó có nghĩa chấp nhận « luật nước ngoài » trên sân riêng của mình ?
Thayer : "Dĩ nhiên Trung Quốc sẽ tiếp tục lôi kéo ASEAN vào một chuỗi các cuộc đàm phán vô tận về một Bộ Quy tắc Ứng xử. Trung Quốc vẫn khăng khăng cho rằng Bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) phải được thực hiện tốt theo như ý của Bắc Kinh trước đã. (Có điều) là Bản Hướng dẫn thực thi DOC đã được thông qua từ 4 năm rồi, nhưng chưa hề có một hoạt động hợp tác nào được chấp thuận hay bắt đầu.
Lời lẽ thô bạo của Ngoại trưởng Trung Quốc là nhằm mục đích cô lập Philippines và Việt Nam, và hù dọa các thành viên ASEAN khác để buộc họ phục tùng. Trung Quốc hy vọng là các thành viên « nhút nhát hay lo » của ASEAN sẽ khuyên nhủ là phải tự kiềm chế, và việc tham khảo sẽ tiếp tục bất tận.
Thời gian đang đứng về phía Trung Quốc, với từng gàu cát lấy từ biển lên cho phép họ mở rộng diện tích các đảo nhân tạo và tăng cường năng lực kiểm soát – và cưỡng chế nếu cần - của Trung Quốc. Trung Quốc đang thay đổi « thực tế trên hiện trường », qua đó làm cho bất kỳ quyết định nào của Tòa án Trọng tài về đơn kiện của Philippines trở nên vô nghĩa".
http://vi.rfi.fr/20150309-tq-bien-dong//
Ảnh chụp Đá Ga Ven vào ba thời điểm khác nhau cho thấy quy mô và tiến độ công việc bồi đắp và xây dựng của Trung Quốc.CNES 2014/Distribution Airbus DS/IHS
Yếu tố mới nhất được chuyên san Jane’s Defence nêu bật để minh họa cho cơn sốt xây dựng của Trung Quốc tại Biển Đông, là công trình bồi đắp và xây dựng trên đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), bị chiếm từ năm 1988, biến bãi ngầm chỉ rộng 380m2 này thành một đảo lớn rộng 75.000m2 !
Hoạt động của Trung Quốc lập tức thu hút sự chú ý của các nước, đặc biệt là Hoa Kỳ - từng chính thức kêu gọi tất cả các bên tranh chấp Biển Đông đình chỉ mọi hoạt động bồi đắp, xây dựng mới trong vùng, làm cho tình hình thêm căng thẳng - và Philippines, quốc gia Đông Nam Á đã nhiều lần công khai tố cáo hành động « cải tạo địa hình » của Trung Quốc tại Trường Sa.
Nghiên cứu các bức ảnh vệ tinh mới chụp vào tháng Giêng 2015, và so sánh với các bức chụp trước đó, các chuyên gia phân tích cho rằng Trung Quốc đang rốt ráo thay đổi hiện trạng Biển Đông, xây dựng cơ sở nhằm làm bàn đạp khống chế toàn bộ Biển Đông, đặt các nước khác trước một « sự đã rồi » mới.
Hành động lấn lướt trên hiện trường này đã đi ngược lại tất cả những tuyên bố hòa dịu mà giới lãnh đạo Trung Quốc không ngừng đưa ra, đặc biệt là từ cuối năm 2014 đến nay, trong đó có thông điệp được nhắc đi nhắc lại là cần phải thực thi nghiêm túc Bản Tuyên bố Ứng xử về Biển Đông DOC ký kết năm 2002 giữa Trung Quốc và Hiệp hội Đông Nam Á ASEAN.
Bày binh bố trận trên Biển Đông
Đối với giới phân tích, Trung Quốc quả đang đẩy nhanh việc bày binh bố trận ở vùng Biển Đông, với mục tiêu là dùng sức mạnh áp đặt các yêu sách lãnh thổ cực lớn của Bắc Kinh tại vùng này, phớt lờ tuyên bố chủ quyền của các láng giềng từ Việt Nam, Philippines, cho đến Malaysia, Brunei, hay Đài Loan.
Theo hãng tin Anh Reuters ngày 20/02, « Trung Quốc đang dồn uy lực đáng kể xuống Biển Đông ». Báo Mỹ Wall Street Journal ngày 18/02 cũng ghi nhận : « Trung Quốc mở rộng công việc xây cất tại vùng Biển Đông đang tranh chấp… Việc bồi đắp đảo nhân tạo cho thấy Bắc Kinh không từ bỏ tham vọng lãnh thổ ».
Phi đạo và cơ sở có thể dùng vào mục tiêu quân sự
Căn cứ vào ảnh vệ tinh chụp được, trận đồ mà Trung Quốc đang bố trí tại Biển Đông được thấy rất rõ, liên kết quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã chiếm trọn và bồi đắp từ lâu, với một hệ thống 7 bãi đá, rạn san hô tại quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đã lấy từ tay Việt Nam và Philippines, và đang cấp tốc cải tạo : Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), Đá Ga Ven (Gaven Reef), Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), Đá Én Đất (Eldad Reef) và Đá Vành khăn (Mischief Reef).
Tại Hoàng Sa - chiếm trọn từ tay Việt Nam năm 1974 - Bắc Kinh đã cải tạo bồi đắp đảo chính Phú Lâm (Woody Island), và từ lâu rồi, đã cho xây trên đó một phi đạo dài 2,7 km. Còn tại vùng Trường Sa, theo ảnh vệ tinh vừa chụp được, thì Bắc Kinh đang xây trên Đá Chữ Thập một đường băng dài 3 km, và có thể sắp hoàn thành một phi đạo có độ dài tương tự trên Đá Gạc Ma, chiếm vào năm 1988.
