Phim « The Interview » lập kỷ lục doanh thu trên mạng
Phim "The Interview" chiếu tại Los Angeles, 24/12/2014.Reuters
Bộ phim « The Interview » của hãng Sony Pictures nói về một âm mưu giả tưởng của CIA nhằm ám sát lãnh tụ Bắc Triều Tiên Kim Jong Un, đã thu được 36 triệu đô la từ khi đưa ra thị trường hồi Noël. Đây là kỷ lục về doanh thu trên mạng đối với một bộ phim.
Trong thông cáo đề ngày hôm qua, hãng Sony cho biết « The Interview » đã được thuê hay mua trên mạng thông qua các nhà cung cấp dịch vụ bằng đường truyền cáp, vệ tinh và điện thoại trên 4,3 triệu lần, thu được trên 31 triệu đô la. Ngoài ra bộ phim gây tranh cãi này cũng đã mang lại doanh thu 5 triệu đô la khi công chiếu ở các rạp.
Nhóm tin tặc Guardians of Peace (Những người bảo vệ hòa bình), gọi tắt là GOP, mà chính quyền Mỹ cho là do Bắc Triều Tiên chỉ đạo, đã xâm nhập và đánh gục mạng lưới internet của Sony Pictures Entertainment (SPE) hôm 24/11/2014, đánh cắp các dữ liệu cá nhân của 47.000 người, đưa lên mạng năm bộ phim của hãng này và công bố những thư điện tử gây bối rối cho các lãnh đạo SPE.
Nhóm tin tặc trên đòi hỏi hãng Sony không được công chiếu bộ phim, đe dọa sẽ tấn công các rạp xi-nê khiến các hệ thống rạp lớn của Mỹ như Regal hay AMC đã phải từ chối chiếu phim này. Hậu quả là Sony Pictures đành hủy kế hoạch phát hành phim, sau đó lại thay đổi ý định, hạn chế việc chiếu phim trong khoảng 300 rạp thay vì 3.000 như dự kiến ban đầu.
Trên mạng, bộ phim được phổ biến theo các kênh Time Warner Cable, Cablevision, AT&T U-verse TV, Verizon FiOS, DIRECTV và VUDU, dịch vụ video theo yêu cầu của Walmart và Playstation Network, một chi nhánh khác của tập đoàn Sony.
Cho dù được quảng bá hết sức qua vụ tin tặc này, nhưng bộ phim phiêu lưu mang chất trào phúng, bị các nhà phê bình chê về chất lượng nghệ thuật, chỉ mới gần đạt được thăng bằng về thu chi. Giá thành sản xuất của bộ phim lên đến 44 triệu đô la.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150107-phim-%C2%AB-the-interview-%C2%BB-lap-ky-luc-doanh-thu-tren-mang/
Nhóm tin tặc Guardians of Peace (Những người bảo vệ hòa bình), gọi tắt là GOP, mà chính quyền Mỹ cho là do Bắc Triều Tiên chỉ đạo, đã xâm nhập và đánh gục mạng lưới internet của Sony Pictures Entertainment (SPE) hôm 24/11/2014, đánh cắp các dữ liệu cá nhân của 47.000 người, đưa lên mạng năm bộ phim của hãng này và công bố những thư điện tử gây bối rối cho các lãnh đạo SPE.
Nhóm tin tặc trên đòi hỏi hãng Sony không được công chiếu bộ phim, đe dọa sẽ tấn công các rạp xi-nê khiến các hệ thống rạp lớn của Mỹ như Regal hay AMC đã phải từ chối chiếu phim này. Hậu quả là Sony Pictures đành hủy kế hoạch phát hành phim, sau đó lại thay đổi ý định, hạn chế việc chiếu phim trong khoảng 300 rạp thay vì 3.000 như dự kiến ban đầu.
Trên mạng, bộ phim được phổ biến theo các kênh Time Warner Cable, Cablevision, AT&T U-verse TV, Verizon FiOS, DIRECTV và VUDU, dịch vụ video theo yêu cầu của Walmart và Playstation Network, một chi nhánh khác của tập đoàn Sony.
Cho dù được quảng bá hết sức qua vụ tin tặc này, nhưng bộ phim phiêu lưu mang chất trào phúng, bị các nhà phê bình chê về chất lượng nghệ thuật, chỉ mới gần đạt được thăng bằng về thu chi. Giá thành sản xuất của bộ phim lên đến 44 triệu đô la.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150107-phim-%C2%AB-the-interview-%C2%BB-lap-ky-luc-doanh-thu-tren-mang/
Bình Nhưỡng bị tình nghi đã thuê tin tặc nước ngoài tấn công Sony
Sony Pictures Studios ở Culver City, California. Ảnh chụp ngày 19/12/ 2014..REUTERS/Mario Anzuoni
Nguồn tin thân cận giới điều tra Mỹ vào hôm qua, 29/12/2014 đã tiết lộ rằng Cục điều tra Liên bang Mỹ FBI đang xác minh giả thuyết là Bắc Triều Tiên không trực tiếp nhúng tay vào vụ tấn công tin học và đánh cắp dữ liệu của hãng Sony Pictures tại Mỹ, nhưng đã thuê tin tặc nước ngoài để làm việc này.
Theo một quan chức cao cấp Mỹ xin giấu tên, được hãng tin Anh Reuters trích dẫn, Bình Nhưỡng không có năng lực tiến hành một cuộc tấn công quy mô như vào tháng 11 vừa qua nhắm vào Sony Pictures. Trong tình hình đó, Bắc Triều Tiên hoàn toàn có khả năng là đã cho "gia công" một phần việc tại ngoại quốc.
