maandag 12 januari 2015

Charlie Hebdo - tạp chí biếm họa nhiều lần gây bão

Thứ năm, 8/1/2015 | 15:51 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ năm, 8/1/2015 | 15:51 GMT+7

Charlie Hebdo - tạp chí biếm họa nhiều lần gây bão

Năm 2012, một biếm họa nhà tiên tri Mohammed khỏa thân xuất hiện trên Charlie Hebdo như một lời tuyên bố rằng tuần báo này không sợ những phần tử cực đoan. Một năm trước đó, trụ sở của tạp chí bị phá hủy trong một vụ đánh bom.
charlie4-7170-1420690839.jpg
Trụ sở của Charlie Hebdo bị phá hủy trong vụ tấn công năm 2011. Ảnh: AFP
Theo AP, Charlie Hebdo được thành lập từ những năm 1960 với phiên bản ban đầu mang tên Hari-Kari Hebdo. Mục tiêu của tờ biếm họa này là chính phủ, các tổ chức và những người nổi tiếng, và các tôn giáo.
Năm 1970, tạp chí bị cấm hoạt động sau khi xuất bản một hình họa đả kích những thông tin trên giới truyền thông về một vụ cháy gây chết người. Để tránh lệnh cấm, tạp chí được đổi tên Charlie Hebdo và tái bản trong vài tuần sau đó cho đến năm 1982 thì phải dừng hoạt động vì lý do tài chính.
Tên của tạp chí được đặt theo Charlie Brown, một nhân vật hoạt hình nổi tiếng thế giới. Từ Hebdo là cách viết tắt của từ tuần báo (hebdomadaire) trong tiếng Pháp.
Năm 1992, Charlie Hebdo tái sinh và tồn tại đến ngày nay. Dù nổi tiếng với những bức biếm họa về mọi tôn giáo, Charlie Hebdo khiến các phần tử Hồi giáo cực đoan chú ý và bực dọc trong nhiều năm gần đây.
Năm 2006, tờ tạp chí đăng lại một nhân vật hoạt hình nổi tiếng người Đan Mạch mô phỏng nhà tiên tri Hồi giáo Mohammed trong số đặc biệt, và bán được 400.000 bản.
Hai nhóm Hồi giáo ở Pháp đã đâm đơn kiện Charlie Hebdo ra tòa nhưng vụ kiện bị bác bỏ. Tòa án phán quyết hình ảnh trên được bảo vệ bởi luật tự do thể hiện và không hề tấn công đạo Hồi.
Sau khi thắng kiện, tạp chí thường xuyên đăng tải những bức tranh mang tính châm chích mạnh hơn. Năm 2011, khi nó gây rúng động các sạp báo với cái tên được tạm thời đổi thành "Charia Hebdo", một cách chơi chữ trên từ "sharia", luật Hồi giáo. Mohammed một lần nữa xuất hiện trên trang bìa với câu thoại "100 roi nếu các ngươi không chết vì cười". Ở bên trong, hình vẽ đấng tiên tri nổi bật với một cái mũi đỏ như chú hề.
Ngày hôm sau, trụ sở của Charlie Hebdo bị tấn công bằng bom xăng. Tòa báo bị phá hủy nhưng may mắn không ai bị thương. Sau vụ việc, tạp chí chuyển đến một địa điểm kín đáo hơn trong một tòa nhà văn phòng ở Paris và ban đầu cũng được cảnh sát chống bạo động bảo vệ.
Tháng 9/2012, khi các cuộc bạo loạn nổ ra ở Trung Đông nhằm phản đối một bộ phim chống Hồi giáo của Mỹ, Charlie Hebdo bị đánh giá là "đổ thêm dầu vào lửa" khi một lần nữa đăng tải nhiều hình biếm họa về Mohammed. Cảnh sát chống bạo động lại được triển khai bên ngoài văn phòng của tạp chí. 
"Các tờ báo khác đã phản ứng với làn sóng biểu tình bằng những câu chuyện trang nhất. Chúng tôi cũng đang làm điều tương tự, nhưng bằng tranh vẽ. Một bức tranh không bao giờ giết ai cả", Stephan Charbonnier, tổng biên tập và cũng là một họa sĩ của tạp chí, giải thích.
charlie1-2612-1420690839.jpg
Stephan Charbonnier, tổng biên tập của Charlie Hebdo, khoe số báo ra tháng 9/2012 với hình ảnh biếm họa đấng tiên tri Mohammed trên trang bìa. Ảnh: AP
Những năm qua, Charlie Hebdo tiếp tục vẽ biếm họa về Mohammed và chỉ trích Hồi giáo, bất chấp những lời kêu gọi ngừng hành động này. Bản thân Charbonnier nhiều lần bị dọa giết và phải sống dưới sự bảo vệ của cảnh sát. 
Tuy nhiên, sự bảo vệ đó đã không thể ngăn cản được vụ tấn công ngày hôm qua, khi ba tay súng tự xưng là thành viên al-Qaeda ở Yemen xông vào tòa báo. 12 người đã thiệt mạng, trong đó có Charbonnier và một vệ sĩ của ông. 11 người khác bị thương.
Một diễn đàn ủng hộ phiến quân Hồi giáo đã lên tiếng ca ngợi vụ tấn công. 
"Chúc mừng Pháp và người dân nước này vì đã gặt hái được những gì do chính tay họ gieo nên", diễn đàn này viết. "Những tên họa sĩ ác độc đó nghĩ rằng chúng ta vẫn im lặng trước những lời mỉa mai sứ giả của chúng ta, sự yên bình của đấng Allah và những lời nguyện cầu cho người?".
Chỉ ít giờ trước vụ khủng bố, tờ báo còn đăng tải trên Twitter một hình biếm họa mô phỏng thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) Abu Bakr al-Baghdadi với thông điệp: "Nhân tiện, chúc những điều tốt đẹp nhất".
Anh Ngọc
19
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên google+ Email cho bạn bè
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/charlie-hebdo-tap-chi-biem-hoa-nhieu-lan-gay-bao-3130892.html

Thứ năm, 8/1/2015 | 17:03 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ năm, 8/1/2015 | 17:03 GMT+7

Chân dung các nhà báo Pháp bị sát hại

Trong 12 người thiệt mạng trong vụ xả súng vào tòa báo của tạp chí Pháp Charlie Hebdo hôm qua, có giám đốc biên tập và 4 họa sĩ.
Stephane-Charbonnier.jpg
Stephane Charbonnier, tổng biên tập tạp chí Charlie Hebdo. Ảnh: CNN
Stephane 'Charb' Charbonnier
Charbonnier, giống như tạp chí của mình, không xa lạ với những cuộc bút chiến đả kích nhiều đối tượng, kể cả Công giáo. Theo Sky News, Charbonnier, 47 tuổi, trở thành tổng biên tập của Charlie Hebdo năm 2009.
Bìa tranh mới nhất của tạp chí Charlie Hebdo đăng bức tranh biếm họa gây tranh cãi vẽ tác giả người Pháp Michel Houellebecq, người từng viết một cuốn tiểu thuyết về người Hồi giáo ở Pháp. Đây là đất nước có dân số theo đạo Hồi nhiều nhất Tây Âu, ước tính khoảng 4,7 triệu tín đồ.
Tháng 11/2011, văn phòng tạp chí Charlie Hebdo bắt lửa ngay ngày xuất bản trang bìa chế giễu luật Hồi giáo. "Đó là một mớ hỗn độn khó tả", Charbonnier nói với CNN lúc đó. "Mọi thứ đều tan chảy: bàn phím, máy tính. Mọi thứ cháy rụi. Tất cả đồ đạc của chúng tôi chỉ còn là tro bụi".
Một năm sau, trong cuộc phỏng vấn với báo Le Monde, Charbonnier không bộc lộ dấu hiệu nào cho thấy ông có kế hoạch thay đổi Charlie Hebdo. "Nói ra có vẻ khoa trương", ông nói, "nhưng tôi thà chết vinh còn hơn sống nhục".
"Chúng tôi làm tranh đả kích, đã 20 năm nay chúng tôi vẫn đang làm việc chọc giận này. Người ta chỉ chú ý khi chúng tôi bàn về đạo Hồi hay một phần của Hồi giáo, phần chuyên gây sự mà chỉ là thiểu số", Charbonnier nói với BFMTV năm 2012.
Tháng 9/2012, khi Pháp đóng cửa một loạt đại sứ quán ở 20 quốc gia trong bối cảnh dấy lên cuộc tranh cãi toàn cầu về bộ phim bài Hồi giáo "Sự ngây thơ của người Hồi giáo", tạp chí đã xuất bản một ấn phẩm trong đó nhà tiên tri Mohammed ngồi trên một chiếc xe lăn đang được một người Do Thái đẩy đi.
Tạp chí Inspire của tổ chức al-Qaeda ấn bản tháng 3/2013 có một bức họa tựa đề "Kẻ bị truy nã: Sống hoặc Chết", trong đó có ảnh Charbonnier.
Cái chết của ông và các cộng sự đang thúc đẩy một làn sóng thể hiện tình đoàn kết ở Pháp và khắp thế giới. Trên các phương tiện truyền thông xã hội, xuất hiện một xu hướng mới, người ta đăng những bức tranh cuối của tạp chí lên mạng và viết "Je suis Charlie", nghĩa là "Tôi là Charlie".
Georges Wolinski
150107121731-03-paris-victim-0-9430-8999
Georges Wolinski, họa sĩ tranh biếm họa của tạp chí Charlie Hebdo. Ảnh: CNN.
Wolinski, 80 tuổi, bắt đầu sự nghiệp vẽ tranh biếm họa chính trị năm 1950. Họa sĩ vẽ tranh biếm họa người Mexico Felipe Galindo là bạn của Wolinski, từng được ông trao thưởng.
"Ông ấy là một nghệ sĩ trào phúng vĩ đại", Galindo nói. "Ông ấy chẳng kiêng kị điều gì, sục sạo mọi thứ. Nhưng đó là một trang quân tử, một người tử tế".
Galindo nói rằng Wolinski - người từng làm ở ban biên tập tạp chí Charlie Hebdo, và những nhà thơ trào phúng khác theo đuổi "truyền thống trào phúng chính trị của Pháp về vua chúa, Napeleon và mọi thứ. Họ theo đuổi truyền thống đó đến cùng".
Wolinski và những người khác quan tâm đến nguy cơ công dân Pháp bị trả đũa hơn bản thân mình, Galindo nói.
"Họ rất tự hào về di sản của mình, của đất nước, của tự do ngôn luận", ông nói. "Họ là vật tế thần. Nhưng ngòi bút mạnh hơn gươm súng. Ý chí của họ thực thi quan điểm về bảo toàn tự do ngôn luận của chúng ta".
papagonebutwolinski.jpg
Trên tài khoản Instragram lấy tên Wolinskikiki, con gái họa sĩ, đăng bức hình phòng làm việc của bố cùng dòng chú thích "Bố mất rồi, nhưng Wolinski bất tử". Ảnh: CNN
'Tignous' Verlhac Bernard
Verlhac, 58 tuổi, là nhân viên tạp chí Charlie Hebdo. Họa sĩ vẽ tranh biếm họa Ecuador Xavier Bonilla, 50 tuổi, nói rằng ông quen Verlhac qua Hội thảo quốc tế Tranh biếm họa vì Hòa bình.
"Tignous là người có tính hài hước tuyệt vời, và là người ngay thẳng", Bonilla nói. "Anh ấy có niềm tin mạnh mẽ vào tự do báo chí, điều đó thể hiện rõ ràng qua tranh anh vẽ. Anh là người hoàn toàn tự do, theo nghĩa trọn vẹn, tự do sáng tạo nghệ thuật và xuất bản tranh mà không hề e sợ".
Bonilla nhớ lại một buổi chiêu đãi tham dự cùng Verlhac ở Đại sứ quán Pháp ở Bogota, Colombia.
"Anh ấy yêu cầu 10 phụ nữ ngồi làm mẫu trên ghế sofa", Bonilla nói. "Tignous bắt tay vào vẽ tất cả bọn họ. Xong xuôi, anh đưa họ xem và mấy cô đó không lấy làm vừa ý vì đó là tranh hoạt họa, vẽ họ không xinh đẹp. Lúc đó anh chỉ bảo: 'Tôi vẽ các cô đúng như vẻ bề ngoài và đúng như cách tôi nhìn nhận các cô'. Sau đó anh cười phá lên. Đó chính là chất hài hước thâm thúy luôn hiện hữu trong biếm họa của anh. Anh ấy vẽ rất giỏi. Đó là một nghệ sĩ vĩ đại".
150107121733-04-paris-victim-0-5623-3267
Verlhac Bernard, họa sĩ thiệt mạng trong vụ tấn công vào tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo tại Pháp. Ảnh: CNN.
Jean 'Cabu' Cabut
Cabut, 76 tuổi, vẽ mảng truyện tranh và biếm họa cho tạp chí Charlie Hebdo, có tác phẩm đầu tay xuất bản trên báo Paris năm 1954. Ông học vẽ tại École Estienne.
Năm 2006, ông vẽ một bộ biếm họa gây tranh cãi, mô tả nhà tiên tri Mohammed đăng trên trang bìa của tạp chí Charlie Hebdo.
150107121730-02-paris-victim-0-6179-7052
Jean 'Cabu' Cabut, họa sĩ của tạp chí Charlie Hebdo. Ảnh: CNN
Philippe Honore
Honore đăng bức biếm họa cuối cùng trên tài khoản Twitter của tạp chí Charlie Hebdo sáng hôm qua. Bức tranh vẽ lãnh tụ nhà nước Hồi giáo Abu Bakr al Baghdadi đang chúc mừng năm mới 2015.
Trong bức tranh, thủ lĩnh nhóm Hồi giáo cực đoan được vẽ kèm lời phát biểu 'Chúc sức khỏe'.
150107200816-honore-super-169-9360-14206
Philippe Honore, họa sĩ thiệt mạng trong vụ xả súng hôm qua tại tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo. Ảnh: CNN
Hồng Hạnh (Theo CNN)

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/chan-dung-cac-nha-bao-phap-bi-sat-hai-3130797.html

Thứ năm, 8/1/2015 | 09:06 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ năm, 8/1/2015 | 09:06 GMT+7

Họa sĩ Pháp bị ép mở cửa toà soạn cho tay súng

Những kẻ tấn công chĩa súng vào một nữ họa sĩ của tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo và con gái, dọa giết hai mẹ con nếu họ không mở cửa cho chúng.
corinne-rey-5-2836-1420682078.jpg
Corinne Rey buộc phải mở cửa cho những kẻ tấn công tòa soạn báo Charlie Hebdo để "cứu lấy mạng sống của mình và con gái". Ảnh: NewYorkDailyNews
Theo Mirror, Corinne Rey, 32 tuổi, nữ họa sĩ truyện tranh làm việc cho tạp chí trào phúng Charlie Hebdo với bút danh Cora, hôm qua trở về văn phòng cùng con gái đúng lúc những kẻ lạ mặt trang bị súng máy đứng trước tòa soạn nơi cô làm việc và yêu cầu cô đưa chúng vào bên trong.
"Tôi phải đi đón con gái tại nhà trẻ. Khi tôi trở lại, hai người đàn ông bịt mặt cầm súng đứng trước cửa tòa soạn và đe dọa chúng tôi", tờ L'Humanite của Pháp dẫn lời Rey nói.
Những kẻ tấn công chĩa súng về phía Rey và con gái, yêu cầu cô phải nhập mã khóa để mở cửa vào tòa nhà. "Chúng muốn vào trong và đi lên lầu. Tôi buộc phải nhập mã cửa", cô nói. "Tôi làm vậy để cứu lấy mạng sống của mình và con".
Rey sau đó chui xuống gầm bàn để trốn và bảo vệ đứa con gái đang vô cùng sợ hãi. "Chúng bắn vào Wolinski, Cabu". Đây đều là những đồng nghiệp của Rey. "Mọi việc chỉ diễn ra trong khoảng 5 phút. Tôi cứ ngồi im dưới gầm bàn thôi. Chúng nói tiếng Pháp khá trôi chảy và tự xưng là thành viên của al-Qaeda".
Một họa sĩ khác của Charlie Hebdo là Renald Luzier cũng thoát khỏi vụ thảm sát vì ông này ngủ quên. Vợ của Luzier tức tốc chạy đến hiện trường khi xem tin tức về vụ tấn công trên truyền hình. Bà òa khóc khi biết chồng vẫn an toàn.
"Tôi và chồng thức dậy muộn hơn thường ngày nửa tiếng vì thế ông ấy tới cơ quan sau khi vụ việc xảy ra. Tôi biết ông ấy vẫn ổn nhưng chuyện này vẫn làm tôi quá khiếp sợ"", bà nói.
Ba kẻ đội mũ trùm kín mặt mang theo súng tối qua xông vào trụ sở tờ tạp chí trào phúng Charlie Hebdo của Pháp và bắn chết 12 người, trong số đó có tổng biên tập tạp chí cùng ba họa sĩ khác. Giới chức Pháp đã mở chiến dịch truy lùng, tiêu diệt một và bắt hai nghi phạm.
Vũ Hoàng

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/hoa-si-phap-bi-ep-mo-cua-toa-soan-cho-tay-sung-3130805.html

Chủ nhật, 11/1/2015 | 11:11 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Chủ nhật, 11/1/2015 | 11:11 GMT+7

Bạn gái của tổng biên tập báo Pháp biết ông sẽ bị giết

Jeannette Bougrab, bạn gái của tổng biên tập tạp chí biếm họa Charlie Hebdo Stéphane Charbonnier, từng nhiều lần cầu xin bạn trai rời khỏi Pháp, bởi bà biết mối nguy hiểm luôn đợi sẵn ông.
7-2737-1420921795.jpg
Bà Bougrab, bạn gái tổng biên tập Stéphane Charbonnier, bật khóc phía ngoài tòa soạn tạp chí Charlies Hebdo sau khi vụ xả súng xảy ra. Luật sư 41 tuổi cho biết bà yêu ông Charbonnier bởi ông là người dũng cảm. Ảnh: KCS Presse/ Splash News.
Tổng biên tập Stéphane Charbonnier là một trong 12 nạn nhân thiệt mạng sau vụ tấn công khủng bố tại trụ sở tạp chí ở Paris hôm 7/1. Sau cái chết của bạn trai, bà Bourgrab trả lời phỏng vấn trên truyền hình về mối quan hệ với ông Stéphane Charbonnier, người mà bà xem như "một chiến binh".
"Anh ấy là người không quan tâm tới bất cứ thứ gì khác ngoài công việc, là người chưa từng có kỳ nghỉ. Tôi hy vọng Charlie (tạp chí Charlie Hebdo) sẽ không biến mất bởi vì nếu điều đó xảy ra, chúng ta sẽ giết Stéphane lần thứ hai", News Yahoo dẫn lời bà Bourgrab nói.
Trong nhiều cuộc phỏng vấn đầy xúc động với báo chí, bà Bougrab chia sẻ "luôn chuẩn bị tinh thần rằng Charb, bút danh của ông Charbonnier, sẽ chết, giống như Theo Van Gogh (họa sĩ người Hà Lan bị giết năm 2004)". "Tôi từng cầu xin Charb rời khỏi nước Pháp, nhưng anh ấy không đồng ý. Bạn trai tôi đã chết vì anh ấy vẽ cho một tờ báo", bà Bougrab cho hay.
Bà Bougrab sống cùng ông Charb và cô con gái nuôi tên May suốt ba năm qua. "Charb không bao giờ có con vì anh biết mình sẽ chết. Anh ấy không sống chung với nỗi sợ hãi", bạn gái tổng biên tập của Charlie Hebdo cho hay.
Bà Bougrab là một luật sư và cựu bộ trưởng Đời sống Thanh niên và Cộng đồng Pháp. Bà từng là thành viên của Hội đồng quốc gia Pháp dưới thời chính quyền cựu tổng thống Nicolas Sarkozy, và là con gái của những người nhập cư Algeria.
Chia sẻ với kênh tin tức BMFTV của Pháp, bà kể lại thời điểm lúc biết tin bạn trai bị giết: "Tôi đang họp và biết thông tin có một vụ xả súng. Sau đó, tôi gửi một, rồi hai, ba, tin nhắn cho Charb. Cuối cùng tôi gọi cho anh ấy, nhưng Charb không trả lời. Charb chẳng bao giờ hành động như vậy cả".
8-6842-1420921795.jpg
Tổng biên tập Stéphane Charbonnier bị giết trong vụ tấn công khủng bố tòa soạn hôm 7/1. Ảnh: News Yahoo.
Lúc có mặt tại hiện trường, bà Bougrab trông thấy rất nhiều hàng rào cảnh sát. "Chúng tôi không được vào trong, và sau đó tôi biết Charb đã chết", luật sư 41 tuổi kể. "Charb chết trong tư thế đang đứng".
Bà Bougrab ngưỡng mộ bạn trai bởi bà yêu Charb, yêu vì lòng dũng cảm. Trong lần phỏng vấn năm 2012 sau khi tòa soạn bị đe dọa và tấn công nhiều lần, tổng biên tập Charbonnier từng nói: "Tôi không sợ sự trả thù. Tôi không có con cái, không có vợ, chẳng có ôtô lẫn thẻ tín dụng. Điều này nghe có vẻ hơi khoa trương nhưng tôi thà chết đứng còn hơn sống quỳ".
Trên kênh TF1 của Pháp, cựu bộ trưởng Bougrab đau xót nói: "Tôi ở đây, không phải với tư cách cựu bộ trưởng chính phủ, mà với tư cách một phụ nữ mất đi người đàn ông yêu thương của mình, người bị những kẻ dã man giết hại".
Khi được hỏi liệu có cảm thấy thoải mái khi thế giới chọn khẩu hiệu 'Je Suis Charlie' (Tôi là Charlie) làm biểu tượng cho sự chiến thắng, niềm hy vọng hay không, bà Bougrab đáp: "Hoàn toàn không bởi Charb đã chết. Đó hoàn toàn không phải chiến thắng mà là thất bại. Đó là thảm kịch cho đất nước chúng ta. Tôi không vui vẻ gì với ý tưởng mọi người xuống đường biểu tình".
Bà Bougrab là một trong số nhiều người đang cố gắng đối diện với nỗi mất mát đột ngột. Vợ họa sĩ Georges Wolinski, làm việc tại tạp chí Charlie Hebdo, miêu tả nỗi bàng hoàng khi biết tin chồng mình chết qua báo chí.
"Chẳng ai chính thức thông báo cho tôi cả khiến tôi bị sốc. Nói về chồng sau vụ xả súng kinh hoàng quả không dễ. Tôi nghĩ Wolinski chết cùng đồng đội, những người anh em của ông ấy, vì những gì chồng tôi luôn chiến đấu", RTL dẫn lời bà Maryse Wolinski kể.
Ba ngày sau khi nước Pháp xảy ra những vụ xả súng và bắt cóc con tin đẫm máu, Tổng thống Pháp Francois Hollande kêu gọi đoàn kết dân tộc.
"Không gì có thể chia cách chúng ta, không gì sẽ tách rời chúng ta. Sự tự do sẽ luôn mạnh mẽ hơn hành động dã man", người đứng đầu nước Pháp tuyên bố.
Hai anh em nghi phạm người Pháp Said và Cherif Kouachi được cho là đứng đằng sau vụ xả súng đẫm máu hôm 7/1 tại trụ sở tạp chí Charlie Hebdo, vụ tấn công khủng bố tồi tệ nhất ở Pháp trong vòng ít nhất 40 năm qua. Hành động này của các tay súng cực đoan được tin là sự trả thù vì tạp chí đã cho xuất bản liên tiếp nhiều hình biếm họa về nhà tiên tri Mohammed.
Said và Cherif Kouachi bị Pháp và cơ quan chống khủng bố Mỹ theo dõi suốt nhiều năm. Cả hai cũng có tên trong danh sách tuyệt mật của Mỹ. Chúng bị tiêu diệt trong cuộc đấu súng đẫm máu với đặc nhiệm Pháp khi cố thủ trong một xưởng in.
a2-6978-1420921795.jpg
Hiện trường tòa soạn tạp chí Charlie Hebdo sau vụ xả súng hôm 7/1. Ảnh: Ents Imagaes.
Bình Minh

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/cuoc-song-do-day/ban-gai-cua-tong-bien-tap-bao-phap-biet-ong-se-bi-giet-3132148.html

Thứ hai, 12/1/2015 | 10:39 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ hai, 12/1/2015 | 10:39 GMT+7

Vợ kẻ tấn công báo Pháp 'sững sờ' trước hành động của chồng

Izzana Hamyd, vợ Cherif Kouachi, một trong hai tay súng tấn công tạp chí Charlie Hebdo ở Paris, gửi lời chia buồn tới các nạn nhân sau hành động tấn công khủng bố của chồng.
1.jpg
Người dân tập trung tuần hành đoàn kết ở Paris để phản đối những cuộc tấn công khủng bố xảy ra tuần trước. Ảnh: Sky News.
Theo AFP, vợ Cherif bị các điều tra viên bắt giữ trong vòng 72 giờ sau vụ xả súng hôm 7/1. Cô "bày tỏ sự căm phẫn, đồng thời lên án hành động bạo lực xảy ra ở tòa soạn tạp chí".
Theo Christian Saint-Palais, luật sư của Izzana, vợ Cherif "có cùng phản ứng với người dân nước Pháp". Khi vụ tấn công xảy ra, Izzana hết sức "sững sờ". Hiện Izzana đã được thả, Sky News đưa tin.
Phát biểu trước cuộc tuần hành đoàn kết có sự tham dự của hàng triệu người hôm qua ở Paris, luật sư Saint-Palais khẳng định thân chủ mình chưa từng biết về kế hoạch thảm sát tại tòa soạn tạp chí biếm họa Pháp của chồng và anh chồng. Sau khi sát hại 12 người, gồm 2 cảnh sát, anh em nhà Kouachi chạy trốn suốt 48 giờ trước khi cố thủ trong một xưởng in ở phía đông bắc Paris. Cả hai bị tiêu diệt sau đó.
Trong một diễn biến có liên quan, mẹ và các chị em gái của Amedy Coulibaly, tay súng sát hại bốn con tin ở tiệm tạp hóa Do Thái ở phía đông Paris, cũng có bài phát biểu sau khi vụ việc kết thúc.
Gia đình Amedy Coulibaly cho biết: "Chúng tôi hoàn toàn không chia sẻ những quan điểm cực đoan này. Chúng tôi hy vọng sẽ không có bất kỳ sự nhầm lẫn nào giữa những hành động ghê tởm ấy với tín ngưỡng Hồi giáo".
2_1421030595.jpg
Nhiều nhà lãnh đạo thế giới có mặt trong buổi tuần hành hôm qua tại Paris. Ảnh: Sky News.
Hiện tại, việc tìm kiếm Hayat Boumeddiene, bạn gái "có vũ khí và nguy hiểm" của Coulibaly, vẫn tiếp tục. Mật vụ Pháp tin rằng Boumeddiene đã tới Syria qua Thổ Nhĩ Kỳ.
Một video xuất hiện trên mạng cho thấy Coulibaly cam kết trung thành với Nhà nước Hồi giáo (IS) và miêu tả những vụ tấn công khủng bố là "hoàn toàn chính đáng và đáng được ca ngợi".
Phát biểu tại tòa nhà Do Thái giáo Grand Synagogue ở Paris hôm qua, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho biết "kẻ thù chung của chúng ta là đạo Hồi cực đoan, chứ không phải đạo Hồi bình thường".
Theo ông Netanyahu, 4 nạn nhân thiệt mạng tại tiệm tạp hóa Do Thái Hyper Cacher sẽ được chôn cất tại Jerusalem, thuận theo "yêu cầu của gia đình nạn nhân".
Bình Minh

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/cuoc-song-do-day/vo-ke-tan-cong-bao-phap-sung-so-truoc-hanh-dong-cua-chong-3132445.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten