woensdag 1 april 2015

Cận cảnh những... “tháp nghiêng” kỳ dị ở Sài Gòn

Cận cảnh những “tháp nghiêng” kỳ dị ở Sài Gòn

Kênh Tân Hóa – Lò Gốm mới được đưa vào sử dụng không lâu, thế nhưng hàng chục ngôi nhà hai bên dòng kênh bị nghiêng ngả, nứt toác khiến cho nhiều người dân sống trong cảnh nơm nớp lo sợ hoặc phải chuyển đi nơi khác để đảm bảo an toàn.
Cận cảnh những “tháp nghiêng” kỳ dị ở Sài Gòn
Cuối năm 2011, TP. HCM quyết định đầu tư và cải tạo dọc 2 bên đường kênh Tân Hóa – Lò Gốm (chảy qua 4 quận 6,11, Tân Bình, Tân Phú), từ một dòng kênh thối nay hồi sinh thành một khu khang trang, sạch đẹp với nhiều ngôi nhà, cây xanh mọc lên.
1
Tuy nhiên đầu năm 2014, đơn vị thi công đào đặt cống hộp khiến một số căn nhà bị lún sâu, một số nhà khác bị nghiêng hẳn sang một bên, tường nứt toác.
2
Hai căn nhà này trước đây xây dính nhau, nhưng từ hơn nửa năm nay, căn bên phải đã nghiêng hẳn sang một bên. Chủ nhà đã dọn đi nơi khác ở, bên trong ngổn ngang gạch đá, xà cừ chống đỡ.
3
Căn nhà số 210/6/25 của ông Trình Bá Tài bị nghiêng, vách tường có nhiều vết nứt toác lớn nhưng ông vẫn phải “sống chung với lũ” hơn 1 năm nay. Ông phải dùng nhiều cây xà cừ nối ghép với nhau tạo khung đỡ cho toàn bộ căn nhà của mình.
4
Người dân sống ở khu vực này cho biết, hiện tượng những ngôi nhà bị nghiêng, lún dẫn đến nứt toác tường xảy ra trong quá trình thi công cải tạo con kênh. Theo thống kê, riêng phường 14 (quận 6) có hơn 100 căn bị nghiêng, lún do ảnh hưởng từ việc cải tạo kênh Lò Gốm.
5
Những gia đình có điều kiện thì dọn đi nơi khác còn những người nghèo khó vẫn phải sống bám ở đây.
6
Xưởng sản xuất của công ty Túc Hưng do ông Chế Thành Danh làm chủ cũng bị đổ nghiêng ra mặt đường, dù biết nguy hiểm nhưng ông vẫn cho công ty hoạt động vì sợ công nhân thất nghiệp.
7
Căn nhà số 210/16/24 của chị Lê Ngọc Hân thuê giá 1,5 triệu đồng/tháng, chị đang kiếm nơi khác để sinh sống do căn nhà cũng bị nghiêng và sụt lún nghiêm trọng.
8
Ngoài những căn nhà nghiêng, lún, những ngôi nhà siêu mỏng cũng mọc lên như nấm.
9
Một số ngôi nhà nghiêng hẳn ra phía bờ kênh và xuất hiện vết nứt. Đặc biệt vào mùa mưa, nguy cơ đổ vỡ của những căn nhà này là rất lớn. Do nhà xây dựng ven kênh lâu đời, nền đất yếu nên khi thi công dự án ảnh hưởng, dẫn đến sụt lún. Chủ đầu tư đang dồn sức hoàn thành việc cải tạo, sau đó sẽ xác định thiệt hại, lên phương án đền bù hoặc sửa chữa cho người dân.
10
Một số người dân cũng tự xây dựng, sửa chữa lại căn nhà khang trang để sinh sống.
11
Ở một số đoạn, các công trình có nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào, tuy nhiên nhiều trẻ em học sinh vẫn thường xuyên qua lại vui chơi nên rất nguy hiểm.
Theo Trí Thức Trẻ

http://www.datviet.com/can-canh-nhung-thap-nghieng-ky-di-o-sai-gon/ 

Geen opmerkingen:

Een reactie posten