Cuộc tấn công nhắm vào Sony Pictures ngày 24/11/2014 vừa qua đã được nhóm tự nhận là "Những người bảo vệ hòa bình" công nhận là tác giả. Nhóm này đã giải thích là họ đánh vào Sony ngăn chặn việc công chiếu cuốn phim hài "The Interview" châm biếm một âm mưu ám sát Kim Jong Un của CIA.
Taia Global, một công ty tham vấn, đã phân tích về mặt ngôn ngữ học các thông điệp mà tin tặc đã để lại sau khi hành sự, và đánh giá rằng các thủ phạm đến từ Nga hơn là Bắc Triều Tiên. Về phần mình, hãng chuyên môn về an ninh mạng Norse thì cho rằng tin tặc có đồng lõa ngay trong Sony Pictures.
Cuộc tấn công nói trên được đánh giá là một trong những cuộc tấn công tin tặc lớn nhất nhắm vào một cơ sở nằm trên đất Mỹ. Tin tặc không những ăn cắp dữ liệu mà còn xóa đi đĩa cứng, làm tê liệt hệ thống mạng của Sony Pictures trong vòng một tuần lễ.
FBI hôm qua, một lần nữa khẳng định là Bắc Triều Tiên có trách nhiệm về vụ ăn cắp và phá hủy dữ liệu trong hệ thống Internet của Sony Pictures. Bình Nhưỡng đã phủ nhận mọi cáo buộc trong lúc giới chuyên gia cũng hoài nghi về những lời khẳng định của FBI.
Đối với ông Mark Rasch, một cựu chưởng lý đặc trách chống tội phạm trên mạng nhận định : "Theo tôi, chính quyền (Mỹ) đã hành động quá vội vã khi thông báo một cách rõ ràng và trước khi cuộc điều tra kết thúc, rằng Bắc Triều Tiên đứng sau (vụ tấn công)". Chuyên gia này nói thêm : "Có rất nhiều giải thuyết về tác giả vụ tấn công và phương thức hành động của họ. Chính quyền phải nghiên cứu tất cả những yếu tố này ".
Khi vạch mặt chỉ tên Bắc Triều Tiên hôm 19/12, FBI cho là đã dựa vào dữ liệu đến từ nhiều nguồn, từ ngành tình báo, An ninh Nội địa, cho đến các đối tác nước ngoài, cũng như giới tư nhân.
Vào hôm qua, FBI khẳng định trở lại là "Không có yếu tố đáng tin cậy nào cho thấy một kẻ khác là thủ phạm vụ tấn công".
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141230-binh-nhuong-bi-tinh-nghi-da-thue-tin-tac-nuoc-ngoai-tan-cong-sony/
Cuộc tấn công nhắm vào Sony Pictures ngày 24/11/2014 vừa qua đã được nhóm tự nhận là "Những người bảo vệ hòa bình" công nhận là tác giả. Nhóm này đã giải thích là họ đánh vào Sony ngăn chặn việc công chiếu cuốn phim hài "The Interview" châm biếm một âm mưu ám sát Kim Jong Un của CIA.
Taia Global, một công ty tham vấn, đã phân tích về mặt ngôn ngữ học các thông điệp mà tin tặc đã để lại sau khi hành sự, và đánh giá rằng các thủ phạm đến từ Nga hơn là Bắc Triều Tiên. Về phần mình, hãng chuyên môn về an ninh mạng Norse thì cho rằng tin tặc có đồng lõa ngay trong Sony Pictures.
Cuộc tấn công nói trên được đánh giá là một trong những cuộc tấn công tin tặc lớn nhất nhắm vào một cơ sở nằm trên đất Mỹ. Tin tặc không những ăn cắp dữ liệu mà còn xóa đi đĩa cứng, làm tê liệt hệ thống mạng của Sony Pictures trong vòng một tuần lễ.
FBI hôm qua, một lần nữa khẳng định là Bắc Triều Tiên có trách nhiệm về vụ ăn cắp và phá hủy dữ liệu trong hệ thống Internet của Sony Pictures. Bình Nhưỡng đã phủ nhận mọi cáo buộc trong lúc giới chuyên gia cũng hoài nghi về những lời khẳng định của FBI.
Đối với ông Mark Rasch, một cựu chưởng lý đặc trách chống tội phạm trên mạng nhận định : "Theo tôi, chính quyền (Mỹ) đã hành động quá vội vã khi thông báo một cách rõ ràng và trước khi cuộc điều tra kết thúc, rằng Bắc Triều Tiên đứng sau (vụ tấn công)". Chuyên gia này nói thêm : "Có rất nhiều giải thuyết về tác giả vụ tấn công và phương thức hành động của họ. Chính quyền phải nghiên cứu tất cả những yếu tố này ".
Khi vạch mặt chỉ tên Bắc Triều Tiên hôm 19/12, FBI cho là đã dựa vào dữ liệu đến từ nhiều nguồn, từ ngành tình báo, An ninh Nội địa, cho đến các đối tác nước ngoài, cũng như giới tư nhân.
Vào hôm qua, FBI khẳng định trở lại là "Không có yếu tố đáng tin cậy nào cho thấy một kẻ khác là thủ phạm vụ tấn công".
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141230-binh-nhuong-bi-tinh-nghi-da-thue-tin-tac-nuoc-ngoai-tan-cong-sony/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten