CEO Berkshire Hathaway đồng thời là nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đứng vị trí đầu tiên khi dành tới 2,1 tỷ USD làm từ thiện trong năm 2014.
Theo xếp hạng những nhà từ thiện hào phóng nhất năm 2014 của Wealth-X, CEO Berkshire Hathaway đồng thời là nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffett đứng vị trí số 1 khi quyên góp khoản từ thiện lớn lên tới 2,1 tỷ USD trong năm nay. Số tiền này được đóng góp vào quỹ từ thiện của vợ chồng tỷ phú Bill Gates với hình thức là 16,6 triệu cổ phiếu của Berkshire Hathaway.
Vào thứ 2 vừa qua, tỷ phú Buffett cũng vượt mặt doanh nhân đến từ Mexico là Carlos Slim để trở thành người giàu thứ 2 thế giới khi cổ phiếu của Berkshire Hathaway tăng lên mức cao nhất trong lịch sử. Cùng lúc đó, Forbes tuyên bố, bảng xếp hạng thực tế của những tỷ phú giàu nhất thế giới hiện ước tính giá trị tài sản của Buffett ở mức 74,4 tỷ USD, cao hơn 1,5 tỷ USD so với Carlos Slim với chỉ 72,9 tỷ.
Nhà sáng lập và CEO của GoPro là Nicholas Woodman xếp vị trí thứ 2 với số tiền từ thiện lên tới 497,5 triệu USD cho Cộng đồng thung lũng Silicon. Mục đích hoạt động của tổ chức này là kết nối những nhà từ thiện là cá nhân và tổ chức với tổ chức phi lợi nhuận tại Bay Area nhằm tập trung cải thiện các lĩnh vực như giáo dục, nhà giá rẻ và vấn đề nhập cư tại đây.
Điều đáng nói là 8 trong số 10 khoản đóng góp lớn năm 2014 đến từ những nhà từ thiện hào phóng người Mỹ. Hai ông trùm bất động sản Hong Kong là Ronnie và Gerald Chan là cái tên duy nhất không phải đến từ Mỹ trong danh sách.
Theo đó, anh em nhà tỷ phú Chan lần lượt xếp vị trí thứ 3 và 4 trong bảng xếp hạng khi mỗi người đóng góp 175 triệu USD cho Trường Y tế công cộng Harvard. Nếu cộng hai khoản từ thiện này thì con số 350 triệu USD là khoản tiền lớn nhất trong lịch sử 378 năm mà trường này được ủng hộ.
Cũng bởi vậy, ban lãnh đạo trường đã quyết định đổi tên thành trường Y tế công cộng T.H Chan Harvard. Điều đáng nói là chỉ có 1 trường khác thuộc đại học danh tiếng Harvard được đặt tên theo một cá nhân đó là Harvard Kennedy School (đặt theo tên cựu tổng thống Hoa Kỳ).
Trong năm 2014, trường Harvard cũng nhận được 150 triệu tiền quyên góp từ giám đốc quỹ đầu tư Kennth Griffin để viện trợ tài chính cho trường. Với số tiền này, Kenneth Griffin là cái tên xếp vị trí thứ 4 trong danh sách.
Phần còn lại trong top 10 khoản tiền từ thiện lớn nhất năm 2014 hầu hết dành cho các tổ chức giáo dục. Cụ thể:
Đại học Oregon Health & Science nhận được món quà 100 triệu USD từ Gert Boyle, chủ tịch hội đồng quản trị của Columbia Sportswear – công ty sản xuất đồ may mặc và thiết bị ngoài trời.
Đại học Wisconsin Madison cũng nhận được 100 triệu USD tài trợ từ doanh nhân người Mỹ là John Morgridge – cựu chủ tịch hội đồng quản trị Cisco Systems.
Đại học Notre Dame nhận được 75 triệu USD từ nhà đầu tư John Jordan.
Một số đóng góp đáng kể khác gồm có:
Nhà đầu tư Edward Meyer ủng hộ 75 triệu USD cho trường cao đẳng Y tế Weill Cornell nhằm mục đích mở rộng chương trình nghiên cứu bệnh ung thư của trường.
Charles Munger, phó chủ tịch Berkshire Hathaway – cánh tay phải của tỷ phú Warren Buffett cũng rất hào phóng khi quyên góp 65 triệu USD cho trường đại học California Santa Barbara để ủng hộ khoa vật lý lý thuyết của trường.
>> Warren Buffet nghĩ gì về từ thiện?
Vào thứ 2 vừa qua, tỷ phú Buffett cũng vượt mặt doanh nhân đến từ Mexico là Carlos Slim để trở thành người giàu thứ 2 thế giới khi cổ phiếu của Berkshire Hathaway tăng lên mức cao nhất trong lịch sử. Cùng lúc đó, Forbes tuyên bố, bảng xếp hạng thực tế của những tỷ phú giàu nhất thế giới hiện ước tính giá trị tài sản của Buffett ở mức 74,4 tỷ USD, cao hơn 1,5 tỷ USD so với Carlos Slim với chỉ 72,9 tỷ.
Nhà sáng lập và CEO của GoPro là Nicholas Woodman xếp vị trí thứ 2 với số tiền từ thiện lên tới 497,5 triệu USD cho Cộng đồng thung lũng Silicon. Mục đích hoạt động của tổ chức này là kết nối những nhà từ thiện là cá nhân và tổ chức với tổ chức phi lợi nhuận tại Bay Area nhằm tập trung cải thiện các lĩnh vực như giáo dục, nhà giá rẻ và vấn đề nhập cư tại đây.
Điều đáng nói là 8 trong số 10 khoản đóng góp lớn năm 2014 đến từ những nhà từ thiện hào phóng người Mỹ. Hai ông trùm bất động sản Hong Kong là Ronnie và Gerald Chan là cái tên duy nhất không phải đến từ Mỹ trong danh sách.
Theo đó, anh em nhà tỷ phú Chan lần lượt xếp vị trí thứ 3 và 4 trong bảng xếp hạng khi mỗi người đóng góp 175 triệu USD cho Trường Y tế công cộng Harvard. Nếu cộng hai khoản từ thiện này thì con số 350 triệu USD là khoản tiền lớn nhất trong lịch sử 378 năm mà trường này được ủng hộ.
Cũng bởi vậy, ban lãnh đạo trường đã quyết định đổi tên thành trường Y tế công cộng T.H Chan Harvard. Điều đáng nói là chỉ có 1 trường khác thuộc đại học danh tiếng Harvard được đặt tên theo một cá nhân đó là Harvard Kennedy School (đặt theo tên cựu tổng thống Hoa Kỳ).
Trong năm 2014, trường Harvard cũng nhận được 150 triệu tiền quyên góp từ giám đốc quỹ đầu tư Kennth Griffin để viện trợ tài chính cho trường. Với số tiền này, Kenneth Griffin là cái tên xếp vị trí thứ 4 trong danh sách.
Phần còn lại trong top 10 khoản tiền từ thiện lớn nhất năm 2014 hầu hết dành cho các tổ chức giáo dục. Cụ thể:
Đại học Oregon Health & Science nhận được món quà 100 triệu USD từ Gert Boyle, chủ tịch hội đồng quản trị của Columbia Sportswear – công ty sản xuất đồ may mặc và thiết bị ngoài trời.
Đại học Wisconsin Madison cũng nhận được 100 triệu USD tài trợ từ doanh nhân người Mỹ là John Morgridge – cựu chủ tịch hội đồng quản trị Cisco Systems.
Đại học Notre Dame nhận được 75 triệu USD từ nhà đầu tư John Jordan.
Một số đóng góp đáng kể khác gồm có:
Nhà đầu tư Edward Meyer ủng hộ 75 triệu USD cho trường cao đẳng Y tế Weill Cornell nhằm mục đích mở rộng chương trình nghiên cứu bệnh ung thư của trường.
Charles Munger, phó chủ tịch Berkshire Hathaway – cánh tay phải của tỷ phú Warren Buffett cũng rất hào phóng khi quyên góp 65 triệu USD cho trường đại học California Santa Barbara để ủng hộ khoa vật lý lý thuyết của trường.
>> Warren Buffet nghĩ gì về từ thiện?
Phương Linh
Theo Trí Thức Trẻ/CNBC
http://cafebiz.vn/nhan-vat/ty-phu-warren-buffett-la-vua-tu-thien-nam-2014-20141210110957909ca48.chn
Warren Buffet nghĩ gì về từ thiện?
Warren Buffett đã thuyết phục được 127 tỷ phú quyên tặng hơn một nửa tài sản tích cóp được. Nhưng trong một khóa học tổ chức bởi giáo sư Riccio, nhà tỷ phú đã để lại một lời khuyên: Khi bạn quyết định quyên góp tiền bạc hoặc thời gian vào đâu, "điều quan trọng là bạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái".
Buffett công nhận rằng đánh giá lợi ích của những thứ phi lợi nhuận là một điều chẳng dễ dàng chút nào. "Kinh doanh thì không nói làm gì, vì thị trường chính là minh chứng rõ rệt cho thấy ta đang đi đúng hay sai đường. Nhưng hoạt động từ thiện thì lại khác, ta làm những thứ có vẻ "vô nghĩa" và không mang lại phản hồi nào từ phía thị trường".
Làm sao để biết từ thiện có hiệu quả?
Giáo sư Riccio đã đưa ra khung RISE để giúp các nhà từ thiện cho đi một cách khôn ngoan hơn. Để biết việc từ thiện của mình có thực sự hiệu quả, hãy đi tìm câu trả lời cho bốn tiêu chuẩn dưới đây.
Relevance (Chính xác): Tổ chức từ thiện hiểu rõ nhu cầu của nhóm người đang cần giúp đỡ tới đâu, họ biết giải pháp nào là hiệu quả để giải quyết vấn đề, họ kết nối với cộng đồng, cá nhân cần giúp đỡ sâu sắc tới mức nào, và việc họ làm có ý nghĩa với những nhà từ thiện như bạn hay không.
Impact (Tác động): tổ chức từ thiện ấy trình bày hiệu quả tốt đến đâu, duy trì trách nhiệm ở mức độ nào, việc bạn hỗ trợ tổ chức này bằng tiền bạc, thời gian sẽ làm thay đổi được điều gì?
Sustainability (Bền vững): tổ chức từ thiện đó có mô hình hoạt động tốt đến đâu, chứng minh được nguồn lợi nhuận hiện tại và tương lai đáng tin cậy hay không, quản lý tiền bạc hiệu quả và phù hợp với kế hoạch quyên tặng của bạn ra sao. Một trong những lời khuyên của tác giả thước đo này là đo lường tính bền vững.
Excellence (Xuất sắc) trong quản lý và vận hành: ban điều hành và hội đồng quản trị tài giỏi đến đâu, tài liệu thị trường của tổ cức chuyên nghiệp và đủ thông tin tới đâu, bạn có thực hiện trách nhiệm cao nhất của mình.
Một khi xem xét một khoản quyên góp phi lợi nhuận dưới góc nhìn của RISE, bạn sẽ thấy rõ khoản từ thiện của mình có hiệu quả hay không.
Coi quyên tặng là đầu tư
Giáo sư Riccio nói rằng: "Tôi muốn các bạn coi việc quyên tặng như một khoản đầu tư với mục đích là thay đổi thế giới. Nếu như khi đầu tư vào một công ty, bạn kỳ vọng kết quả cuối cùng là lợi nhuận tài chính, thì khi đầu tư phi lợi nhuận thế này, điều bạn cần mong đợi là những thay đổi xã hội tích cực xảy ra."
Riccio còn nhắc nhở các nhà từ thiện không nên xem thường những tổ chức từ thiện trả lương cao cho nhà quản lý: "Chúng ta đã đặt ra những kỳ vọng phi thường cho các tổ chức phi lợi nhuận, vô hình chung mong muốn họ giúp đỡ những người dân khó khăn nhất với một mức giá rẻ mạt".
Từ thiện bền vững
Hãy làm một nhà từ thiện bền vững, cho đi thường xuyên, giúp đỡ nhiều lần đối tượng bạn muốn giúp. Giáo sư Riccio cho biết: "Làm một nhà từ thiện bền vững là giúp các tổ chức từ thiện có nguồn thu đáng tin cậy, mang lại cho họ niềm tin để có tầm nhìn dài hạn về hoạt động trong nhiều năm. Nhờ đó, các tổ chức từ thiện sẽ có thời gian chuẩn bị chủ động trước mỗi lần biến động tài chính."
Thùy An
Tỷ phú Warren Buffet nói: 'Điều quan trọng là bạn thấy vui vẻ, thoải mái khi từ thiện'.
Mỗi khi quyên góp từ thiện, chúng ta thường băn khoăn trước những câu hỏi: Liệu số tiền quyên góp của mình có tác dụng? Liệu tổ chức từ thiện này hoạt động hiệu quả? Liệu đây có phải cách tốt nhất để giúp đỡ người khác?
Richard Eisenberg, biên tập nội dung cấp cao của trang web Next Avenue cho biết: "Sau khi tham khảo từ những người giàu có như Warren Buffett, Patrick Dempsey, Cal Ripken Jr., Ben & Jerry và đặc biệt là giáo sư Rebecca Riccio, trường Đại học Northeastern, tôi đã cảm thấy tự tin hơn rất nhiều khi làm từ thiện".
Warren Buffet nghĩ gì về từ thiện?
Warren Buffett đã thuyết phục được 127 tỷ phú quyên tặng hơn một nửa tài sản tích cóp được. Nhưng trong một khóa học tổ chức bởi giáo sư Riccio, nhà tỷ phú đã để lại một lời khuyên: Khi bạn quyết định quyên góp tiền bạc hoặc thời gian vào đâu, "điều quan trọng là bạn cảm thấy vui vẻ, thoải mái".
Buffett công nhận rằng đánh giá lợi ích của những thứ phi lợi nhuận là một điều chẳng dễ dàng chút nào. "Kinh doanh thì không nói làm gì, vì thị trường chính là minh chứng rõ rệt cho thấy ta đang đi đúng hay sai đường. Nhưng hoạt động từ thiện thì lại khác, ta làm những thứ có vẻ "vô nghĩa" và không mang lại phản hồi nào từ phía thị trường".
Làm sao để biết từ thiện có hiệu quả?
Giáo sư Riccio đã đưa ra khung RISE để giúp các nhà từ thiện cho đi một cách khôn ngoan hơn. Để biết việc từ thiện của mình có thực sự hiệu quả, hãy đi tìm câu trả lời cho bốn tiêu chuẩn dưới đây.
Relevance (Chính xác): Tổ chức từ thiện hiểu rõ nhu cầu của nhóm người đang cần giúp đỡ tới đâu, họ biết giải pháp nào là hiệu quả để giải quyết vấn đề, họ kết nối với cộng đồng, cá nhân cần giúp đỡ sâu sắc tới mức nào, và việc họ làm có ý nghĩa với những nhà từ thiện như bạn hay không.
Impact (Tác động): tổ chức từ thiện ấy trình bày hiệu quả tốt đến đâu, duy trì trách nhiệm ở mức độ nào, việc bạn hỗ trợ tổ chức này bằng tiền bạc, thời gian sẽ làm thay đổi được điều gì?
Sustainability (Bền vững): tổ chức từ thiện đó có mô hình hoạt động tốt đến đâu, chứng minh được nguồn lợi nhuận hiện tại và tương lai đáng tin cậy hay không, quản lý tiền bạc hiệu quả và phù hợp với kế hoạch quyên tặng của bạn ra sao. Một trong những lời khuyên của tác giả thước đo này là đo lường tính bền vững.
Excellence (Xuất sắc) trong quản lý và vận hành: ban điều hành và hội đồng quản trị tài giỏi đến đâu, tài liệu thị trường của tổ cức chuyên nghiệp và đủ thông tin tới đâu, bạn có thực hiện trách nhiệm cao nhất của mình.
Một khi xem xét một khoản quyên góp phi lợi nhuận dưới góc nhìn của RISE, bạn sẽ thấy rõ khoản từ thiện của mình có hiệu quả hay không.
Coi quyên tặng là đầu tư
Giáo sư Riccio nói rằng: "Tôi muốn các bạn coi việc quyên tặng như một khoản đầu tư với mục đích là thay đổi thế giới. Nếu như khi đầu tư vào một công ty, bạn kỳ vọng kết quả cuối cùng là lợi nhuận tài chính, thì khi đầu tư phi lợi nhuận thế này, điều bạn cần mong đợi là những thay đổi xã hội tích cực xảy ra."
Riccio còn nhắc nhở các nhà từ thiện không nên xem thường những tổ chức từ thiện trả lương cao cho nhà quản lý: "Chúng ta đã đặt ra những kỳ vọng phi thường cho các tổ chức phi lợi nhuận, vô hình chung mong muốn họ giúp đỡ những người dân khó khăn nhất với một mức giá rẻ mạt".
Từ thiện bền vững
Hãy làm một nhà từ thiện bền vững, cho đi thường xuyên, giúp đỡ nhiều lần đối tượng bạn muốn giúp. Giáo sư Riccio cho biết: "Làm một nhà từ thiện bền vững là giúp các tổ chức từ thiện có nguồn thu đáng tin cậy, mang lại cho họ niềm tin để có tầm nhìn dài hạn về hoạt động trong nhiều năm. Nhờ đó, các tổ chức từ thiện sẽ có thời gian chuẩn bị chủ động trước mỗi lần biến động tài chính."
Thùy An
Theo Trí Thức Trẻ/Business Insider
http://cafebiz.vn/cau-chuyen-kinh-doanh/warren-buffet-nghi-gi-ve-tu-thien-201405221606450737ca57.chn
Geen opmerkingen:
Een reactie posten