So sánh với các phi đạo của Trung Quốc, thì rõ ràng các đường băng hiện hữu - 1,2 km trên đảo Ba Bình (Itu Aba) ở Trường Sa do Đài Loan kiểm soát, khoảng 0,7 km của Việt Nam trên đảo Trường Sa Lớn, hay 1,3 km của Philippines trên đảo Thị Tứ (Thitu Island) - chẳng thấm vào đâu.
Bên cạnh các phi đạo, ảnh vệ tinh chụp các đảo nhân tạo trên đường hình thành của Trung Quốc đều cho thấy các công trình rộng lớn có thể dùng làm nhà kho, trại lính, bệ đặt radar, hệ thống phòng không, bãi đáp trực thăng…, tóm lại đủ loại cơ sở có thể được dùng vào mục tiêu quân sự.
Đối với Việt Nam, sự kiện Trung Quốc bày binh bố trận với bảy hòn đảo nhân tạo tại Trường Sa dĩ nhiên đặt ra rất nhiều mối đe dọa, đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải tìm ra đối sách. Để hiểu rõ thêm về các nguy cơ đang rình rập Việt Nam tại Biển Đông, RFI đã đặt một số câu hỏi cho Giáo sư Carlyle Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc.
Trung Quốc vẽ lại ranh giới địa lý vùng Đông Nam Á
Trước hết, như nhiều chuyên gia phân tích khác, Giáo sư Thayer công nhận mình hết sức bất ngờ trước tốc độ và cường độ của các công trình do Trung Quốc tiến hành, như chuyên san quốc phòng Jane's Defence đã tiết lộ. Trả lời RFI qua thư điện tử, ông xác định :
Thayer :Các hành động của Trung Quốc đã khiến tôi rất ngạc nhiên. Cho đến cuối năm ngoái (2014), hầu hết các báo cáo về hoạt động của Trung Quốc chỉ nêu bật các hoạt động xây dựng với quy mô tương đối nhỏ.
Nhưng từ năm 2014 trở đi, quy mô và tốc độ của các hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc đã trở nên rất ngoạn mục.
Đối với Giáo sư Thayer, việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa sẽ xác lập sự hiện diện của Trung Quốc ngay tại trung tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, và mặc nhiên « vẽ lại ranh giới địa lý » của khu vực :
Thayer : Các hoạt động bồi đắp đảo, đá của Trung Quốc để tạo ra các hòn đảo nhân tạo rất bạo về quan niệm chiến lược. Chúng củng cố các nỗ lực của Trung Quốc nhằm đòi chủ quyền trên toàn bộ các đảo, đá và các thực thể khác ở Biển Đông và "vùng biển tiếp giáp" được gộp trong yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc.
Việc tạo ra các hòn đảo nhân tạo sẽ thiết lập sự hiện diện của Trung Quốc ở ngay vùng trung tâm của Biển Đông, qua đó vẽ lại ranh giới địa lý của khu vực Đông Nam Á.
Năm 1995, khi thông qua Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có Vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), ASEAN đã xác định phạm vi địa lý của Đông Nam Á là "khu vực bao gồm các vùng lãnh thổ của tất cả các Quốc gia ở Đông Nam Á cụ thể là Brunei Darussalam, Cam Bốt, Indonesia , Lào, Malaysia, Miến Điện, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và các vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các Quốc gia này... 'lãnh thổ' là lãnh thổ trên bộ, nội thủy, lãnh hải, vùng nước quần đảo, đáy biển và phần đất dưới đáy biển đó và vùng trời bên trên các phần nêu trên". (Người trích nhấn mạnh).
Từ đó đến nay, Trung Quốc đã mở rộng quyền kiểm soát của họ trên khu vực Biển Đông, sử dụng tàu chấp pháp để sáp nhập bãi Scarborough Shoal, phong tỏa - hiểu theo nghĩa quân sự - Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), và đưa đội tàu đánh cá của họ xa xuống phía nam, đến tận các vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia và Indonesia ngoài Việt Nam và Philippines.
Theo Giáo sư Thayer, Việt Nam cũng đã xây dựng cơ sở hạ tầng trên các rạn san hô mà mình kiểm soát. Tuy nhiên, điều Việt Nam đã làm không vi phạm Bản Tuyên bố Ứng xử về Biển Đông DOC, trái với những gì Trung Quốc đang làm. Mặt khác, về quy mô, những gì Việt Nam đã làm chẳng thấm vào đâu so với các công trình của Trung Quốc :
Thayer : Việt Nam đã bắt đầu xây dựng trên đảo Trường Sa Lớn và các thực thể khác mà họ kiểm soát, từ trước khi Bản Tuyên bố năm 2002 về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được thông qua. Phi đạo trên Trường Sa Lớn dài 700 mét. Việt Nam cũng đã xây dựng một số công trình phòng thủ nhỏ trên một vài thực thể địa lý dưới quyền kiểm soát của mình.
Bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC không cấm các hoạt động như vậy. Điều 5 của DOC ghi nhận : "Các bên liên quan cam kết tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định, kể cả không tiến hành các hoạt động đưa người đến sinh sống trên các đảo, bãi đá ngầm, bãi cát ngầm, dải đá ngầm và những cấu trúc khác hiện chưa có người sinh sống và xử lý các bất đồng một cách xây dựng". (Người trích nhấn mạnh).
Các nhà phân tích cho rằng diện tích một trong những hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc sẽ vượt quá hòn đảo lớn nhất, Itu Aba hay Ba Bình/Thái Bình, đang do Đài Loan chiếm đóng. Đảo của Trung Quốc sẽ có một chức năng kép vừa dân sự, vừa quân sự. Bến tàu trên các hòn đảo này sẽ hỗ trợ các hộ tống-khu trục hạm của Hải quân Trung Quốc. Những hòn đảo này cũng sẽ là nơi đặt các thiết bị giám sát bao gồm trạm radar, và các phương tiện tình báo điện tử.
Quy mô của các hoạt động bồi đắp, xây dựng của Trung Quốc to lớn đến mức mà các thực thể Việt Nam đang chiếm đóng chẳng thấm vào đâu. Hành động của Trung Quốc là một vi phạm Bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) về mặt từ ngữ nếu chưa muốn nói là tinh thần.
Áp đặt chủ quyền bằng đe dọa quân sự và né tránh luật quốc tế
Theo Giáo sư Thayer, các hoạt động cải tạo đất đai của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ cho phép Bắc Kinh áp đặt quyền kiểm soát quân sự trong khu vực, giám sát dễ dàng mọi hoạt động của hải quân và không quân nước khác :
Thayer :Mục tiêu chiến lược tối hậu của Trung Quốc là áp đặt chủ quyền và qua đó là quyền kiểm soát quân sự trên Biển Đông để bảo vệ các tuyến đường giao thông trên biển và làm tăng nguy cơ đối với các lực lượng hải quân nước ngoài, đặc biệt là Hải quân Hoa Kỳ, khi phải hoạt động trong một vùng biển nửa kín.
Đảo nhân tạo của Trung Quốc sẽ được liên kết với các thực thể địa lý khác mà Bắc Kinh đang trấn giữ, để cung cấp cho họ những cảnh báo sớm về hoạt động của các lực lượng hải quân và không quân ngoại quốc.
Ở mức tối thiểu, các hòn đảo nhân tạo sẽ trở thành cơ sở tiền phương phục vụ các lợi ích thương mại của Trung Quốc, chẳng hạn như đánh bắt thủy sản và khai thác dầu khí, cũng như cho các cơ quan thực thi luật hàng hải khác nhau của Trung Quốc. Các cơ quan này sẽ tiến được gần hơn đến các điểm nóng tiềm tàng, đồng thời có vị trí tốt để hù dọa và thúc ép cảnh sát biển của các nước khác trong khu vực.
Những hòn đảo nhân tạo sẽ cung cấp một hàng rào chống lại bất kỳ kết quả bất lợi nào của Tòa án Trọng tài Quốc tế hiện đang xem xét đơn kiện của Philippines chống lại Trung Quốc. Đảo nhân tạo không nằm trong phạm vi thủ tục pháp lý đang tiến hành.
Mục tiêu quan trọng nhất của Trung Quốc là áp đặt trên thực tế quyền kiểm soát Biển Đông bằng cách né tránh những hạn chế của luật pháp quốc tế. Tám trong số mười quốc gia Đông Nam Á sẽ bị buộc phải đối phó với thực tế mới là phải chia sẻ một đường biên giới biển với Trung Quốc hoặc là chấp nhận việc Trung Quốc phát huy quyền kiểm soát toàn vùng biển Đông Nam Á.
Đe dọa quân sự rất lớn cho Việt Nam tại Biển Đông
Đối với Việt Nam, hệ thống đảo nhân tạo của Trung Quốc đặt ra rất nhiều mối đe đe dọa, trong đó có nguy cơ Bắc Kinh dễ dàng tấn công đánh chiếm các hòn đảo do Việt Nam trấn giữ mà khiến lực lượng Việt Nam trở tay không kịp :
Thayer : Trước hết, các hành động của Trung Quốc đặt ra một mối đe dọa gián tiếp đối với Việt Nam bằng cách cô lập Việt Nam thông qua việc hù dọa và làm nản chí các thành viên ASEAN khác, để các nước này không có bất kỳ hành động chính trị và ngoại giao nào chống lại Trung Quốc.
Thứ hai, đảo nhân tạo của Trung Quốc mở rộng tầm với của Bắc Kinh - cả về thương mại lẫn quân sự - xuống tận phía Nam của Biển Đông. Trung Quốc sẽ có thể chủ động hành sự, hay phản ứng trước các sự cố nẩy sinh tại chỗ một cách nhanh chóng hơn nhiều so với trước đây. Việt Nam sẽ còn ít thời gian chuẩn bị hơn để đáp trả.
Chẳng hạn như Trung Quốc có thể khởi động một chiến dịch phong tỏa các đảo đá mà Việt Nam đang kiểm soát tại Biển Đông, hoặc là bất ngờ đánh chiếm những tiền đồn nhỏ của Việt Nam mà Việt Nam không kịp báo động. Lực lượng Trung Quốc có thể duy trì các hành động trong khoảng thời gian dài hơn nhờ vật tư, nhiên liệu lưu trữ sẵn trên các hòn đảo nhân tạo, cũng như thông qua các cơ sở bảo trì, sửa chữa cũng như y tế đã xây dựng.
Một cách đối phó : Áp dụng chiến lược ‘áp đặt cái giá phải trả’
Theo Giáo sư Thayer, để đối phó với Trung Quốc, Việt Nam vừa phải vận động ASEAN và quốc tế, vừa phải quyết tâm liên kết với Hoa Kỳ và các cường quốc trên biển khác để buộc Bắc Kinh phải trả giá nếu manh động :
Thayer : Thẳng thắn mà nói, cả Việt Nam lẫn cộng đồng quốc tế đều khó có thể làm gì để ngăn không cho Trung Quốc tiếp tục công việc bồi đắp và xây dựng trên các hòn đảo nhân tạo.
Tuy nhiên Việt Nam có thể cố gắng tác động đến ý định của Trung Quốc thông qua các hoạt động ngoại giao mạnh mẽ ở cấp độ song phương và đa phương. Giới lãnh đạo Việt Nam cần thẳng thắn nêu bật vấn đề này với đối tác Trung Quốc. Việt Nam cần huy động sự trợ giúp từ khối ASEAN và từ cộng đồng hàng hải quốc tế. Điều tốt nhất mà các nỗ lực này có thể đạt được là thuyết phục được Trung Quốc hành động với sự tự kiềm chế và minh bạch hơn về ý định của mình.
Việt Nam có thể làm việc chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ và các cường quốc hàng hải khác để áp dụng một loạt "chiến lược áp đặt cái giá phải trả" (Cost-imposition strategy) trên Trung Quốc. Những chiến lược áp đặt giá phải trả khả dĩ thực hiện được đã được Trung tâm vì An ninh Mới của Mỹ (Center for a New American Security) tại Washington DC phát triển.
Nói chung, chiến lược này nhằm chứng minh cho Trung Quốc thấy rằng các hành động của họ sẽ tạo ra phản ứng ngược lại từ phía các quốc gia khác, khiến cho Trung Quốc khó mà tiếp tục con đường hiện tại, phải cân nhắc hơn thiệt về các hành động của họ.
Một câu hỏi được đặt ra là sau khi chuyên san quốc phòng Jane's Defence công bố thông tin về tầm mức nghiêm trọng của các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo do Trung Quốc tiến hành tại Biển Đông, Việt Nam hầu như không có phản ứng. Theo Giáo sư Thayer, đó có thể là vì Việt Nam đang bắt cá hai tay :
Thayer :Việt Nam đang cố gắng bắt cá hai tay, vừa muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc, vừa muốn bảo vệ chủ quyền của mình ở Biển Đông. Hai mong muốn này không tương thích với nhau.
Quan hệ tốt với Trung Quốc có nghĩa là thỏa hiệp với Bắc Kinh bằng cách tạo ra một tạm ước (modus vivendi) nhằm duy trì nguyên trạng. Trung Quốc sẽ đòi Việt Nam phải từ bỏ chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa.
Việt Nam chỉ có thể bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của mình ở Biển Đông thông qua việc xây dựng sức mạnh quân sự của mình để ngăn chặn Trung Quốc, và phát triển quan hệ quốc phòng với các đối tác chiến lược đáng tin cậy. Việt Nam đã quyết định theo đuổi việc xây dựng sức mạnh quốc phòng của mình, nhưng lại chưa dứt khoát trong việc phát triển quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ.
Hệ quả của mong muốn bắt cá hai tay này là Việt Nam lúc này thì chạy theo quan hệ tốt với Trung Quốc, rồi lúc khác thì lại theo đuổi việc bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của mình.
Hiện nay Việt Nam đang theo đuổi việc duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc, do đó đã giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của các hoạt động cải tạo đảo đá của Trung Quốc tại Biển Đông.
Vấn đề là Ngoại trưởng Trung Quốc đã nhân dịp này đả kích các nước đã phản đối Trung Quốc và nói thẳng Bắc Kinh có quyền làm tất cả những gì mình muốn trong vùng lãnh thổ thuộc về mình. Giới quan sát đặc biệt ghi nhận lời khẳng định rằng khu vực đang xây dựng là « nhà » và « sân » của Trung Quốc.
Theo bản tin tiếng Anh trên trang web của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, ông Vương Nghị nói nguyên văn : « Chúng tôi không giống như một số quốc gia khác đã xây dựng trái phép trong nhà của người khác. Và chúng tôi không chấp nhận những lời chỉ trích từ người khác khi mà chúng tôi chỉ xây dựng các cơ sở trên sân riêng của chúng tôi. »
Tuyên bố không úp mở của Ngoại trưởng Trung Quốc, tại một cuộc họp báo quốc tế, về quan điểm từng bị tố cáo là Bắc Kinh muốn biến Biển Đông thành ao nhà của mình, đã làm dấy lên nhiều chỉ trích. Trả lời phỏng vấn nhanh của RFI qua email, Giáo sư Thayer, chuyên gia tại Học viện Quốc phòng Úc. không che giấu thái độ sửng sốt trước một tuyên bố vừa « thô bạo - brazen », vừa « ngạo mạn - arrogant », vừa phản lịch sử vì chính Trung Quốc mới là nước chiếm đóng nhà của người khác.
Thayer : "Tôi vô cùng kinh ngạc khi đọc thấy ý kiến của Ngoại trưởng (Trung Quốc). Đưa ra (vài hôm) trước ngày kỷ niệm 27 năm cuộc tấn công của Hải quân Trung Quốc vào tàu hậu cần Việt Nam ở khu vực quanh Đá Gạc Ma (Johnson South Reef) ngày 14 tháng 3 năm 1988. Nhận xét của ông Vương Nghị vừa thô bạo, vừa ngạo mạn.
Cần phải nhớ lại rằng, vào thời điểm đó, không có sự hiện diện của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa. Hành động của Trung Quốc tấn công và tàn sát 64 thủy thủ Việt Nam phải bị coi là một hành vi xâm lược trắng trợn nhưng lại không bị cộng đồng quốc tế trừng phạt. Tàu chiến Trung Quốc khi ấy đã được phái đến nơi cùng với một hạm đội nhỏ mà nhiệm vụ trên danh nghĩa là thiết lập một trạm quan sát nhân danh Ủy ban Liên chính phủ về Hải dương học của UNESCO.
Sau trận hải chiến, Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng các rạn san hô và bãi ngầm khác trong quần đảo Trường Sa, một hành động được tiếp tục cho đến ngày nay. Có tin là chỉ huy của đội tàu Trung Quốc đã bị khiển trách vì sử dụng võ lực mà không được lệnh. Tuy nhiên, Trung Quốc đã hoàn toàn sẵn sàng khẳng định chủ quyền trên các thực thể mà họ đã chiếm bằng vũ lực, vi phạm luật lệ quốc tế. Trong thực tế, Trung Quốc đã chiếm « nhà của người khác ».
Tuyên bố của ông Vương Nghị là một ví dụ về việc Trung Quốc sử dụng chiến tranh thông tin nhằm bóp méo sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế".
RFI : Đây có phải là lần đầu tiên mà một quan chức Trung Quốc cao cấp như vậy cho rằng Biển Đông là « nhà » và « sân » - hay nói cách khác là « ao nhà » - của Trung Quốc ?
Thayer : "Nếu tôi nhớ không lầm thì đây là lần đầu tiên Trung Quốc mô tả các thực thể địa lý ở Biển Đông như là « nhà » của họ. Cách dùng từ ngữ này cho thấy là Trung Quốc đã leo thang trong hành động biện minh cho các hành động của họ, chuyển từ việc khẳng định « chủ quyền lịch sử » đối với các đảo và « vùng biển tiếp giáp », sang việc tuyên bố quyền sở hữu không hơn không kém đối với với các thực thể như đảo đá, rạn san hô hay các bãi ngầm khác".
RFI : Với kiểu khẳng định như kể trên, liệu Trung Quốc có sẽ chủ động hơn trong các cuộc đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử tại Biển Đông COC với ASEAN hay không ? Bởi vì điều đó có nghĩa chấp nhận « luật nước ngoài » trên sân riêng của mình ?
Thayer : "Dĩ nhiên Trung Quốc sẽ tiếp tục lôi kéo ASEAN vào một chuỗi các cuộc đàm phán vô tận về một Bộ Quy tắc Ứng xử. Trung Quốc vẫn khăng khăng cho rằng Bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) phải được thực hiện tốt theo như ý của Bắc Kinh trước đã. (Có điều) là Bản Hướng dẫn thực thi DOC đã được thông qua từ 4 năm rồi, nhưng chưa hề có một hoạt động hợp tác nào được chấp thuận hay bắt đầu.
Lời lẽ thô bạo của Ngoại trưởng Trung Quốc là nhằm mục đích cô lập Philippines và Việt Nam, và hù dọa các thành viên ASEAN khác để buộc họ phục tùng. Trung Quốc hy vọng là các thành viên « nhút nhát hay lo » của ASEAN sẽ khuyên nhủ là phải tự kiềm chế, và việc tham khảo sẽ tiếp tục bất tận.
Thời gian đang đứng về phía Trung Quốc, với từng gàu cát lấy từ biển lên cho phép họ mở rộng diện tích các đảo nhân tạo và tăng cường năng lực kiểm soát – và cưỡng chế nếu cần - của Trung Quốc. Trung Quốc đang thay đổi « thực tế trên hiện trường », qua đó làm cho bất kỳ quyết định nào của Tòa án Trọng tài về đơn kiện của Philippines trở nên vô nghĩa".
http://vi.rfi.fr/20150309-tq-bien-dong//
Biển Đông: Thế trận đảo nhân tạo Trung Quốc đe dọa Việt Nam
Vào lúc châu Á, trong đó có Việt Nam, đang chuẩn bị ăn Tết Ất Mùi, chuyên san quốc phòng Jane’s Defence Weekly ngày 15/02/2015 đã tung ra "một quả bom" : Một loạt ảnh vệ tinh - mà bức mới nhất chụp vào hạ tuần tháng Giêng 2015 – cho thấy quy mô to lớn và tốc độ nhanh chóng của công việc bồi đắp các bãi ngầm hay rạn san hô mà Trung Quốc đang kiểm soát tại quần đảo Trường Sa (Biển Đông).
Yếu tố mới nhất được chuyên san Jane’s Defence nêu bật để minh họa cho cơn sốt xây dựng của Trung Quốc tại Biển Đông, là công trình bồi đắp và xây dựng trên đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), bị chiếm từ năm 1988, biến bãi ngầm chỉ rộng 380m2 này thành một đảo lớn rộng 75.000m2 !
Hoạt động của Trung Quốc lập tức thu hút sự chú ý của các nước, đặc biệt là Hoa Kỳ - từng chính thức kêu gọi tất cả các bên tranh chấp Biển Đông đình chỉ mọi hoạt động bồi đắp, xây dựng mới trong vùng, làm cho tình hình thêm căng thẳng - và Philippines, quốc gia Đông Nam Á đã nhiều lần công khai tố cáo hành động « cải tạo địa hình » của Trung Quốc tại Trường Sa.
Nghiên cứu các bức ảnh vệ tinh mới chụp vào tháng Giêng 2015, và so sánh với các bức chụp trước đó, các chuyên gia phân tích cho rằng Trung Quốc đang rốt ráo thay đổi hiện trạng Biển Đông, xây dựng cơ sở nhằm làm bàn đạp khống chế toàn bộ Biển Đông, đặt các nước khác trước một « sự đã rồi » mới.
Hành động lấn lướt trên hiện trường này đã đi ngược lại tất cả những tuyên bố hòa dịu mà giới lãnh đạo Trung Quốc không ngừng đưa ra, đặc biệt là từ cuối năm 2014 đến nay, trong đó có thông điệp được nhắc đi nhắc lại là cần phải thực thi nghiêm túc Bản Tuyên bố Ứng xử về Biển Đông DOC ký kết năm 2002 giữa Trung Quốc và Hiệp hội Đông Nam Á ASEAN.
Bày binh bố trận trên Biển Đông
Đối với giới phân tích, Trung Quốc quả đang đẩy nhanh việc bày binh bố trận ở vùng Biển Đông, với mục tiêu là dùng sức mạnh áp đặt các yêu sách lãnh thổ cực lớn của Bắc Kinh tại vùng này, phớt lờ tuyên bố chủ quyền của các láng giềng từ Việt Nam, Philippines, cho đến Malaysia, Brunei, hay Đài Loan.
Theo hãng tin Anh Reuters ngày 20/02, « Trung Quốc đang dồn uy lực đáng kể xuống Biển Đông ». Báo Mỹ Wall Street Journal ngày 18/02 cũng ghi nhận : « Trung Quốc mở rộng công việc xây cất tại vùng Biển Đông đang tranh chấp… Việc bồi đắp đảo nhân tạo cho thấy Bắc Kinh không từ bỏ tham vọng lãnh thổ ».
Phi đạo và cơ sở có thể dùng vào mục tiêu quân sự
Căn cứ vào ảnh vệ tinh chụp được, trận đồ mà Trung Quốc đang bố trí tại Biển Đông được thấy rất rõ, liên kết quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc đã chiếm trọn và bồi đắp từ lâu, với một hệ thống 7 bãi đá, rạn san hô tại quần đảo Trường Sa mà Trung Quốc đã lấy từ tay Việt Nam và Philippines, và đang cấp tốc cải tạo : Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), Đá Gạc Ma (Johnson South Reef), Đá Ga Ven (Gaven Reef), Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Đá Châu Viên (Cuarteron Reef), Đá Én Đất (Eldad Reef) và Đá Vành khăn (Mischief Reef).
Tại Hoàng Sa - chiếm trọn từ tay Việt Nam năm 1974 - Bắc Kinh đã cải tạo bồi đắp đảo chính Phú Lâm (Woody Island), và từ lâu rồi, đã cho xây trên đó một phi đạo dài 2,7 km. Còn tại vùng Trường Sa, theo ảnh vệ tinh vừa chụp được, thì Bắc Kinh đang xây trên Đá Chữ Thập một đường băng dài 3 km, và có thể sắp hoàn thành một phi đạo có độ dài tương tự trên Đá Gạc Ma, chiếm vào năm 1988.
So sánh với các phi đạo của Trung Quốc, thì rõ ràng các đường băng hiện hữu - 1,2 km trên đảo Ba Bình (Itu Aba) ở Trường Sa do Đài Loan kiểm soát, khoảng 0,7 km của Việt Nam trên đảo Trường Sa Lớn, hay 1,3 km của Philippines trên đảo Thị Tứ (Thitu Island) - chẳng thấm vào đâu.
Bên cạnh các phi đạo, ảnh vệ tinh chụp các đảo nhân tạo trên đường hình thành của Trung Quốc đều cho thấy các công trình rộng lớn có thể dùng làm nhà kho, trại lính, bệ đặt radar, hệ thống phòng không, bãi đáp trực thăng…, tóm lại đủ loại cơ sở có thể được dùng vào mục tiêu quân sự.
Đối với Việt Nam, sự kiện Trung Quốc bày binh bố trận với bảy hòn đảo nhân tạo tại Trường Sa dĩ nhiên đặt ra rất nhiều mối đe dọa, đòi hỏi chính quyền Việt Nam phải tìm ra đối sách. Để hiểu rõ thêm về các nguy cơ đang rình rập Việt Nam tại Biển Đông, RFI đã đặt một số câu hỏi cho Giáo sư Carlyle Thayer, thuộc Học viện Quốc phòng Úc.
Trung Quốc vẽ lại ranh giới địa lý vùng Đông Nam Á
Trước hết, như nhiều chuyên gia phân tích khác, Giáo sư Thayer công nhận mình hết sức bất ngờ trước tốc độ và cường độ của các công trình do Trung Quốc tiến hành, như chuyên san quốc phòng Jane's Defence đã tiết lộ. Trả lời RFI qua thư điện tử, ông xác định :
Thayer :Các hành động của Trung Quốc đã khiến tôi rất ngạc nhiên. Cho đến cuối năm ngoái (2014), hầu hết các báo cáo về hoạt động của Trung Quốc chỉ nêu bật các hoạt động xây dựng với quy mô tương đối nhỏ.
Nhưng từ năm 2014 trở đi, quy mô và tốc độ của các hoạt động cải tạo đất của Trung Quốc đã trở nên rất ngoạn mục.
Đối với Giáo sư Thayer, việc Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo ở Trường Sa sẽ xác lập sự hiện diện của Trung Quốc ngay tại trung tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, và mặc nhiên « vẽ lại ranh giới địa lý » của khu vực :
Thayer : Các hoạt động bồi đắp đảo, đá của Trung Quốc để tạo ra các hòn đảo nhân tạo rất bạo về quan niệm chiến lược. Chúng củng cố các nỗ lực của Trung Quốc nhằm đòi chủ quyền trên toàn bộ các đảo, đá và các thực thể khác ở Biển Đông và "vùng biển tiếp giáp" được gộp trong yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc.
Việc tạo ra các hòn đảo nhân tạo sẽ thiết lập sự hiện diện của Trung Quốc ở ngay vùng trung tâm của Biển Đông, qua đó vẽ lại ranh giới địa lý của khu vực Đông Nam Á.
Năm 1995, khi thông qua Hiệp ước Khu vực Đông Nam Á không có Vũ khí hạt nhân (SEANWFZ), ASEAN đã xác định phạm vi địa lý của Đông Nam Á là "khu vực bao gồm các vùng lãnh thổ của tất cả các Quốc gia ở Đông Nam Á cụ thể là Brunei Darussalam, Cam Bốt, Indonesia , Lào, Malaysia, Miến Điện, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam, và các vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các Quốc gia này... 'lãnh thổ' là lãnh thổ trên bộ, nội thủy, lãnh hải, vùng nước quần đảo, đáy biển và phần đất dưới đáy biển đó và vùng trời bên trên các phần nêu trên". (Người trích nhấn mạnh).
Từ đó đến nay, Trung Quốc đã mở rộng quyền kiểm soát của họ trên khu vực Biển Đông, sử dụng tàu chấp pháp để sáp nhập bãi Scarborough Shoal, phong tỏa - hiểu theo nghĩa quân sự - Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), và đưa đội tàu đánh cá của họ xa xuống phía nam, đến tận các vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia và Indonesia ngoài Việt Nam và Philippines.
Theo Giáo sư Thayer, Việt Nam cũng đã xây dựng cơ sở hạ tầng trên các rạn san hô mà mình kiểm soát. Tuy nhiên, điều Việt Nam đã làm không vi phạm Bản Tuyên bố Ứng xử về Biển Đông DOC, trái với những gì Trung Quốc đang làm. Mặt khác, về quy mô, những gì Việt Nam đã làm chẳng thấm vào đâu so với các công trình của Trung Quốc :
Thayer : Việt Nam đã bắt đầu xây dựng trên đảo Trường Sa Lớn và các thực thể khác mà họ kiểm soát, từ trước khi Bản Tuyên bố năm 2002 về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được thông qua. Phi đạo trên Trường Sa Lớn dài 700 mét. Việt Nam cũng đã xây dựng một số công trình phòng thủ nhỏ trên một vài thực thể địa lý dưới quyền kiểm soát của mình.
Bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông DOC không cấm các hoạt động như vậy. Điều 5 của DOC ghi nhận : "Các bên liên quan cam kết tự kiềm chế không tiến hành các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng các tranh chấp và ảnh hưởng tới hòa bình và ổn định, kể cả không tiến hành các hoạt động đưa người đến sinh sống trên các đảo, bãi đá ngầm, bãi cát ngầm, dải đá ngầm và những cấu trúc khác hiện chưa có người sinh sống và xử lý các bất đồng một cách xây dựng". (Người trích nhấn mạnh).
Các nhà phân tích cho rằng diện tích một trong những hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc sẽ vượt quá hòn đảo lớn nhất, Itu Aba hay Ba Bình/Thái Bình, đang do Đài Loan chiếm đóng. Đảo của Trung Quốc sẽ có một chức năng kép vừa dân sự, vừa quân sự. Bến tàu trên các hòn đảo này sẽ hỗ trợ các hộ tống-khu trục hạm của Hải quân Trung Quốc. Những hòn đảo này cũng sẽ là nơi đặt các thiết bị giám sát bao gồm trạm radar, và các phương tiện tình báo điện tử.
Quy mô của các hoạt động bồi đắp, xây dựng của Trung Quốc to lớn đến mức mà các thực thể Việt Nam đang chiếm đóng chẳng thấm vào đâu. Hành động của Trung Quốc là một vi phạm Bản Tuyên bố về Ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) về mặt từ ngữ nếu chưa muốn nói là tinh thần.
Áp đặt chủ quyền bằng đe dọa quân sự và né tránh luật quốc tế
Theo Giáo sư Thayer, các hoạt động cải tạo đất đai của Trung Quốc tại Biển Đông sẽ cho phép Bắc Kinh áp đặt quyền kiểm soát quân sự trong khu vực, giám sát dễ dàng mọi hoạt động của hải quân và không quân nước khác :
Thayer :Mục tiêu chiến lược tối hậu của Trung Quốc là áp đặt chủ quyền và qua đó là quyền kiểm soát quân sự trên Biển Đông để bảo vệ các tuyến đường giao thông trên biển và làm tăng nguy cơ đối với các lực lượng hải quân nước ngoài, đặc biệt là Hải quân Hoa Kỳ, khi phải hoạt động trong một vùng biển nửa kín.
Đảo nhân tạo của Trung Quốc sẽ được liên kết với các thực thể địa lý khác mà Bắc Kinh đang trấn giữ, để cung cấp cho họ những cảnh báo sớm về hoạt động của các lực lượng hải quân và không quân ngoại quốc.
Ở mức tối thiểu, các hòn đảo nhân tạo sẽ trở thành cơ sở tiền phương phục vụ các lợi ích thương mại của Trung Quốc, chẳng hạn như đánh bắt thủy sản và khai thác dầu khí, cũng như cho các cơ quan thực thi luật hàng hải khác nhau của Trung Quốc. Các cơ quan này sẽ tiến được gần hơn đến các điểm nóng tiềm tàng, đồng thời có vị trí tốt để hù dọa và thúc ép cảnh sát biển của các nước khác trong khu vực.
Những hòn đảo nhân tạo sẽ cung cấp một hàng rào chống lại bất kỳ kết quả bất lợi nào của Tòa án Trọng tài Quốc tế hiện đang xem xét đơn kiện của Philippines chống lại Trung Quốc. Đảo nhân tạo không nằm trong phạm vi thủ tục pháp lý đang tiến hành.
Mục tiêu quan trọng nhất của Trung Quốc là áp đặt trên thực tế quyền kiểm soát Biển Đông bằng cách né tránh những hạn chế của luật pháp quốc tế. Tám trong số mười quốc gia Đông Nam Á sẽ bị buộc phải đối phó với thực tế mới là phải chia sẻ một đường biên giới biển với Trung Quốc hoặc là chấp nhận việc Trung Quốc phát huy quyền kiểm soát toàn vùng biển Đông Nam Á.
Đe dọa quân sự rất lớn cho Việt Nam tại Biển Đông
Đối với Việt Nam, hệ thống đảo nhân tạo của Trung Quốc đặt ra rất nhiều mối đe đe dọa, trong đó có nguy cơ Bắc Kinh dễ dàng tấn công đánh chiếm các hòn đảo do Việt Nam trấn giữ mà khiến lực lượng Việt Nam trở tay không kịp :
Thayer : Trước hết, các hành động của Trung Quốc đặt ra một mối đe dọa gián tiếp đối với Việt Nam bằng cách cô lập Việt Nam thông qua việc hù dọa và làm nản chí các thành viên ASEAN khác, để các nước này không có bất kỳ hành động chính trị và ngoại giao nào chống lại Trung Quốc.
Thứ hai, đảo nhân tạo của Trung Quốc mở rộng tầm với của Bắc Kinh - cả về thương mại lẫn quân sự - xuống tận phía Nam của Biển Đông. Trung Quốc sẽ có thể chủ động hành sự, hay phản ứng trước các sự cố nẩy sinh tại chỗ một cách nhanh chóng hơn nhiều so với trước đây. Việt Nam sẽ còn ít thời gian chuẩn bị hơn để đáp trả.
Chẳng hạn như Trung Quốc có thể khởi động một chiến dịch phong tỏa các đảo đá mà Việt Nam đang kiểm soát tại Biển Đông, hoặc là bất ngờ đánh chiếm những tiền đồn nhỏ của Việt Nam mà Việt Nam không kịp báo động. Lực lượng Trung Quốc có thể duy trì các hành động trong khoảng thời gian dài hơn nhờ vật tư, nhiên liệu lưu trữ sẵn trên các hòn đảo nhân tạo, cũng như thông qua các cơ sở bảo trì, sửa chữa cũng như y tế đã xây dựng.
Một cách đối phó : Áp dụng chiến lược ‘áp đặt cái giá phải trả’
Theo Giáo sư Thayer, để đối phó với Trung Quốc, Việt Nam vừa phải vận động ASEAN và quốc tế, vừa phải quyết tâm liên kết với Hoa Kỳ và các cường quốc trên biển khác để buộc Bắc Kinh phải trả giá nếu manh động :
Thayer : Thẳng thắn mà nói, cả Việt Nam lẫn cộng đồng quốc tế đều khó có thể làm gì để ngăn không cho Trung Quốc tiếp tục công việc bồi đắp và xây dựng trên các hòn đảo nhân tạo.
Tuy nhiên Việt Nam có thể cố gắng tác động đến ý định của Trung Quốc thông qua các hoạt động ngoại giao mạnh mẽ ở cấp độ song phương và đa phương. Giới lãnh đạo Việt Nam cần thẳng thắn nêu bật vấn đề này với đối tác Trung Quốc. Việt Nam cần huy động sự trợ giúp từ khối ASEAN và từ cộng đồng hàng hải quốc tế. Điều tốt nhất mà các nỗ lực này có thể đạt được là thuyết phục được Trung Quốc hành động với sự tự kiềm chế và minh bạch hơn về ý định của mình.
Việt Nam có thể làm việc chặt chẽ hơn với Hoa Kỳ và các cường quốc hàng hải khác để áp dụng một loạt "chiến lược áp đặt cái giá phải trả" (Cost-imposition strategy) trên Trung Quốc. Những chiến lược áp đặt giá phải trả khả dĩ thực hiện được đã được Trung tâm vì An ninh Mới của Mỹ (Center for a New American Security) tại Washington DC phát triển.
Nói chung, chiến lược này nhằm chứng minh cho Trung Quốc thấy rằng các hành động của họ sẽ tạo ra phản ứng ngược lại từ phía các quốc gia khác, khiến cho Trung Quốc khó mà tiếp tục con đường hiện tại, phải cân nhắc hơn thiệt về các hành động của họ.
Một câu hỏi được đặt ra là sau khi chuyên san quốc phòng Jane's Defence công bố thông tin về tầm mức nghiêm trọng của các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo do Trung Quốc tiến hành tại Biển Đông, Việt Nam hầu như không có phản ứng. Theo Giáo sư Thayer, đó có thể là vì Việt Nam đang bắt cá hai tay :
Thayer :Việt Nam đang cố gắng bắt cá hai tay, vừa muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc, vừa muốn bảo vệ chủ quyền của mình ở Biển Đông. Hai mong muốn này không tương thích với nhau.
Quan hệ tốt với Trung Quốc có nghĩa là thỏa hiệp với Bắc Kinh bằng cách tạo ra một tạm ước (modus vivendi) nhằm duy trì nguyên trạng. Trung Quốc sẽ đòi Việt Nam phải từ bỏ chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa.
Việt Nam chỉ có thể bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của mình ở Biển Đông thông qua việc xây dựng sức mạnh quân sự của mình để ngăn chặn Trung Quốc, và phát triển quan hệ quốc phòng với các đối tác chiến lược đáng tin cậy. Việt Nam đã quyết định theo đuổi việc xây dựng sức mạnh quốc phòng của mình, nhưng lại chưa dứt khoát trong việc phát triển quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ.
Hệ quả của mong muốn bắt cá hai tay này là Việt Nam lúc này thì chạy theo quan hệ tốt với Trung Quốc, rồi lúc khác thì lại theo đuổi việc bảo vệ các tuyên bố chủ quyền của mình.
Hiện nay Việt Nam đang theo đuổi việc duy trì quan hệ tốt với Trung Quốc, do đó đã giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của các hoạt động cải tạo đảo đá của Trung Quốc tại Biển Đông.
Cùng chủ đề
Geen opmerkingen:
Een reactie posten